• Danh sách
  • Thể loại
    • 5 Periods of Buddha’s teachings - Ngũ Thời Giáo
    • A Basic Buddhism Guide
    • Accounts of Request and Response
    • Activities
    • Agama - Thời Kỳ A Hàm
    • Ấn Quang Đại Sư
    • Avatamsaka Period - Thời Kỳ Hoa Nghiêm
    • Basic Teachings
    • Bộ A Hàm
    • Buddhist Education in China
    • Buddhist Scriptures
    • Buddhist Scriptures
    • Buddhist Studies
    • Buddhist Sutras
    • Cao Tăng Quảng Khâm
    • Changing Destiny
    • Chinaese
    • Chú Giải Kinh Vô Lượng Thọ
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 2
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 3
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 4
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 5
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 6
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 7
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 8
    • Chư Tổ - Cao Tăng
    • Chưa phân loại
    • Collected Talks
    • Contact
    • Cư Sĩ Lưu Tố Vân
    • Cultivation
    • Cultivation Hall
    • Cultivation Hall Rules
    • Curriculum
    • Daily Living
    • Dharma
    • Đại Đức Thích Đạo Thịnh
    • Đại sư Hành Sách
    • Đại sư Liên Trì
    • Đại sư Ngẫu Ích
    • Đại Tạng Kinh
    • Đệ Tử Quy
    • Đệ Tử Quy
    • Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện Kinh Giảng Ký
    • Đọc sách ngàn lần
    • EBook .Doc - .PDF
    • Essence of the Infinite Life Sutra
    • Eyewitness Accounts
    • Founder
    • Giảng Giải Kinh Sách
    • Giảng Kinh
    • Giảng Kinh Địa Tạng
    • Giảng Kinh Địa Tạng lần 1
    • Giảng Ý Nghĩa Pháp Hội Quán Âm TTHN
    • Glossary
    • Guidelines for Being a Good Person
    • Hán văn - 古文 - Cổ Văn
    • History and Culture
    • Hòa Thượng Diệu Liên
    • Hòa Thượng Thích Trí Tịnh
    • Hòa Thượng Tịnh Không
    • Hòa Thượng Tịnh Không Khai thị
    • Học Chữ Hán Việt
    • Học Tập Văn Hóa Truyền Thống
    • Indonesian Translation
    • Khoa Học
    • Kinh điển Bắc truyền
    • Kinh điển Hán tạng đã Việt dịch
    • Kinh điển Nam truyền
    • Kinh Tạng
    • Kinh Vô Lượng Thọ 1994
    • Kinh Vô Lượng Thọ lần 10
    • Kinh Vô Lượng Thọ lần 11
    • Lão pháp sư Thích Tịnh Không
    • Lão pháp sư Thích Tịnh Không
    • Learning
    • Lotus Nirvana - Thời Kỳ Pháp Hoa và Niết Bàn
    • Luận Tạng
    • Luật Tạng
    • Main
    • Main Thoughts
    • Mission
    • More...
    • Mr. Li Bingnan
    • Ms. Han Yin
    • Nghi Thức Tụng Niệm
    • Nhạc Niệm Phật
    • Nhạc Phật Giáo
    • Nhân Quả Báo Ứng
    • Online Study Guide
    • Phần mềm ứng dụng Phật Pháp
    • Pháp ngữ
    • Pháp Sư Ngộ Thông
    • Phật giáo nước ngoài
    • Phật Học Vấn Đáp
    • Phiên âm Hán Việt - 古Cổ 文Văn
    • Phim Phật Giáo
    • Phim Tài Liệu
    • PLLCA Library
    • Prajnã Period - Thời Kỳ Bát Nhã
    • Primary & Secondary
    • Professor Fang Dongmei
    • Pure Land Buddhism
    • Pure Land Organizations
    • Quốc tế
    • Resources
    • Retreat Application
    • Retreats
    • Sách
    • Sách nói Audio
    • Sách Văn Học PG
    • Six Harmonies
    • Six Paramitas
    • Stories
    • Sử Phật Giáo
    • Sutra Excerpts
    • Sutra Stories
    • Sutras Books
    • Symbolism
    • Tam tạng Kinh điển Sanskrit - PALI
    • Teachers
    • Teachings
    • Ten Attainments
    • Ten Great Vows
    • Ten Virtuous Karmas Sutra
    • Ten-recitation Method
    • Thái Thượng Cảm Ứng Thiên
    • The Buddhist World
    • The Supreme Buddha
    • Theo dấu chân Phật - Hành Hương Đất Phật
    • Thiên Hạ Phụ Tử
    • Three Conditions
    • Threefold Learning
    • Timelines
    • Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
    • Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014
    • Tịnh Tông Học Viện
    • Tổ Tịnh Độ Tông
    • Training in the Traditional Way
    • Training Procedure
    • Trần Đại Huệ
    • Trích Đoạn Khai Thị
    • Trích Yếu
    • Tripitaka - 大藏經
    • Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm
    • Truyện Phật giáo
    • Truyện thiếu nhi song ngữ
    • Truyện Tranh Phật Giáo
    • Tụng Kinh
    • Tuyên Hóa Thượng Nhân giảng thuật
    • Vaipulya Period - Thời Kỳ Phương Đẳng
    • Vấn Đáp Phật Pháp
    • Văn Học
    • Venerable Master Chin Kung: Books
    • Video
    • Video Pháp Âm
    • Visiting
    • Zhangjia Living Buddha
    • 中國 - Zhōngguó - Chinese
    • 人物故事 - Renwu - Câu Chuyện Nhân Vật
    • 佛教故事 - fojiaogushi
    • 佛经故事 - Fojing - Câu chuyện Phật
    • 古Cổ 文VănViệt
    • 哲理故事 - Zheli - Câu chuyện triết học
    • 漫畫 - Comics - Truyện tranh
    • 生活故事 - Shenghuo - Câu chuyện cuộc sống
  1. Trang chủ
  2. Kinh sách
  3. Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh

  4. Quyển Hạ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh

Quyển Hạ

Chương trước
Chương tiếp

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH

BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH.

 

QUYỂN HẠ

 

      Lúc bấy giờ đức Phật, liền bảo với Bồ Tát Di Lặc và đại chúng Trời Người rằng: Cõi nước đức Phật kia, hàng Thanh Văn, Bồ Tát, số nhiều thật vô biên, không thể đếm xiết được. Lại cõi nước Phật kia, rất an vui nhiệm màu, nên Ta khuyên chúng sinh, chăm tu các việc thiện, nhớ nghĩ đạo tự nhiên, nương vào nơi pháp không, mà siêng năng tinh tiến, tự mình khởi lòng tin, phát tâm trì hiệu Phật, nguyện được sinh cõi kia, dứt bỏ năm đường ác, tiến tới cảnh Niết Bàn. Con đường đến cõi kia, rộng đẹp và dễ đi, vậy mà lại thưa người, không có mấy người đi. Các ông nay nên biết, cõi đó rất an vui, chuyên tu dễ thành tựu, sao chẳng bỏ việc đời, siêng năng cầu đạo đức, về đó được sống lâu, thọ lạc không cùng tận, như Đức Phật Di Đà. Người đời quen thói bạc, tranh nhau việc chẳng cần, ở trong cõi khổ cực, độc ác dữ dội này, chỉ thích làm kinh doanh, cầu vật chất cho mình. Chẳng luận sang hay hèn, giàu có hay đói nghèo, gái trai hay lớn nhỏ, đều vì mong tiền của, tiếng khen và địa vị, tất cả những suy nghĩ, lo toan và sầu não, tâm bị ma sai khiến, chẳng một lúc nào yên, khổ đau trong sinh tử. Kẻ có ruộng lo ruộng, kẻ có nhà lo nhà, trâu, bò, ngựa, lục súc, và tôi tớ tiền tài, đồ vật cùng cơm áo, tất cả đều phải lo. Lại lo giữ hơi thở, tâm phải luôn truy cầu, đến khi họa vô thường, hoặc bị nước cuốn trôi, hoặc bị lửa đốt cháy, giặc cướp tước đoạt đi, hoặc oan gia trái chủ, làm tiêu tan mất hết. Tâm ác nghĩ lăng xăng, không có phút nào dừng, kết oán giận trong lòng, chẳng lìa được sự khổ.

