Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Ba Đề Xá Nguyện Sinh Kệ

Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Ba Đề Xá Nguyện Sinh Kệ

Tác giả:

admin

Trạng thái:

Hoàn thành

Lượt xem:

2075

Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Ba Đề Xá Nguyện Sinh Kệ

Đánh giá: 10/10 từ 0 lượt

VÔ LƯỢNG THỌ KINH ƯU BÀ ĐỀ XÁ


NGUYỆN SINH KỆ CHÚ


QUYỂN THƯỢNG


BÀ TẨU BÀN ĐẦU (VASUBHANDU) BỒ TÁT TẠO
NGỤY – VĨNH NINH TỰ - BẮC THIÊN TRÚC – SA MÔN BỒ ĐỀ LƯU CHI HÁN DỊCH.
NGỤY – TÂY HÀ THẠCH BÍCH CỐC - HUYỀN TRUNG TỰ - SA MÔN ĐÀM LOAN CHÚ GIẢI.


Xét kỹ theo (luận) Thập Trụ Tỳ Bà Xa của Bồ Tát Long Thụ có nói: Bồ Tát cầu A Tỳ Bạt Chí (1) thời có hai con đường, một là con đường khó đi, hai là conđường dễ đi. Con đường khó đi là nói cho trong thời (kỳ thuộc) năm (thứ) đục (2), vào lúc không có Phật, (mà) cầu A Tỳ Bạt Chí thời (rất) khó (được). Cái khó ở đây vốn rất nhiều chiều hướng (sai khác), (nay) nói lược ra năm ba (thứ) để nêu lên ý nghĩa nọ. Một là tướng (của) ngoại đạo tốt (đẹp) (3) làm loạn pháp Bồ Tát, hai là (chỉ lo) lợi mình (của) Thanh Văn làm chướng đại từ bi, ba là (những kẻ) ác nhân vô lại phá mất thắng đức (của) người khác, bốn là quả (tuy là) thiện (nhưng thật ra là) điên đảo (4) có thể làm hoại phạm hạnh, năm là chỉ duy có sức của mình, không có sức của người khác đỡ cho. Các thứ (khó khăn) như thế nhìn đâu cũng thấy. Ví nhưđường bộ, đi bộ thời khổ. (Còn) con đường dễ đi là nói cho chỉ do nhân duyên tin Phật, nguyện sinh vào tịnh độ, (do) nương theo lực Phật liền được vãng sinh vào cõi thanh tịnh kia, (rồi nhờ) lực Phật giữ yên (5) mà đi ngay vào trong khối chính định của Đại thừa (6). Chính định tức là A Tỳ Bạt Chí. Ví nhưđường thủy, đi thuyền thời sướng.


Bộ Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá này vốn là chỗ cùng cực của thượng thừa (7), là chiếc thuyền (thuận) gió không thối chuyển vậy. Vô Lượng Thọ là biệt hiệu của Như Lai trong tịnh độ An Lạc. Thích Ca Mâu Ni Phật tại thành Vương Xá và nước Xá Vệ, ở giữa đại chúng, nói lên công đức trang nghiêm của Phật Vô Lượng Thọ, (rồi) lấy ngay danh hiệu của Phật làm thể (của) kinh. Bậc thánh về sau là Bồ Tát Bà Tẩu Bàn Đầu, ghi nhớ lời dạy đại bi của Như Lai làm thêm kệ nguyện sinh phụ vào kinh, rồi lại tạo thêm phầm văn xuôi để giải thích thêm. Tiếng Phạn là Ưu Bà Đề Xá (8), xứ này (9) không có danh từ chính xác để dịch. Nếu chỉ nêu lên một phần nào, thì có thể gọi là luận. Sở dĩ không có danh từ chính xác để dịch là bởi xứ này vốn không có Phật. Như sách (vở của) xứ này, cứ do Khổng Tử (mà ra) thì gọi là kinh, (còn) các người khác làm ra, đều gọi là “tử”. Các nhóm (sách vở) thuộc quốc sử quốc kỷ, mỗi (nhóm) đều có thể lệ riêng. Song trong mười hai bộ kinh do Phật nói thời có luận nghị kinh, gọi là Ưu Bà Đề Xá. Lại nếu các đệ tử Phật giải thích về kinh giáo của Phật (mà) cùng với ý nghĩa của Phật tương ưng thì Phật cũng cho gọi là Ưu Bà Đề Xá, vì (các luận này) nhập (được) vào (phương tiện) pháp tướng (10) (trong) Phật (pháp). Xứ này nói luận, đúng ra chỉ là (ý nghĩa của) luận nghị mà thôi, (chứ) có lý nào (lại) dịch chính xác được danh từ kia sao? Cũng như người nữ, đối với con xưng là mẹ, đối với anh nói là em, các sự việc như thế đều tùy theo nghĩa, mỗi thứ mỗi khác. Nếu chỉ lấy các danh nữ (mà) nói chung cho cả mẹ và em, thì (tuy) không mất cái đại thể của nữ, (song) có đâu (còn bao) hàm (được cái) ý nghĩa tôn ti (kia nữ) sao? Ở đây nói luận, cũng giống như (dùng chữ nữ) vậy. Cho nên vẫn giữ nguyên âm phạn (mà) nói là Ưu Bà Đề Xá.


