Vũ Trụ Và Sinh Mệnh Là Từ Đâu Đến - Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm

Vũ Trụ Và Sinh Mệnh Là Từ Đâu Đến - Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm

Tác giả:

admin

Thể loại:

Khoa Học

Trạng thái:

Đang cập nhật

Lượt xem:

1643

Vũ Trụ Và Sinh Mệnh Là Từ Đâu Đến - Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm

Đánh giá: 10/10 từ 0 lượt

Trụ Và Sinh Mệnh Là Từ Đâu Đến


H...


Trụ Và Sinh Mệnh Là Từ Đâu Đến


Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm


  Phật giáo đã bác bỏ quan niệmmột Chúa sáng thế, nhưngtrụ tồn tại là không thể hoài nghi, sinh mạng tồn tại là không thể phủ định. Phật giáo cho rằng, những nguyên tố tạo thànhtrụtính chất vĩnh hằng.


Cũng như những nhân tạo ra sinh mạng cũngtính vĩnh hằng. Nói cách khác, vật chất tạo ra vũ trụbất diệt, mà tinh thần cấu thành sinh mạng cũngbất diệt. Vĩnh hằng nghĩavốnnhư vậy, không có sinh ra và hủy diệt. Tình hình thực tế củatrụ và sinh mạng là như vậy.


Phật giáo cho rằng, sự biến hóa củatrụ, sự lưu chuyển của sinh mạng, là do nghiệp lực của chúng sinh tạo thành.


Nghiệp lực (sức mạnh của nghiệp) chínhnhững hành vi thiện hay ác của chúng sinh, chúng giống như màu sắc vậy, một cách liên tục không ngứt đoạn, huân nhiễm tâm thức của chúng sinh, là chủ thể của sinh mạng, rồi lại từ ở trong tâm thức, theo ngoại duyên (điều kiện bên ngoài) mà hiện hành bộc lộ, cũng như hạt giống gieo trong đất, nhờcác ngoại duyênánh sáng, độ ẩm và không khí mà sinh trưởng.


Đó là cáisách Phật gọihiện hành của nghiệp. Hiện hành của nghiệp chínhkết quả tạo ác của nghiệp. Đó là ý tứ của câu : "thiện ác đáo đầu chung hữu báo", nghĩathiện hay ác cuối cùng đềuquả báo.


Nghiệp có thể do cá nhân một mình làm ra, cũng có thể do cá nhân cùng với nhiều người khác cùng làm; có những nghiệp tuy là do cá nhân riêng mình tự làm, nhưng làm tương tự như nhiều người khác làm. Có những nghiệp tuy cùng với nhiều người khác làm, nhưng sự tham gia lại nhiều ít khác nhau.


Do vậy, có thể chia ra hai loại nghiệp là "cộng nghiệp" (nghiệp cùng làm) và "bất cộng nghiệp" (nghiệp không cùng với người khác làm).


Vì là cộng nghiệp cho nên dẫn tới quả báo giống nhau. Trái đất này là do cộng nghiệp của vô số chúng sinh tạo ra trong quá khứhiện tại mà hình thành. Do cộng nghiệp khác nhau mà có những thế giới khác nhau. Trongtrụ, có vô số lượng chúng sinh sống trong vũ trụ này. Vì vậy, nếu trên hỏa tinhchúng sinh thì hình dáng của chúng sinh đó không nhất thiết giống hình dáng người sống trên trái đất chúng ta.


Ngoài ra, cònnhững tinh cầu khôngngười ở, thậm chí cũng không có sinh vật nữa, nhưng sự tồn tại của chúngcần thiết đối với cuộc sống của chúng sinh ở các tinh cầu có sinh vật ở. Nói cách khác, sự tồn tại của vạn vật trong vũ trụ bao la này đều có lý do, có nguyên nhân tồn tại của chúng. Thí dụ, trên mặt trời không thể có sinh vật tồn tại, thế nhưng nếu khôngmặt trời, thì sinh vật trên trái đất này cũng không thể tồn tại. Hiện nay, khoa học chưa có thể chứng minh được sự tồn tại của nhiều hiện tượng và sự vật. Còn đạo Phật thì giải thích đó đều là do cảm ứng của nghiệp lực của chúng sinh.