Tâm ý bị buộc ràng, không một chút buông xả, đến khi nghiệp lực tới, thân tâm đều đau sợ, phải buông bỏ mà đi, chẳng đem theo được gì, chỉ có nghiệp theo mình. Kẻ giàu sang hào phú, người bần cùng ti tiện, tất cả đều phải lo, lo rồi không mang được, lại sinh tâm nuối tiếc, dẫn dắt vào ba đường, khổ đau không kể xiết, không biết lúc nào dừng.

       Hoặc lại người kém phúc, thân mệnh bị chết non, vì chẳng chịu làm lành, chẳng phóng sinh tu phúc, chẳng hành theo đạo đức. Khi nghiệp lực ùa tới, thân tâm khổ một mình, giữa hai đường thiện ác, chẳng biết gặp đường nào, đường thiện thời cách xa, đường tà ngay trước mắt, tinh thần thời mờ mịt, nỗi thống khổ vô cùng. Vậy loài người trong đời, cha con hoặc anh em, vợ chồng cùng nhà cửa, kẻ thân thuộc trong ngoài, phải nên kính mến nhau, không nên ghen ghét nhau, giàu nghèo thông cảm nhau, chớ khởi tâm vọng tà, chớ coi khinh nhạo báng, hoặc gây hận thù nhau. Lời nói và sắc mặt, chẳng nên ngang trái nhau. Vì khi vừa khởi tâm, tranh giành oán thù nhau, trong đời này một chút, tích tập đến đời sau, oán thù nhiều gấp bội, dẫn đến mọi khổ đau. Vì kẻ ở thế gian, phần nhiều chẳng biết tu, chỉ chăm chăm kết hận, mưu toan tính hại nhau, đời này và đời sau, từ nhân chuyển thành quả, làm oán nghiệp của nhau, đem đau khổ cho nhau. Trong sáu đường sinh tử, luân chuyển nối tiếp nhau, hoặc kiếp này làm cha, kiếp sau lại là con, vợ chồng cùng con cái, chỗ quyến thuộc gần nhau, hoặc là chỗ oán nghiệp, cùng đắp đổi cho nhau. Người đời do si tối, chẳng khởi chút lòng tin, lời dạy của Thánh hiền, chỉ muốn cho tất cả, được an vui hạnh phúc, vĩnh viễn chẳng khổ đau. Kẻ mê đạo thì nhiều, người liễu ngộ thì ít, cõi đời mau vùn vụt, không có lúc nào dừng. Nếu là người có trí, muốn thoát khổ thế gian, và các đường sinh tử, phải mau chóng phát nguyện, bỏ tất cả việc ác, làm tất cả việc thiện, tất cả đem hồi hướng, nguyện sinh về Cực Lạc. Khi được về đó rồi, được trí tuệ sáng suốt, thân tâm đều thanh tịnh, thọ lạc không cùng tận.                              o

       Di Lặc ông lắng nghe! Ở về đời ác sau, ông phải nên khuyên bảo, tất cả chúng trời người, việc ác phải tránh xa, việc thiện phải siêng làm, thường lập công bồi đức. Nay gặp được Pháp Phật, phải cởi bỏ buộc ràng, tinh tiến mà cầu đạo, tu tập được phúc lành, trí tuệ sẽ tự khai, như mưa tạnh mây tan, ánh mặt trời chiếu sáng, bóng tối tự nhiên hết. Lại như một đài gương, dính bụi bẩn lâu ngày, nay đem lau sạch sẽ, gương kia phản chiếu lại, muôn vật được rõ ràng, hiện ra ngay trước mặt.

       Di Lặc ông nên biết! Ở về đời ác sau, phải khuyên răn tất cả, đại chúng trời người rằng: người có trí nên tu, nguyện sinh về Cực Lạc, hết sạch mọi đau khổ. Chớ ham đắm năm dục, chớ coi thường kinh điển, chớ khinh khi đại thừa, chớ bỏ tụng giới kinh, chớ xa rời chính Pháp, chớ bỏ tu nguyện lớn. Nếu ở trong Pháp Phật, còn sinh tâm nghi ngờ, phải chuyên hành lễ sám, gột rửa tội chướng sâu, khi chướng ấy diệt rồi, Phật sẽ giải chứng cho, người ấy được trí tuệ, hiểu thông suốt tất cả.             o

       Trong chúng lúc bấy giờ, Ngài Bồ Tát Di Lặc, từ tòa ngồi đứng dậy, trịch vai áo bên hữu, quỳ gối và chắp tay, cung kính đủ uy nghi, mà bạch Đức Phật rằng:

Bạch đại đức Thế Tôn! Theo lời đức Phật dạy, nay con đã biết rõ, người đời đúng như vậy, chỉ tham ưa ngũ dục, chẳng chịu bỏ tâm tà, chẳng chăm tu điều thiện. Nay đức Phật Thế Tôn, hiện khởi đại bi tâm, lòng lành thương tất cả, chỉ bảo cho biết rõ. Nghe lời đức Phật dạy, không ai chẳng vui mừng. Trong các chúng Trời Người, nhẫn đến cho các loài, bò bay và xuẩn động, đều mong ân cứu độ, muốn thoát ly sinh tử, muốn hết mọi đau khổ. Lời đức Thế Tôn dạy, rất sâu rất nhiệm màu. Bậc có trí vừa nghe, liền tin và kính phục. Trí tuệ của đức Phật, trùm khắp cả mười phương, thấu suốt trong ba đời, quá khứ, hiện tại và vị lai. Nay đối trước Thế Tôn, tất cả hội chúng con, sở dĩ được độ thoát, là nhờ nương đức Phật, trải qua bao kiếp số, cần khổ để tu hành. Ân đức của Thế Tôn, che khắp cõi đại thiên, quang minh sáng chiếu rọi, mở cửa vào Niết Bàn. Phật là đấng Pháp Vương, đứng trên các bậc Thánh, làm thầy của các cõi, tùy theo nơi tâm nguyện, đều khiến cho đắc đạo, được Niết Bàn an vui. Đời này gặp Thế Tôn, lại được nghe Danh hiệu, đức Phật A Di Đà, chẳng ai chẳng vui mừng, tâm trí được tỏ ngộ, được an vui tự tại, chuyên tu sẽ thoát khỏi, cảnh khổ trong sáu nẻo, vượt xa cõi Trời Người, thẳng về nơi cõi Tịnh.                                         o                                                     

Ngay khi ấy đức Phật, lại bảo với đại chúng và Bồ Tát Di Lặc rằng: Lành thay! Lành thay! Này Ông Di Lặc ơi, những lời nói của Ông, thật đúng với lý đạo. Nếu có ai phát tâm, một lòng cung kính Phật, thì người đó đúng là, bậc chân chính đại thiện, ở ngay trong đời này, được công đức vô lượng. Vì khắp trong thiên hạ, rất lâu mới có lần, được gặp Phật ra đời, cứu vớt chúng quần sinh. Nay Ta ở cõi này, thị hiện nói Kinh Pháp, giáo hóa khắp chúng sinh, mở bày ra lý đạo, để dứt mọi lưới ngờ, lấp hố sâu tham dục, chặn mọi nẻo đường tà, hướng tới đạo an vui. Đi khắp trong ba cõi, không chỗ nào chướng ngại. Mở mang đèn trí tuệ, tóm thâu tất cả lý, cầm giữ các giềng mối, làm rõ rệt phân minh, chỉ bảo khắp các cõi, độ người chưa được độ, thoát ly đường sinh tử, thẳng tới đạo Niết Bàn.