Luận này bước sau gồm có hai lớp, một là phần tổng thuyết, hai là phần giải nghĩa. Phần tổng thuyết gồm trọn hết các bài kệ năm chữ. Phần giải nghĩa là trọn hết phần văn xuôi từ (hai) chữ “Luận rằng” trở xuống. Sở dĩ (phân) làm hai lớp (vì) có hai nghĩa. Kệ để tụng (về) kinh (và) để tổng gom lại, luận để (giải) thích kệ (và) để giải nghĩa vậy.


Vô Lượng Thọ là nói cho Như Lai Vô Lượng Thọ, (ngài có) thọ mệnh lâu dài không thể suy lường vậy.


Kinh (có nghĩa) là thường vậy. (Những gì) nói (về) cõi nước An Lạc (nào là) công đức trang nghiêm thanh tịnh của Phật và Bồ Tát, công đức trang nghiêm thanh tịnh của cõi nước, có thể tạo lợi ích lớn cho chúng sinh, (các thứ này) hay thường (lưu) hành ở thế gian nên gọi là Kinh (11).


Ưu Bà Đề Xá là tên của kinh luận nghị của Phật (12).


Nguyện có nghĩa là thích muốn.


Sinh là Thiên Thân Bồ Tát nguyện sinh vào trong đóa hoa Như Lai thanh tịnh của cõi tịnh độ An Lạc kia, nên gọi là “nguyện sinh”.


Kệ nghĩa là số câu, lấy câu năm chữ lược tụng ra kinh Phật, nên gọi là Kệ.


Bà Tẩu dịch là Thiên, Bàn Đầu dịch là Thân (13), vị này tên chữ là Thiên Thân, truyện (có ghi) trong Phó Pháp Tạnh Kinh (14).


Bồ Tát nếu giữ đủ âm phạm thì phải nói là Bồ Đề Tát Đỏa. Bồ Đề là tên (gọi) của Phật đạo, Tát Đỏa hoặc nói là chúng sinh, hoặc nói là dũng kiện. (Các) chúng sinh đều cầu Phật đạo, có ý chí mạnh mẽ dũng mãnh, cho nên gọi là Bồ Đề Tát Đỏa. Nay chỉ nói Bồ Tát do dịch giả lược bớt đi vậy.


Tạo cũng là làm, lại nhân (nơi) người (nào đó) trùng tuyên pháp (lại) nên nói là người nào đó tạo. Cho nên (đầu đề) nói là “Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Xá Nguyện Sinh Kệ, Bà Tẩu Bàn Đầu Bồ Tát tạo”. Giải thích về danh mục của bộ luận xong.


Các chương mới nhất

Kinh Sách dài tập

Hồi hướng

Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,

Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,

may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,

the Land of Ultimate Bliss.

Ủng hộ/support us – bằng Paypal

Hoà Thượng Tịnh Không Ân Sư

Tất cả Danh mục

Thư Viện Download











Thư Viện Download

Thư Viện DownloadThư Viện Download
Thư Viện Tipitaka
Flag Counter

Menu