Đại Cương Kinh Thủ Lăng Nghiêm

Đại Cương Kinh Thủ Lăng Nghiêm

Tác giả:

admin

Trạng thái:

Đang cập nhật

Lượt xem:

1039

Đại Cương Kinh Thủ Lăng Nghiêm

Đánh giá: 10/10 từ 0 lượt

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM


HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI HÀ NỘI


Biên dịch: TT. THÍCH TRÍ HẢI 


 NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO


大疆首楞嚴經


LỜI NÓI ĐẦU


Phật giáo là một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới. Những lời dạy của Đức Phật đã đóng góp tích cực, thiết thực, đầy triết lý cho đời sống tinh thần nhân loại, hơn hai ngàn năm trăm năm qua và sẽ mãi còn tiếp tục đóng góp thông qua phương thức hoằng truyền Phật pháp.


Trong quá trình chuyển tải Phật pháp, đặc tính bất biến tùy duyên là sự chuyển đổi từ một trật tự xã hội truyền thống, sang một trật tự xã hội công nghệ hiện đại. Dấu hiệu của sự thay đổi này là việc thu thập và phân bố thông tin, chuyển tải chánh pháp của Phật đến cùng khắp quảng đại Phật tử rằng: Chư Phật và chúng sanh, cùng đồng một Bản thể chân tâm không khác. Chúng sanh vì mê muội bất giác thể tánh chân tâm, nên phải chịu sanh tử luân hồi, còn chư Phật đã ngộ nhập chân tâm Viên giác tánh, hay Thủ Lăng Nghiêm Đại Định, nên được tự tại giải thoát. Vì vậy, Kinh Niết Bàn Đức Phật dạy: Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành.


Chúng sanh vì quên mất chân tâm, lang thang trong nẻo đường ba cõi. Từng ý niệm si mê đắm chìm trong lục đạo, lại nhận lầm tứ đại, ngũ uẩn làm tướng tự thân, nhận sự phân biệt của tiền trần làm tướng tự tâm, bỏ quên đi Pháp thân thanh tịnh vĩnh hằng và chân tâm thường trú của chính mình. Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật với lòng từ bi vô lượng, đã chỉ rõ con đường tu duy nhất (mặc dù có nhiều phương tiện, tông phái, với vô lượng pháp môn) được thành Phật là giác ngộ chân tâm; thật là một bộ Kinh Đại thừa, vừa quý giá, vừa cao siêu. Với tinh thần truyền bá giáo pháp của Phật theo hướng cô đọng, mang an lạc đến cho mọi người, đặc biệt là Tăng Ni sinh, khi thâm nhập chánh pháp Phật giáo, phù hợp với hiện trạng của xu thế hội nhập toàn cầu.


Trên tinh thần tu tập qua tư tưởng của kinh Thủ Lăng Nghiêm, hay Kinh Lăng Nghiêm (Trích quyển 7 là 1 trong 10 quyển của Kinh) ở Việt Nam hầu hết các chùa đang hành trì nhật tụng, vào buổi công phu sáng hằng ngày. Qua đó người con Phật và những ai tu học giáo nghĩa kinh này, không những đã tháo gỡ khổ đau phiền lụy nơi thế gian, mà còn đạt đến nơi vĩnh hằng an lạc, giải thoát nghiệp chướng, dẫn đến thành tựu quả vị Vô thượng Bồ Đề, như Đức Phật đã thiết thân chứng nghiệm và truyền dạy.


Nhận đảm nhiệm môn kinh Thủ Lăng Nghiêm và Nhị Thời Khóa Tụng Giải, hướng dẫn Tăng Ni sinh các khóa  IV, V, VI và VII (2013-2017) trường Phật Học Đồng Tháp. Chúng tôi mạo muội biên soạn, lược giải, trong quá trình biên dịch chúng tôi thành kính đảnh lễ tri ân các bậc Tôn túc đã dày công phiên dịch, chú sớ cho ra đời các pho sách quý giá, mà chúng tôi tham khảo, học hỏi, trích dẫn. Chúng tôi chỉ mong giúp huynh đệ đồng tu, thuận tiện việc nghiên tầm học hỏi, và người giảng giải cũng thâu góp được nhiều kết quả trên bước đường hành hóa. Vì là lược giảng, đại cương; còn rất nhiều điều phải nói, nên không sao tránh khỏi những sơ sót. Kính mong các bậc Tôn túc thạc đức, chư vị thức giả cao minh, các vị đồng tu từ bi hoan hỷ.


Nam mô Công Đức Lâm Bồ Tát, Ma Ha Tát.


Cẩn bạch


Tỳ Kheo THÍCH TRÍ HẢI


Các chương mới nhất

Danh sách chương

Kinh Sách dài tập

Hồi hướng

Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,

Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,

may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,

the Land of Ultimate Bliss.

Ủng hộ/support us – bằng Paypal

Hoà Thượng Tịnh Không Ân Sư

Tất cả Danh mục

Thư Viện Download











Thư Viện Download

Thư Viện DownloadThư Viện Download
Thư Viện Tipitaka
Flag Counter

Menu