Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh

Tác giả:

admin

Thể loại:

Kinh Tạng

Trạng thái:

Đang cập nhật

Lượt xem:

3383

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh

Đánh giá: 1/10 từ 3 lượt

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh 


                                            SA MÔN: THÍCH ĐẠO THỊNH


                                                              HỘI TẬP

CHÙA TẢN VIÊN


PL: 2556 – DL: 2012                 


LỜI CẨN BẠCH


Chúng ta sinh ra được thân người là khó, gặp được Phật pháp lại càng khó hơn. Nay chúng ta đều hội đủ các duyên lành ấy, lại được gặp pháp môn Tịnh Độ “siêu phàm vượt thánh, phổ bị các căn”, âu cũng là hoa báo của túc duyên đời trước vậy. 


Pháp môn Niệm Phật cầu sinh Tịnh Độ này chẳng luận kẻ ngu người trí, chỉ cần đầy đủ ba món tư lương “Tín, Nguyện, Hạnh” là được vãng sinh. Xong nền giáo nghĩa thâm sâu của Tịnh độ lại được dựa trên ba bộ kinh Phật căn bản đó là: “Phật Thuyết A Di Đà Kinh, Vô Lượng Thọ Kinh và Quán Vô Lượng Thọ Kinh”. Ngoài ra còn có rất nhiều Kinh - Luận hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp cũng đồng trợ tuyên, xưng tán cho một pháp môn Tịnh Độ viên đốn. Hành giả Tịnh độ Việt Nam trải qua hàng nghìn năm nay phần lớn thường hay dựa vào bộ Kinh A Di Đà để lập ra thời khóa công phu mà hành trì lễ niệm, ngõ hầu làm kim chỉ nam đưa đường dẫn lối để đi về Cực Lạc. Thế nhưng những năm gần đây, Tăng Ni Phật tử lại rất thích lấy Kinh Vô Lượng Thọ để làm nền tảng nghiên cứu, đọc tụng và thụ trì trong các thời công phu của mình. 


Vả lại Trong Kinh Đức Phật có dạy rằng: “Rốt sau thời mạt pháp, khi tam tạng Thánh điển diệt hết, đức Thế Tôn vì lòng đại từ đại bi riêng lưu lại Kinh này thêm 100 năm nữa để phổ độ chúng sinh”.


Hiện nay các bản dịch của Kinh Vô Lượng Thọ tại Việt Nam đã có khoảng trên năm dịch giả. Các bản dịch đó phần lớn đều do chư tôn đức trưởng lão và quý cư sĩ ở khu vực phía Nam soạn dịch. Chính vì vậy mà một số danh từ và thuật ngữ đều được chuyển dịch theo văn phong và thuật ngữ của Phật giáo đàng trong. 


Để phần nào khắc phục những tồn tại đó, kẻ mạt tăng này xin được mạo muội duyệt lãm các bản dịch kia để Hội Tập thành quyển “Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh” này để cúng dàng Tam Bảo và trợ giúp các hành giả có thêm phần khả dụng.


Bộ Kinh này được mạt tăng chia thành ba quyển, mỗi quyển khoảng trên dưới 50 trang, rất phù hợp cho một thời khóa công phu. Các bản dịch trước đây, phần lớn được chia thành hai quyển, vì vậy mà thời khóa đọc tụng kéo dài, khiến cho nhiều người ngồi lâu thân mỏi, mắt lòa dễ sinh tâm bê trễ, trạo cử, hôn trầm. Cũng có bản dịch được chia thành bốn mươi tám phẩm rất ngắn, rất cô đọng. Thế nhưng nếu đem đối chiếu với “Cựu bản” lại bị lược bớt đi khá nhiều, đặc biệt là 48 phần đại nguyện của Đức Phật. 


Kẻ mạt tăng này không dám lạm bàn vào chuyện đúng, sai, hay, dở... chỉ thương quý Phật tử còn nhiều duyên do. Người muốn đọc tụng đầy đủ nhưng lại bị trở ngại bởi thân thể yếu hèn; người thì vắn tắt quá nên bảo chỉ cần đọc tụng 48 phần đại nguyện là đủ... 


Theo thiển nghĩ của kẻ mạt tăng, đọc tụng kinh điển của Phật mà chỉ chọn lấy khúc giữa thì rất dễ bị hiểu lầm hoặc rất dễ có cái nhìn thiên lệch. Ôi người học Phật mà như vậy thì đâu có khác gì những kẻ mù sờ cẳng đoán voi? Chỉ mong các bậc hành giả hãy nên cẩn trọng. 


Biết đâu bộ kinh này phần nào đáp ứng được lòng mong mỏi của các hành giả. Bởi nếu chia ra thời khóa, nó không quá dài cũng không quá ngắn. Đối với bậc đại căn đại trí tinh tiến tu hành, tụng một thời là hết trọn cả bộ; còn với bậc hạ trung căn sức yếu, thân già tụng một quyển rồi phát tâm niệm Phật, niệm Phật rồi lại phát nguyện vãng sinh, một lòng tin sâu nguyện thiết, chuyên chí tu hành suốt phần đời còn lại; cứ từ từ tùy theo sức lực của mình mà trì tụng. Làm được như vậy thì lo gì chẳng được dự phần vãng sinh?


 Trên đây là vài lời tác bạch thô thiển của kẻ mạt tăng. Trong phần “Hội Tập” bộ kinh này, chắc chắn không thể tránh khỏi những khuyết điểm còn thiếu xót. Rất mong các bậc cao minh, các bậc thức giả hoan hỷ chỉ giáo cho, nếu đủ cơ duyên lần tái bản sau sẽ được viên mãn hơn./. 


Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát tác đại chứng minh.


Quý hạ ngày 6 năm Nhâm Thìn


Viết tại Tịnh Thất Liên Hoa năm 2012.


Sa môn: Thích Đạo Thịnh


Kinh Sách dài tập

Hồi hướng

Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,

Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,

may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,

the Land of Ultimate Bliss.

Ủng hộ/support us – bằng Paypal

Hoà Thượng Tịnh Không Ân Sư

Tất cả Danh mục

Thư Viện Download











Thư Viện Download

Thư Viện DownloadThư Viện Download
Thư Viện Tipitaka
Flag Counter

Menu