       Di Lặc ông nên biết! Từ vô số đời trước, Ông tu hạnh Bồ Tát, muốn độ thoát chúng sinh, đã trải qua bao kiếp, kẻ theo Ông đắc đạo, cho đến vào Niết Bàn, số đông nhiều vô lượng, thật không thể kể xiết. Ông cùng với bốn chúng, Trời Người hàng Long Thần, trong khắp mười phương cõi, từ bao kiếp đến nay, xoay chuyển trong các nẻo, cần khổ để lo tu, nguyện độ thoát chúng sinh, chẳng thể diễn tả hết. Nhưng đến ngày hôm nay, đường sinh tử chưa dứt, các Ông được gặp Phật, lại được nghe Kinh Pháp, và được nghe Danh hiệu, đức Phật A Di Đà. Các Ông nay vui mừng, mười phương Phật cũng vậy, vì biết được các Ông, sẽ lên ngôi Chính giác. Các ông cũng tự nên, chán ghét sự đau khổ, cảnh Sinh, Già, Bệnh, Chết chẳng thể được an vui. Tự mình nên tinh tiến, tu chính trực ngay thẳng, quyết làm các việc lành, sửa tâm ý trong sạch, diệt trừ mọi ngu si, được vào nơi chính đạo. Lời nói đến việc làm, tất cả phải hợp nhau.

Người khéo tu độ mình, dần cứu vớt chúng sinh, phải phát đại thệ nguyện, góp mọi công đức lành, tuy khó nhọc một đời, nhưng trong khoảng phút giây, được sinh về Cực Lạc, hết sạch mọi khổ đau, hưởng an vui mãi mãi. Đã nhổ gốc sinh tử, dứt sạch mọi tham sân, khổ đau và nhiệt não, ngu si tâm chướng ngại. Thời muốn thọ một kiếp, hay hàng trăm nghìn kiếp, nhẫn đến vô lượng kiếp, đều được theo ý mình. Pháp Vô vi tự nhiên, gần với đạo Niết Bàn, các ông nên tinh tiến, chẳng nên sinh nghi hoặc, giữa đường lại ăn năn, tự làm nên tội lỗi, ngay đó liền phải sinh, vào cung điện thất bảo, nơi biên địa cõi kia, lâu mới được sinh vào. Ở trong cung điện đó, trải qua năm trăm tuổi, chuyên tu và cầu tiến, mới được vào bậc hạ, của chín phẩm Hoa Sen, cõi Tây Phương Cực Lạc.                   

       Trong chúng lúc bấy giờ, Đại Bồ Tát Di Lặc, liền bạch Đức Phật rằng: Kính bạch đức Thế Tôn! Tất cả chúng con đây, nguyện theo lời Phật dạy, chẳng dám khởi chút nghi.                 o

Đức Phật lại bảo rằng: Di Lặc Ông nên biết! Các Ông ở đời này, nếu có lòng ngay thẳng, chẳng làm các điều ác, vâng làm các việc lành, thì khắp cả mười phương, không ai sánh bằng  được, các ông ở cõi này.

Vì sao lại như thế? Vì trong chúng Trời Người, ở các cõi Phật khác, tự nhiên làm điều lành, chẳng ai làm điều ác, bởi thế chúng cõi kia, dễ dàng khai hóa được. Còn Ta ở xứ này, giữa cõi đời ngũ trược, ngũ thống và ngũ thiêu, rất khó rất khổ này, thế mà đã làm được, thường giáo hóa chúng sinh, khiến bỏ năm sự ác, đạt được năm điều lành, người đó đủ phúc đức, chứng nhập đạo Niết Bàn, độ cho được sống lâu, an vui nơi cõi Tịnh. Di Lặc Ông có biết, năm sự ác là gì? Năm sự thống là gì? Năm sự thiêu là gì? Làm sao để tiêu được, cả năm sự ác kia? Và làm sao đạt được, năm sự lành an vui, rồi chứng đạo Niết Bàn, độ cho được sống lâu?   o                                                                             

Sự ác thứ nhất là: Từ các chúng Trời Người, cho đến loài xuẩn động, phần lớn trong số đó, đều thích làm việc ác, người mạnh lấn kẻ yếu, giành giật cướp của nhau, tàn sát giết hại nhau, rồi ăn nuốt lẫn nhau, chẳng ưa tu đạo đức, chẳng thích làm việc lành, cho nên khi chuyển kiếp, phải thọ lấy báo thân, kẻ gieo nhân tự chịu, chẳng ai gánh hộ mình. Bởi thế khi sinh ra: Hoặc bần cùng hèn hạ, hoặc đui điếc ngọng câm, hoặc lang thang xin xỏ, hoặc ngu si tệ ác, cho đến kẻ ốm đau, bệnh tật và điên cuồng, khổ cực không ngằn mé.

       Hoặc lại có những người, được giàu sang phú quý, được sáng suốt tài cao, tất cả đều do nhân, hiếu thuận và từ bi, chỗ tu thiện đời trước, kiếp này mới được vậy. Còn kẻ nghèo thấp kém, do ác nhân đời trước, lúc sống bị lao tù, pháp luật của quốc gia, phải chịu mọi hình phạt, khổ đau không tả xiết. Đến khi mệnh chung thời, tinh thần lìa khỏi xác, liền đến cõi U Minh, chịu khổ trong ngục tối, tùy theo tội nặng nhẹ, mà chịu kiếp mau lâu. Hết tội báo nơi kia, lại chuyển sang nơi khác, quẩn quanh trong ba đường, phải chịu mọi nỗi khổ. Thân thể và tình thức, ứng hợp mà sinh ra, báo oán hại lẫn nhau, triền miên không ngừng dứt. Nếu tội ác chưa hết, chẳng xa lìa được nhau, vòng quanh trong sáu nẻo, không biết ngày nào ra, mối nhân duyên như thế, khổ đau không cùng tận. Ở trong cõi thế gian, vòng nhân quả luân hồi, tự nhiên mà chuyển xoay, chẳng phải ai tạo ra. Vì thế các ông nay, phải mau chóng tu hành, cầu mong cho thoát khỏi, không thì họa tai đến, bất chợt chẳng hẹn ngày, thật nhanh như điện chớp, con đường ác quẩn quanh, lại hội về nẻo ấy. Đây là khổ thứ nhất, gọi là nhất đại ác, nhất thống và nhất thiêu, khổ đau không cùng tận.

Ví như đống lửa lớn, đốt cháy thân thể người, nhưng nếu người biết được, dù ở trong lửa dữ, cần khổ chế hạnh tâm, quán ác kia như huyễn, quyết dứt các đường ác, vâng tu các việc lành, khi duyên lành hội đủ, riêng mình được độ thoát, vì nhờ phúc đức kia, nên chứng đạo Niết Bàn, tự tại trong sinh tử. Khi được Niết Bàn rồi, lại tùy nguyện hóa sinh, giáo hóa chúng Nhân Thiên, khắp ba đường sáu nẻo, khiến cho đều thoát khỏi, các đường ác tối tăm, đó là đại sự lành, bậc nhất của thế gian.               o                                                      