Còn về sự tồn tại của sinh vật (cũng tức là sinh mạng) trên địa cầu này, thì Phật cho rằng đều do biến hóathành, và điều này đúng đối với sinh vật đơn bào cũng như đối với con ngườiloại sinh vật cao cấp. Khi địa cầu mới hình thành, thì con người đầu tiên xuất hiện là từ ở cõi trời Quang âm thiên là cõi Trời thứ sáu thuộc cõi Sắc giới bay tới, nhưng sau vì ăn phải một loại thực vật thiên nhiên trên địa cầu này, thân thể trở thành nặng nề không bay được nữa, rồi vĩnh viễn định cư ở trên địa cầu này (Theo kinh Thế kỷ, kinh Đại lâu khôi, kinh Khởi thế v.v…).


Trên thực tế, đó cũng là do nghiệp báo của chúng sinh thuộc loài Trời đó. Phúc báocõi Trời đã hưởng hết rồi thì phải đọa xuống địa cầu này tùy theo nghiệpchịu báo. Cũng như những con người hay chúng sinh sống trên địa cầu này cũng vậy, do cộng nghiệpchiêu cảm địa cầu này thì phải sinh ở địa cầu nàychịu báo. Chịu báo hết rồi, cũng tùy theo nghiệp của mình đã tạo hay đương tạo mà vãng sinh ở các cõi sống khác để tiếp tục chịu báo. Đồng thời lại do bất cộng nghiệp, cho nên tuycùng sinh ra trên địa cầu này, nhưng địa vị cao thấp của mỗi chúng sinh lại khác nhau. Có chúng sinh là côn trùng, có chúng sinh là loài người. Và giữa ngườingười cũngngười sang kẻ hèn, người sống thọ, kẻ chết yểu.


Trên thực tế, cộng nghiệp đồng thời cũngmột dạng của bất cộng nghiệp. Vì sao ? Nếu đứng trên góc độ địa cầunói thì địa cầucuộc sốngđịa cầu là do cộng nghiệp của chúng sinh ở đâyhình thành. Nhưng nếu đem đối chiếu với chúng sinh ở một cõi sống khác, trên một hành tinh khác, thì chính là do bất cộng nghiệp mà có sự khác biệt giữa cuộc sống ở hành tinh đó với cuộc sống trên địa cầu chúng ta. Nói cộng nghiệpmột dạng của bất cộng nghiệp, ý tứ là như vậy. Thế nhưng ngược lại, cộng nghiệp cũngmột dạng của bất cộng nghiệp.


Thí dụ, nói chúng sinh ở trên địa cầu này là do cộng nghiệp. Thế nhưng loài người ở Phi châu có da đen, loài người ở Á châu có da vàng. Đó lại là do người ở Phi châungười ở Á châubất cộng nghiệpthành ra như vậy. Nhưng vì cả hai giống người đó đều cùng sống trên một quả địa cầu, cho nên cũng lại do cộng nghiệp làm người mà sinh ra như thế. Từ đó mà suy ra, mới hiểu được vì sao, trong cùng một quốc gia, thậm chí trong cùng một gia đình, vẫnrất nhiều khác biệt trong phẩm chất, tính cáchcảnh ngộ giữa ngườingười với nhau. Tất cả muôn vàn sai biệt đều là do cộng nghiệpbất cộng nghiệp tạo thành.


Đó là lối giải thích của Phật giáo đối với sự tồn tại củatrụ và sinh mạng.


Trang Nhà Quảng Đức


Kinh Sách dài tập

Hồi hướng

Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,

Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,

may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,

the Land of Ultimate Bliss.

Ủng hộ/support us – bằng Paypal

Hoà Thượng Tịnh Không Ân Sư

Tất cả Danh mục

Thư Viện Download











Thư Viện Download

Thư Viện DownloadThư Viện Download
Thư Viện Tipitaka
Flag Counter

Menu