       Đức Phật lại dạy rằng: điều ác thứ hai là: Loài người ở thế gian, cha mẹ và anh em, vợ chồng và con cái, ruộng vườn và nhà cửa… chẳng có nghĩa lý gì, nếu không theo phép tắc, không hòa thuận kính nhau. Kẻ hoang dâm vô độ, kiêu mạn và buôn lung, chỉ mong được ý mình, tâm hiểm ác quanh co, không nói lời chân thật, tìm cách hại người hiền, kết giao với kẻ dữ, nịnh nọt lừa phỉnh người, khiến người khác đau khổ, đưa vào nơi oan uổng. Kẻ trên thì bất minh, lại tin dùng kẻ dưới, kẻ dưới được chút quyền, lấn lướt bậc trung lương, lại chê bai sàm tấu, mưu toan hại bậc hiền. Kẻ đứng ở ngôi cao, mà lòng không chân chính, không có chút trí tuệ, ngu si không chính kiến, thì kẻ ấy chính là, đang tự dối gạt mình. Kẻ bề tôi dối Vua, kẻ làm con dối cha, kẻ làm chồng dối vợ, hoặc là chuyển ngược lại, nhẫn đến bậc trí thức, cũng lừa dối lẫn nhau. Tất cả đều từ nhân, ham muốn không biết đủ, trong lòng lại chất chứa, ngu si và tức giận. Kẻ sang hèn trên dưới, tâm ý đều như vậy. Kẻ phá hoại gia phong, chẳng đoái hoài trên dưới, quyến thuộc và họ hàng, nhân đó đứt lìa nhau. Ở cùng nơi làng xóm, hoặc là chốn chợ phiên, kẻ quê mùa ít hiểu, lam lũ theo sự nghiệp, cũng bóc lột của nhau, tìm cách lừa gạt nhau, và mưu hại lẫn nhau, từ đó mà kết thành, các nghiệp ác biến chuyển, báo oán hận thù nhau. Còn với kẻ giàu sang, lại giữ lòng keo kiệt, chẳng chịu làm bố thí, nhẫn đến cả vợ con, quyến thuộc và họ hàng, vẫn bo bo sẻn tiếc, nhẫn đến cha mẹ mình, đồng cắc cũng chẳng cho, kẻ tham ngu như thế, tới khi thân này chết, phúc kia tự tiêu hết, riêng chịu khổ một mình, tiền tài và địa vị, cũng chẳng giúp được gì. Việc thiện ác xưa nay, tuần hoàn theo lý đạo, làm thiện được an vui, làm ác chịu đau khổ, giờ chót mới ăn năn, hỏi làm sao có kịp? Vì vậy hết thế gian, phải mau mau ngừng ác, tán dương các việc lành, cùng nhau gom sức lại, chuyên tu tập công đức, ác ấy mới tự tiêu. Vả lại kẻ làm ác, các Thiện thần đều hay, ghi chép tên người đó, khi phúc hết mệnh chung, thần hồn đi tới trước, Kính điện của Diêm Vương, tới đó phải tự khai, rồi đọa vào nẻo ác, vì vậy có ba đường, khổ não chẳng thể oan. Kẻ trôi lăn trong đó, trải qua bao đời kiếp, không biết hẹn nào ra, khổ đau không kể xiết. Đó là ác thứ hai, khổ thống và khổ thiêu, mọi khổ báo như vậy, thật chẳng thể nghĩ bàn.

Ví như đống lửa lớn, đốt cháy thân thể người, nhưng nếu người biết được, dù ở trong lửa dữ, cần khổ chế hạnh tâm, quán ác kia như huyễn, quyết dứt các đường ác, vâng tu các việc lành, khi duyên lành hội đủ, riêng mình được độ thoát, vì nhờ phúc đức kia, nên chứng đạo Niết Bàn, tự tại trong sinh tử. Khi được Niết Bàn rồi, lại tùy nguyện hóa sinh, giáo hóa chúng Nhân Thiên, khiến cho đều thoát khỏi, các đường ác tối tăm, trong luân hồi lục đạo, đó là đại sự lành, thứ hai của thế gian.                  o                                                                                                 

Đức Phật lại dạy rằng: Điều ác thứ ba là: Loài người ở thế gian, nương vào nhau mà sống, chung trong khoảng đất trời, tuổi thọ ở cõi đời, chẳng được là bao nhiêu. Trên có bậc Hiền tài, bậc Trưởng giả giàu sang, dưới có kẻ bần cùng, kẻ yếu đau ti tiện, và có những kẻ ác, thường mang lòng chẳng lành, chỉ nghĩ tới dục vọng, tính toán cướp đoạt người, những kẻ ác như thế, đầy phiền não trong tâm. Hoặc lại có những kẻ, làm Vua chẳng thương dân, làm quan chẳng chính trực, thường giao kết hội họp, đem quân sát hại nhau, khiến đầu rơi máu chảy, khổ đau chẳng tả xiết, ai oán khắp gần xa. Hoặc lại có những kẻ, chuyên toan tính lợi mình, và cướp đoạt của công, khinh khi bậc hiền tài, gian dối nịnh kẻ trên, ác tâm hại kẻ dưới, cậy thế lực lấn người, gây oán hận chất chồng.

Hoặc lại có những kẻ, đối với cả họ hàng, chẳng kính trên nhường dưới, coi khinh bậc tôn trưởng, bị người thân ghét bỏ. Hoặc lại có những kẻ, đối pháp luật nước nhà, coi thường cả kỷ cương, gây nên bao tội lỗi. Những tội ác như thế, thật nhiều chẳng tả hết, chạm đến cả thần minh, nhật nguyệt đều soi tỏ, vì thế những kẻ kia, thường ở trong nẻo ác. Kẻ trôi lăn trong đó, trải qua bao đời kiếp, không biết hẹn nào ra, khổ đau không kể xiết. Đó là ác thứ ba, khổ thống và khổ thiêu, mọi khổ báo như vậy, thật chẳng thể nghĩ bàn.

Ví như đống lửa lớn, đốt cháy thân thể người, nhưng nếu người biết được, dù ở trong lửa dữ, cần khổ chế hạnh tâm, quán ác kia như huyễn, quyết dứt các đường ác, vâng tu các việc lành, khi duyên lành hội đủ, riêng mình được độ thoát, vì nhờ phúc đức kia, nên chứng đạo Niết Bàn, tự tại trong sinh tử. Khi được Niết Bàn rồi, lại tùy nguyện hóa sinh, giáo hóa chúng Nhân Thiên, khiến cho đều thoát khỏi, các đường ác tối tăm, trong ba đường sáu nẻo, đó là đại sự lành, thứ ba của thế gian.              o                                                                 

Đức Phật lại dạy rằng: Điều ác thứ tư là: Loài người ở thế gian, chẳng lo tu việc thiện, chỉ thích làm việc ác. Hoặc Vọng ngôn, Ỷ ngữ, Lưỡng thiệt và Ác khẩu, ganh ghét bậc hiền lương, mưu toan phá đạo thường, bất hiếu với song thân, khinh khi bậc sư trưởng, chẳng gần gũi bạn lành, chỉ thân cận kẻ ác, tự cống cao ngã mạn, cho mình là hơn hết. Lại cậy thế làm càn, coi khinh lấn kẻ khác, chẳng biết tự ăn năn, chẳng kính tín Tam Bảo, chẳng kiêng nể quỷ thần, tự dùng tâm kiêu mạn, cho đó là việc thường, không chút gì lo sợ. Những kẻ ác như thế, nhờ chút phúc đời trước, còn dư lại đời này, thêm việc làm kinh doanh, được ít cho là đủ, sinh tâm tự cống cao, tâm ngã mạn tràn đầy, coi khinh hết tất cả. Những kẻ ngu như thế, đời này thích làm ác, phúc trước tự tiêu tan, phút chốc lại nghèo khổ, khiến các thiện quỷ thần, đều lìa bỏ lánh xa, riêng một mình cô lập, không còn chỗ nương cậy. Khi thọ mệnh đến kỳ, những điều ác hiện ra, cùng oan gia trái chủ, vây quanh đến báo thù. Kẻ làm ác nằm kia, tùy theo nghiệp nhiều ít, đi thẳng vào địa ngục, bị cái cảnh dầu sôi, và lửa thiêu cột đốt, thân tâm của kẻ đó, thống khổ rất vô cùng, chẳng thể tả hết được, đương ngay lúc bấy giờ, ăn năn đâu có kịp? Vậy khuyên khắp thế gian, chớ để cho sai lầm, chớ vào ba nẻo ác, vì đã vào đó rồi, không biết hẹn nào ra, khổ đau không tả xiết. Đó là ác thứ tư, khổ thống và khổ thiêu, mọi khổ báo như vậy, khổ đau thật vô cùng.

Ví như đống lửa lớn, đốt cháy thân thể người, nhưng nếu người biết được, dù ở trong lửa dữ, cần khổ chế hạnh tâm, quán ác kia như huyễn, quyết dứt các đường ác, vâng tu các việc lành, khi duyên lành hội đủ, riêng mình được độ thoát, vì nhờ phúc đức kia, nên chứng đạo Niết Bàn, tự tại trong sinh tử. Khi được Niết Bàn rồi, lại tùy nguyện hóa sinh, giáo hóa chúng Nhân Thiên, khiến cho đều thoát khỏi, các đường ác tối tăm, trong ba đường sáu nẻo, đó là đại sự lành, thứ tư của thế gian.               o                                                       

Đức Phật lại dạy rằng: Điều ác thứ năm là: Loài người ở thế gian, ham chơi và lười biếng, chẳng chịu tu việc thiện, chẳng nghiêm xét lỗi mình, vì thế mà nhà cửa, quyến thuộc và họ hàng, đều bị cảnh đói nghèo. Nếu bậc trên dạy dỗ, lại tròn mắt đứng nhìn, chẳng khởi chút mừng vui, còn ngang nhiên cãi lại, giống như kẻ oan gia; chỉ thích xin tiền của, chẳng biết khổ người thân, kẻ bội nghĩa quên ân, không chút tâm báo đền, nên nghèo cùng khốn khổ. Lại có kẻ ham chơi, theo đòi phường trộm cướp, đi tước đoạt của người, để cung cấp cho mình. Được rồi ham tửu sắc, ăn uống chẳng tiết độ, lòng càng thêm hung hãn, tính ác lại tăng cao. Những kẻ ngu như thế, chỉ thích chống hại người, không một chút thương yêu, không mảy may lễ nghĩa. Vì thế trong lục thân, quyến thuộc và họ hàng, thường lánh xa kẻ đó, không chỗ để cậy nương; không báo ân cha mẹ, không trả nghĩa bạn bè, chỉ thích làm điều ác, cả ba nghiệp nhuốm nhơ. Lại phỉ báng chính Pháp, chẳng tin luật nhân quả, chẳng tin có tội phúc, chẳng tin sự tu hành, chẳng tin sau khi chết, thần thức phải thụ sinh, vì thế kẻ ác kia, làm rối loạn kỷ cương, phá hoại nơi Tăng chúng, cùng cha, mẹ, anh, em, quyến thuộc và họ hàng, nhẫn đến ngoài xã hội. Những kẻ ngu như thế, tự cho mình là đúng, chẳng biết nghĩ thân này, là cha mẹ ban cho, thầy cô và bạn bè, giáo dưỡng giúp đỡ cho. Với những kẻ như thế, khi chết đọa đường ác, mờ mịt trong sinh tử, chẳng biết lối nào ra. Chư Phật đại từ bi, phát tâm lành dạy dỗ, chỉ bảo cho con đường, thiện ác cùng sinh tử, phải học lấy mà tu, nhưng những kẻ ác kia, chẳng khởi tâm thành tín, chẳng chút lòng ăn năn. Vì trong tâm kẻ đó, lấp đầy cả bóng đêm, nên tới khi mệnh chung, những điều ác hiện ra, cuốn lôi thần thức nghiệp, thẳng đến nơi ngục tối, chịu cảnh khổ nấu nung, thật chẳng thể nghĩ bàn. Lúc biết chẳng lo tu, khổ cùng mong sám hối, ăn năn quá muộn màng, còn tính sao cho kịp?                                         

Ở trong khoảng đất trời, bốn loài sinh, sáu nẻo, năm đạo chuyển rõ ràng, thật mênh mông mờ mịt, theo thiện ác báo ứng, họa phúc chẳng rời nhau, tự làm thời tự chịu, khổ đau tự chuốc lấy, chẳng ai thay mình được. Khi mệnh chung đến kỳ, các cảnh trước hiện ra, là tội hay là phúc, theo nhân quả thụ thân. Người làm lành được phúc, như sáng vào chỗ sáng, từ vui vào chỗ vui, từ lành vào chỗ thiện. Người ngu làm việc ác, như tối vào chỗ tối, từ khổ vào chỗ khổ, từ xấu vào chỗ ác. Vậy nào ai hiểu được, chỉ có Phật biết thôi. Lời Như Lai dạy bảo, chẳng mấy người tin theo. Nghiệp sinh tử không dứt, ba đường ác chẳng thôi, người đời ham như thế, nói sao cho hết được. Vậy khuyên khắp thế gian, chớ để cho sai lầm, chớ vào ba nẻo ác, vì đã vào đó rồi, không biết hẹn nào ra, khổ đau chẳng tả xiết. Đó là ác thứ năm, khổ thống và khổ thiêu, mọi khổ báo như vậy, khổ đau thật vô cùng.

       Ví như đống lửa lớn, đốt cháy thân thể người, nhưng nếu người biết được, dù ở trong lửa dữ, cần khổ chế hạnh tâm, quán ác kia như huyễn, quyết dứt các đường ác, vâng tu các việc lành, khi duyên lành hội đủ, riêng mình được độ thoát, vì nhờ phúc đức kia, nên chứng đạo Niết Bàn, tự tại trong sinh tử. Khi được Niết Bàn rồi, lại tùy nguyện hóa sinh, giáo hóa chúng Nhân Thiên, khắp ba đường sáu nẻo, khiến cho đều thoát khỏi, các đường ác tối tăm, đó là đại sự lành, thứ năm của thế gian.               o                                      

Đức Phật lại bảo rằng: Di Lặc ông nên biết: Trong cõi đời ngũ ác, ngũ thống và ngũ thiêu, triển chuyển đổi cho nhau, nếu phạm ác thì đọa, sinh vào ba đường dữ, hiện đời nghèo đói khổ, nhiều bệnh hoạn tai ương, cầu sống không sống được, cầu chết cũng chẳng xong, nghiệp để cho chiêu cảm, thấy hết sự khổ kia, mạng chung lại đọa vào, các đường ác thống khổ, lại kết thêm oán thù, và tàn hại lẫn nhau. Từ duyên là tội nhỏ, dần dần tạo lớn thêm, vì ngu si tham đắm, sắc dục và tiền tài, cùng danh văn lợi dưỡng, muốn khoái lạc bản thân, luôn mong cầu như thế, không phút giây phản tỉnh. Kẻ si ám tranh đua, được vinh hoa phú quý, lòng ỷ thế tự cao, cho mình là trên hết, chẳng biết đó chỉ là, chút dư báo đời trước, làm thiện được quả thiện, nhân thiện nay thành quả. Những kẻ ngu như thế, chẳng biết tự ăn năn, chẳng chịu làm bố thí, chẳng tin đạo từ bi, phúc kia theo người hưởng, đến kỳ sẽ tiêu hết. Khi đó mới lo lắng, nghiệp dữ ào đến ngay, dù cho có hoảng hốt, ăn năn đâu có kịp, thần thức theo nghiệp tạo, liền đọa ba đường ác, luật nhân quả xưa nay, thường hằng là như vậy, khổ đau đến tận cùng, thật chẳng thể nói hết.

Các ông nay được nghe, lời dạy của Như Lai, phải suy nghĩ cho kỹ, ghi nhớ ở trong lòng, quyết xa rời việc ác, chăm tu các việc lành, trọn đời chẳng thoái lui. Lại kính Phật trọng Tăng, gần gũi bậc hiền tài, và tôn xưng Tam Bảo, một lòng cầu giải thoát, dứt sạch khổ ba đường, lìa hết mọi âu lo, chuyên tâm trì hiệu Phật, phát nguyện về Tây Phương, gặp Phật A Di Đà, đó là thiện bậc nhất, để thoát ly năm ác, năm thống và năm thiêu.

Vì vậy nay các Ông, phải trồng các cội đức, phải ban ân tế độ, chớ hủy phạm cấm giới, thường hành đạo Nhẫn nhục, Tinh tiến và Thiền định, đủ các Ba La Mật, lòng phải sáng như gương, như mặt trời mặt trăng, soi đường cho sáu nẻo, rộng độ chúng quần sinh. Giáo hóa triển chuyển nhau, không để cho đoạn dứt, nêu cao gương trí tuệ, khen ngợi lòng thẳng ngay, khuyến trì trai giữ giới, trọn một ngày một đêm, hơn trăm năm tích thiện, ở các thế giới khác. Ở cõi này tu được, dẫu chỉ mười ngày đêm, hơn các cõi Phật khác, làm lành cả nghìn năm. Vì sao lại như thế? Vì các cõi Phật khác, người làm lành thì nhiều, kẻ làm ác thì ít, hưởng phúc báo tự nhiên, không chỗ để tạo tác. Chỉ có cõi Sa Bà, không có báo tự nhiên, phải khổ nhọc mong cầu, thân tâm chịu vất vả, ngày đêm thường lo toan, không phút giây dừng nghỉ. Vậy nên đức Như Lai, thương xót hiện ra đời, giữa trong chúng Trời Người, và khắp cả quần sinh, khuyên răn cho biết đạo, biết tích đức lo tu. Tùy theo duyên nhiều ít, mà biết được lối vào, lại truyền cho Kinh Pháp, là lối đạo để đi, tiến lên về cõi Phật, vĩnh viễn xa đường ác.

Chỗ nào Phật bước qua, nơi thành thị xóm làng, nông trang hay thôn bản, nhờ vào sự giáo hóa, người người được an vui. Gió mưa cũng phải thời, tật dịch chẳng khởi lên, nhân dân được ấm no, đất nước được yên thịnh. Di Lặc ông nên biết! Ta thương xót các ông, và hết thảy thế gian, hơn cha mẹ thương con. Ngày nay Ta thành Phật, ở trong cõi đời này, để hóa độ ngũ ác, để tiêu trừ ngũ thống, để diệt hết ngũ thiêu, được an vui giải thoát. Đem thiện để phá ác, lấy trí để phá ngu, diệt hết đường sinh tử, khiến được năm phúc lành, chóng thành bậc chính giác, độ vô lượng chúng sinh.                                o                                      

Đức Phật lại bảo với, ngài Bồ Tát Di Lặc, và khắp đại chúng rằng: Các ông khéo suy nghĩ, khéo tư duy cho kỹ, phải răn dạy lẫn nhau, phải y Pháp tu hành, đừng để tâm biếng lười, đừng trái phạm oai nghi, đừng để cho Pháp diệt, đừng để ác tăng thêm.                                            

Khi ấy ngài Di Lặc, liền từ nơi tòa ngồi, nhiễu Phật khắp ba vòng, rồi trở về chỗ cũ, cung kính bạch Phật rằng: Kính bạch đức Thế Tôn! Những lời dạy Thế Tôn! Chúng con xin lắng nghe, xin y giáo phụng hành, đời đời và kiếp kiếp, chẳng để cho lãng quên.                                                     

Lúc bấy giờ đức Phật, lại bảo với đại chúng, và ngài A Nan rằng: Nay Ông nên đứng dậy, cung kính và chắp tay, tề chỉnh lại y phục, mà đỉnh lễ đức Phật, A Di Đà Thế Tôn, cõi Tây Phương Cực Lạc. Vì đức Phật cõi kia, đã trải bao đời kiếp, thực hành Bồ Tát đạo, thành tựu các công đức, được vô lượng vô biên, các Đức Phật ba đời, khắp mười phương thế giới, đồng xưng tán khen ngợi.                                   o                                          

Khi ấy Ngài A Nan, liền từ nơi tòa ngồi, đủ oai nghi đứng dậy, chỉnh tề lại y phục, cung kính và chắp tay, hướng về phía phương Tây, cúi đầu mà đỉnh lễ, năm vóc gieo xuống đất, lễ Đức Phật Di Đà. Khi lễ Phật xong rồi, lại trang nghiêm đứng dậy, cung kính mà bạch rằng: Kính bạch đức Thế Tôn! Nay con muốn được thấy, đức Phật Vô Lượng Thọ, và cõi nước Cực Lạc, cùng Thánh chúng cõi kia. Lời A Nan vừa dứt, tức thời liền nhìn thấy, đức Phật A Di Đà, phóng vô lượng hào quang, chiếu soi khắp mười phương, thế giới của chư Phật. Trong tất cả các núi, Tu Di là bậc nhất, hết thảy Núi lớn nhỏ, ở khắp cả mười phương, đều cùng một màu sáng, do hào quang Phật chiếu. Cũng ví như kiếp thủy, đầy nước cả thế gian, trong đó muôn sự vật, chìm đắm chẳng thấy hiện, chỉ thấy rộng mênh mông, đâu đâu cũng là nước. Quang minh đức Phật kia, chiếu sáng cũng như vậy. Trong tất cả hào quang, Thanh Văn và Bồ Tát, chư Thiên cùng Nhật Nguyệt, thảy đều bị ẩn che. Hào quang của Đức Phật, A Di Đà Thế Tôn, chiếu soi khắp tất cả, mười phương cũng như thế.      o                                                                               

Bấy giờ ngài A Nan, cùng hết thảy đại chúng, thấy đức Phật Di Đà, uy đức sáng vời vợi, như núi Đại Tu Di, vượt lên trên tất cả, Thánh chúng khắp mười phương. Quang minh và tướng hảo, đức Phật A Di Đà, rất đẹp đẽ trang nghiêm, chẳng thể nghĩ bàn được. Tất cả hàng Thánh chúng, Thanh Văn và Bồ Tát, ở nơi cõi nước kia, đều nương Quang minh đó. Cũng lại thấy Quang minh, của đức Phật Thích Ca, ở giữa cõi Sa Bà, vì hết thảy thế gian, Thanh Văn và Bồ Tát, mà tuyên bày chính pháp.      

Ngay khi ấy đức Phật, lại bảo ngài A Nan, và ngài Di Lặc rằng: Các ông có thấy được, ở cõi nước nơi kia, từ mặt đất trở lên, đến cõi trời Tịnh Cư, những đồ vật trang nghiêm, thanh tịnh và nhiệm màu, nhiều vô lượng vô biên, thấy biết hết được chăng?                   o

A Nan liền bạch rằng: Dạ bạch đức Thế Tôn! Chúng con đã thấy hết.

Các ông nay có nghe, đức Phật Vô Lượng Thọ, phát ra âm thanh lớn, khắp tất cả các cõi, để giáo hóa chúng sinh, tu tập theo chính pháp, được thoát sinh tử chăng?

Dạ bạch đức Thế Tôn! Nhờ công đức của Phật, chúng con đã được nghe.

Các ông nay có thấy, nhân dân cõi nước kia, nương cung điện thất bảo, cao trăm nghìn do tuần, mà đi khắp mười phương, để cúng dàng chư Phật, không bị chướng ngại chăng ?

Dạ bạch đức Thế Tôn! Nhờ công đức của Phật, chúng con nay đã thấy.

Các ông nay có thấy, nhân dân cõi nước kia, có loài thai sinh chăng?

Dạ bạch đức Thế Tôn! Chúng con nay đã thấy, nhân dân cõi nước kia, đều do phúc đức lớn, nương vào nơi Hoa Sen, hoặc là nơi Cung Điện, rộng đẹp bằng thất bảo, hoặc một trăm do tuần, hoặc năm trăm do tuần, mà hóa hiện sinh ra, hưởng mọi sự khoái lạc, tự nhiên theo ý mình, hơn các chúng chư Thiên, ở trên các cõi trời, tự tại chẳng thiếu chi.                                              o                                                                                                                                           

Trong chúng lúc bấy giờ, Đại Bồ Tát Di Lặc, liền bạch Đức Phật rằng: Kính bạch đức Thế Tôn! Vì gieo nhân lành gì, mà nhân dân cõi nước, kia thụ thai hóa sinh?

Đức Phật liền bảo rằng: Di Lặc ông nên biết! Nếu có chúng sinh nào, tu mọi công đức lành, nguyện sinh về nước kia, nhưng tâm trí chẳng tỏ, chỉ giữ một niềm tin. Vì không có trí tuệ, chẳng hiểu được Trí Phật, Trí chẳng thể nghĩ bàn, Trí chẳng thể tán dương, Trí đại thừa rộng lớn, Trí vượt trên tất cả, Trí vô thượng tối thắng, của Chư Phật Thế Tôn. Đối với các Trí này, lòng còn sinh nghi hoặc. Nhưng lại tin tội phúc, tin có Phật Di Đà, tin có cõi Tây Phương, tin nhất tâm niệm Phật, tin tu công hạnh lành, tin nguyện được sinh về, cõi Tây Phương Cực Lạc, đức Phật A Di Đà. Những hạng người như thế, được sinh về cõi kia, ở trong nơi Hoa Sen, hoặc Cung điện thất bảo, trải qua hàng trăm năm, chẳng được thấy Thân Phật, chẳng được nghe Kinh Pháp, chẳng được thấy Bồ Tát, và Thánh chúng Thanh Văn, vì thế ở cõi kia, gọi là “thụ thai sinh”, nơi cõi nước Cực Lạc.        o                                                                               

       Nếu có chúng sinh nào, tin Trí tuệ của Phật, cho đến Trí tối thắng, làm mọi công đức lành, một lòng tin hồi hướng, thì những chúng sinh ấy, ở trong hoa bảy báu, tự nhiên hóa sinh ra, ngồi kiết già phu tọa, chỉ trong khoảng phút giây, thân tướng sáng rực rỡ, trí tuệ và công đức, tự nhiên được đầy đủ, như các vị Bồ Tát, bậc lớn cõi nước kia.

Lại nữa ông Di Lặc! Có các hàng Bồ Tát, ở cõi nước phương khác, phát tâm muốn được thấy, đức Phật Vô Lượng Thọ, cùng các bậc Bồ Tát, bậc Thánh chúng Thanh Văn, để gần gũi thân cận, cung kính và cúng dàng. Thời những Bồ Tát đó, tới khi mệnh chung thời, được sinh về cõi kia, tự nhiên hóa sinh ra, trong Hoa Sen thất bảo, thấy Phật A Di Đà, được Vô sinh pháp nhẫn, và tâm Bất thoái chuyển.

Di Lặc ông nên biết! Những bậc hóa sinh kia, đều là do kiếp trước, có trí tuệ tối thắng, chuyên tu công đức lành, làm các hạnh Bồ Tát, nguyện sinh về nước kia, tới khi xả báo thân, được phúc lớn như vậy. Còn các bậc thai sinh, vì không có trí tuệ, trải qua trăm năm tuổi, không được nhìn thấy Phật, cùng các hàng Bồ Tát, và Thánh chúng Thanh Văn. Bởi thế nên biết rằng, đối với hạng người này, phúc đức còn ít ỏi, trí tuệ còn nông cạn, chỉ có lòng tin lớn, tin có cõi Tây Phương, tin Phật A Di Đà, tin nguyện được vãng sinh. Giữ lòng tin như thế, rồi phát nguyện thụ trì, Danh hiệu của đức Phật, A Di Đà Thế Tôn, người ấy tuy chưa đủ, công đức và trí tuệ, nhưng do bản nguyện Phật, cũng được sinh cõi kia.                                                 o                                                                                           

Lại nữa ông Di Lặc ! Ví như vua Chuyển Luân, có cung điện riêng biệt, trang sức bằng thất bảo, tốt đẹp và uy nghiêm. Khi ấy có Vương tử, mắc tội với nhà vua, liền bị giam trong đó, cột bằng giây khóa vàng, rồi cung cấp cho ăn, giường nằm và áo mặc, đủ các thứ trang nghiêm, không thiếu thốn vật chi, giống như vua Chuyển Luân, không có gì khác biệt. Vậy theo ý các Ông, các vị Vương tử kia, có vui thú được không, có được an lạc không ?                          

Di Lặc liền bạch rằng: Kính bạch Đức Thế Tôn! Chắc chắn không ai muốn, mà tìm đủ mọi cách, nương nhờ các thế lực, để xin với vua cha, chỉ mong sớm được ra.                          o                           

Đức Phật lại bảo rằng: Các chúng kia cũng vậy, vì nhân tu đời trước, chưa đầy đủ công đức, và chưa đủ trí tuệ, chưa đủ phúc báo lớn, nên sinh cung điện kia. Tuy ở trong cung ấy, không có các hình phạt, không có những nỗi khổ, nhưng trải hàng trăm năm, chẳng được thấy Tam Bảo, chẳng được cúng dàng Phật, chẳng được học Chính pháp, chẳng được tu phúc lành, nên lấy đó làm khổ, mong sớm được giác ngộ. Kỳ thực không có khổ, như khổ ở thế gian. Chúng đó biết lỗi mình, lòng ăn năn tự trách, cầu xa lìa chốn đó, thời liền được như ý. Khi lìa chốn đó rồi, liền đi đến trước Phật, cung kính mà cúng dàng, được công đức vô lượng. Nhờ vào phúc cúng dàng, và lực đức Phật kia, mà hàng chúng nhân ấy, được phân thân vô số, chỉ trong khoảng phút giây, đi cúng mười phương Phật, lại được nghe Kinh Pháp, nghe xong về nước mình, chỉ khoảng thời gian ngắn, chuyên tu tập đầy đủ. Di Lặc ông nên biết! Nếu có Bồ Tát nào, còn sinh lòng nghi hoặc, sẽ mất lợi ích lớn. Bởi vì thế cho nên, các ông trong hội này, phải tin vào trí tuệ, của chư Phật mười phương.                                                    o                                                           o                                                                                                                                                

Ngay trong lúc bấy giờ, Đại Bồ Tát Di Lặc, bạch với đức Phật rằng: Kính bạch đức Thế Tôn! Ở cõi Sa bà này, có được bao nhiêu vị, Bồ Tát Bất Thoái Chuyển, được sinh về cõi nước, Cực Lạc Đức Phật kia?

Đức Phật liền bảo rằng: thế giới cõi này có, sáu mươi bảy ức vị, Bồ Tát Bất Thoái Chuyển, được sinh cõi Phật kia. Mỗi vị Bồ Tát đó, đã từng đi cúng dàng, vô lượng và vô số, các đức Phật mười phương. Lại có các Bồ Tát, sơ trụ tới thập địa, hoặc chỉ mới phát tâm, số đông không kể xiết, tin tu tập làm theo, đều đã được vãng sinh.

Di Lặc ông nên biết! Chẳng những các Bồ Tát, ở cõi nước Ta đây, được sinh về cõi kia, mà trong khắp mười phương, cõi nước các đức Phật, còn được nhiều hơn thế. Nay Ta lược nói qua, cho các ông biết rõ:                    o                          

Thứ nhất là cõi nước, đức Phật tên Viễn Chiếu, có tám trăm mười ức, Bồ Tát Bất Thoái Chuyển, được sinh về cõi kia.

Thứ hai là cõi nước, đức Phật tên Bảo Tạng, có chín mươi ức vị, Bồ Tát Bất Thoái Chuyển, được sinh về cõi kia.

       Thứ ba là cõi nước, đức Phật Vô Lượng Âm, có hai trăm hai mươi ức, Bồ Tát Bất Thoái Chuyển, được sinh về cõi kia.

       Thứ tư là cõi nước, đức Phật Cam 

Lộ Vị, có hai trăm năm mươi ức vị, Bồ Tát Bất Thoái Chuyển, được sinh về cõi kia.

Thứ năm là cõi nước, đức Phật tên Long Thắng, có mười bốn ức vị, Bồ Tát Bất Thoái Chuyển, được sinh về cõi kia.

Thứ sáu là cõi nước, đức Phật tên Thắng Lực, có một vạn bốn nghìn vị, Bồ Tát Bất Thoái Chuyển, được sinh về cõi kia.

Thứ bảy là cõi nước, đức Phật tên Sư Tử, có năm trăm ức vị, Bồ Tát Bất Thoái Chuyển, được sinh về cõi kia.

Thứ tám là cõi nước, đức Phật Ly Cấu Quang, có tám mươi ức vị, Bồ Tát Bất Thoái Chuyển, được sinh về cõi kia.  

Thứ chín là cõi nước, đức Phật tên Đức Thủ, có sáu mươi ức vị, Bồ Tát                                                                   Bất Thoái Chuyển, được sinh về cõi kia.

Thứ mười là cõi nước, đức Phật Diệu Đức Sơn, có sáu mươi ức vị, Bồ Tát Bất Thoái Chuyển, được sinh về cõi kia.

Mười một là cõi nước, đức Phật tên Nhân Vương, có được mười ức vị, Bồ Tát Bất Thoái Chuyển, được sinh về cõi kia.

Mười hai là cõi nước, đức Phật Vô Lượng Hoa, cõi đó có vô số, vô lượng và vô biên, các chúng đại Bồ Tát, đều chứng Bất Thoái Chuyển, trí biện tài vô ngại, đã từng đi cúng dàng, vô lượng các đức Phật. Chỉ trong khoảng bảy ngày, có thể thâu nhiếp được, những pháp tu kiên cố, của các vị Đại Sĩ, chuyên tu trăm nghìn kiếp, công đức thật vô lượng. Những vị Bồ Tát đó, đều đã được vãng sinh.

Mười ba là cõi nước, đức Phật tên Vô Úy, cõi đó có tất cả, bảy trăm chín mươi ức, các vị đại Bồ Tát, đồng chứng Bất Thoái Chuyển, đã vãng sinh cõi đó. Những vị mới phát tâm, cùng Thanh Văn hiền chúng, nhiều vô lượng vô biên, số đông không kể xiết.                                                      

Di Lặc ông nên biết! chẳng những các Bồ Tát, mười bốn cõi nước Phật, mới được vãng sinh về, mà vô lượng cõi Phật, ở khắp cả mười phương, có rất nhiều vô số, các vị đại Bồ Tát, cùng đồng hàng như thế, cũng đều được sinh về, cõi nước Cực Lạc kia. Nếu Ta nói danh hiệu, của mười phương chư Phật, và các chúng Thanh Văn, cùng các hàng Bồ Tát, được sinh về nước kia, suốt cả ngày lẫn đêm, trải dài qua một kiếp, còn không thể hết được. Nay Ta vì các ông, và chúng hội cõi này, chỉ bày nói lược qua, về cõi nước Cực Lạc.

Lúc bấy giờ đức Phật, lại bảo với đại chúng, và ngài Di Lặc rằng: Có người nào được nghe, Danh hiệu đức Phật kia, cho đến trong một niệm, mà sinh tâm vui mừng, nên biết rằng người ấy, sẽ được lợi ích lớn, đủ vô lượng vô biên, vô số các công đức. Di Lặc ông nên biết! Ví như có đám lửa, cháy lan tràn khắp nơi, ba nghìn cõi đại thiên, mà lại có được người, gắng sức muốn vượt qua, để được nghe Kinh này, nghe rồi vui tin nhận, phát nguyện đọc tụng trì, theo đúng lời Phật dạy, sẽ được công đức lớn, thật chẳng thể nghĩ bàn. Vì sao lại như thế? Vì có nhiều Bồ Tát, muốn được nghe Kinh này, mà còn không được nghe. Nếu có chúng sinh nào, đối với đạo Vô thượng, mà được nghe Kinh này, trọn không hề thoái chuyển. Bởi vì thế cho nên, phải một lòng tin nhận, phát nguyện mà thụ trì, đúng lý thuyết tu hành. Ta nay vì chúng sinh, luân hồi trong sáu nẻo, nói ra Kinh Pháp này, để khiến cho tất cả, được thấy đức Như Lai, Thế Tôn Vô Lượng Thọ, và hết thảy cảnh đẹp, của thế giới Tây Phương.                          o                                                                                 

Như Lai nói Kinh này, nếu ai còn chưa tin, và muốn làm việc gì, thì phải nên làm ngay, chớ đừng để đến khi, Như Lai diệt độ rồi, mới sinh tâm nghi hoặc.

Đến đời mạt rốt sau, tam tạng tiêu diệt hết, Như Lai đại từ mẫn, riêng lưu lại Kinh này, ở đời một trăm năm. Nếu có chúng sinh nào, mà gặp được Kinh này, tùy theo chỗ ý muốn, thảy đều được độ thoát.                                      o                                 

       Lúc bấy giờ đức Phật, lại bảo với đại chúng, và ngài Di Lặc rằng: Như Lai hiện ra đời, khó gặp và khó thấy, các Kinh giáo của Phật, cũng rất khó được nghe; Thắng pháp của Bồ Tát, như sáu Ba La Mật, và các pháp thù thắng, cũng rất khó được nghe; Gặp bậc thiện tri thức, mà khởi được lòng tin, nghe Pháp và tu hành, cũng lại là rất khó. Nếu ai nghe Kinh này, tin hiểu và thụ trì, là khó trong cái khó, không còn gì khó hơn. Vì thế Pháp Như Lai, phải làm đúng như vậy, phải nói đúng như vậy, phải dạy đúng như vậy, phải tin đúng như vậy, và tu đúng như vậy.                                

Khi ấy đức Thế Tôn, nói Kinh Pháp này rồi, có vô lượng chúng sinh, phát đại Bồ Đề tâm, nguyện sinh về Cực Lạc. Có một vạn hai nghìn, na do tha số người, nghe nói Kinh này rồi, được Pháp nhãn thanh tịnh. Lại có hai mươi hai, ức chư Thiên các cõi, cùng nhân loại thế gian, chứng quả A Na Hàm. Lại có tám mươi vạn, hàng Tỷ khiêu lậu tận, nghe Phật nói Kinh này, chứng quả A La Hán. Bốn mươi ức Bồ Tát, chứng được Bất Thoái Chuyển. Các bậc đại chúng đó, đều phát nguyện rộng lớn, đem công đức hoằng thệ, để trang nghiêm thân mình, ở về đời sau này, sẽ thành bậc Chính Giác.                                                         

Lúc bấy giờ khắp trong, ba nghìn cõi đại thiên, sáu lần đều chấn động. Hào quang của đức Phật, chiếu khắp cả mười phương. Trăm nghìn thứ âm nhạc, tự nhiên đều nổi lên. Vô lượng thứ hoa đẹp, tỏa hương thơm dịu khắp, từ trên không rải xuống, để cúng dàng Đức Phật.                                 

Khi đức Phật nói Kinh, Vô Lượng Thọ này rồi, thì Bồ Tát Di Lặc, và các hàng Bồ Tát, ở khắp cả mười phương, cùng Tôn giả A Nan, hàng Thanh Văn, Duyên Giác, cùng đại chúng Trời Người, Long Thần tất cả chúng, nghe Đức Phật nói rồi, đều vui mừng tin nhận, đỉnh lễ dưới chân Phật, từ từ mà thoái lui.                                       o   

 

    

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH

BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

 

   Hết Quyển Hạ

 


Chương trước Chương tiếp
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.

Bài mới

  • Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích
  • Con Gái Đức Phật
  • Truyện Tiền Thân Đức Phật Thích Ca (song ngữ)
  • SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI
  • TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM

Meta

  • Log in
  • Entries feed
  • Comments feed
  • WordPress.org
  • Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích, Con Gái Đức Phật, Truyện Tiền Thân Đức Phật Thích Ca (song ngữ), SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI, TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM, Liên Hoa Hóa Sanh - Pháp Sư Đạo Chứng, Luân Lý Giáo Khoa Thư, Quốc Văn Giáo Khoa Thư, Kinh Bảo Khiếp Ấn Thần Chú về Bí Mật Toàn Thân Xá-lợi ở Trong Tâm của Tất Cả Như Lai, Đại Cương Kinh Thủ Lăng Nghiêm,