• Danh sách
  • Thể loại
    • 5 Periods of Buddha’s teachings - Ngũ Thời Giáo
    • A Basic Buddhism Guide
    • Accounts of Request and Response
    • Activities
    • Agama - Thời Kỳ A Hàm
    • Ấn Quang Đại Sư
    • Avatamsaka Period - Thời Kỳ Hoa Nghiêm
    • Basic Teachings
    • Bộ A Hàm
    • Buddhist Education in China
    • Buddhist Scriptures
    • Buddhist Scriptures
    • Buddhist Studies
    • Buddhist Sutras
    • Cao Tăng Quảng Khâm
    • Changing Destiny
    • Chinaese
    • Chú Giải Kinh Vô Lượng Thọ
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 2
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 3
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 4
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 5
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 6
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 7
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 8
    • Chư Tổ - Cao Tăng
    • Chưa phân loại
    • Collected Talks
    • Contact
    • Cư Sĩ Lưu Tố Vân
    • Cultivation
    • Cultivation Hall
    • Cultivation Hall Rules
    • Curriculum
    • Daily Living
    • Dharma
    • Đại Đức Thích Đạo Thịnh
    • Đại sư Hành Sách
    • Đại sư Liên Trì
    • Đại sư Ngẫu Ích
    • Đại Tạng Kinh
    • Đệ Tử Quy
    • Đệ Tử Quy
    • Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện Kinh Giảng Ký
    • Đọc sách ngàn lần
    • EBook .Doc - .PDF
    • Essence of the Infinite Life Sutra
    • Eyewitness Accounts
    • Founder
    • Giảng Giải Kinh Sách
    • Giảng Kinh
    • Giảng Kinh Địa Tạng
    • Giảng Kinh Địa Tạng lần 1
    • Giảng Ý Nghĩa Pháp Hội Quán Âm TTHN
    • Glossary
    • Guidelines for Being a Good Person
    • Hán văn - 古文 - Cổ Văn
    • History and Culture
    • Hòa Thượng Diệu Liên
    • Hòa Thượng Thích Trí Tịnh
    • Hòa Thượng Tịnh Không
    • Hòa Thượng Tịnh Không Khai thị
    • Học Chữ Hán Việt
    • Học Tập Văn Hóa Truyền Thống
    • Indonesian Translation
    • Khoa Học
    • Kinh điển Bắc truyền
    • Kinh điển Hán tạng đã Việt dịch
    • Kinh điển Nam truyền
    • Kinh Tạng
    • Kinh Vô Lượng Thọ 1994
    • Kinh Vô Lượng Thọ lần 10
    • Kinh Vô Lượng Thọ lần 11
    • Lão pháp sư Thích Tịnh Không
    • Lão pháp sư Thích Tịnh Không
    • Learning
    • Lotus Nirvana - Thời Kỳ Pháp Hoa và Niết Bàn
    • Luận Tạng
    • Luật Tạng
    • Main
    • Main Thoughts
    • Mission
    • More...
    • Mr. Li Bingnan
    • Ms. Han Yin
    • Nghi Thức Tụng Niệm
    • Nhạc Niệm Phật
    • Nhạc Phật Giáo
    • Nhân Quả Báo Ứng
    • Online Study Guide
    • Phần mềm ứng dụng Phật Pháp
    • Pháp ngữ
    • Pháp Sư Ngộ Thông
    • Phật giáo nước ngoài
    • Phật Học Vấn Đáp
    • Phiên âm Hán Việt - 古Cổ 文Văn
    • Phim Phật Giáo
    • Phim Tài Liệu
    • PLLCA Library
    • Prajnã Period - Thời Kỳ Bát Nhã
    • Primary & Secondary
    • Professor Fang Dongmei
    • Pure Land Buddhism
    • Pure Land Organizations
    • Quốc tế
    • Resources
    • Retreat Application
    • Retreats
    • Sách
    • Sách nói Audio
    • Sách Văn Học PG
    • Six Harmonies
    • Six Paramitas
    • Stories
    • Sử Phật Giáo
    • Sutra Excerpts
    • Sutra Stories
    • Sutras Books
    • Symbolism
    • Tam tạng Kinh điển Sanskrit - PALI
    • Teachers
    • Teachings
    • Ten Attainments
    • Ten Great Vows
    • Ten Virtuous Karmas Sutra
    • Ten-recitation Method
    • Thái Thượng Cảm Ứng Thiên
    • The Buddhist World
    • The Supreme Buddha
    • Theo dấu chân Phật - Hành Hương Đất Phật
    • Thiên Hạ Phụ Tử
    • Three Conditions
    • Threefold Learning
    • Timelines
    • Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
    • Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014
    • Tịnh Tông Học Viện
    • Tổ Tịnh Độ Tông
    • Training in the Traditional Way
    • Training Procedure
    • Trần Đại Huệ
    • Trích Đoạn Khai Thị
    • Trích Yếu
    • Tripitaka - 大藏經
    • Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm
    • Truyện Phật giáo
    • Truyện thiếu nhi song ngữ
    • Truyện Tranh Phật Giáo
    • Tụng Kinh
    • Tuyên Hóa Thượng Nhân giảng thuật
    • Vaipulya Period - Thời Kỳ Phương Đẳng
    • Vấn Đáp Phật Pháp
    • Văn Học
    • Venerable Master Chin Kung: Books
    • Video
    • Video Pháp Âm
    • Visiting
    • Zhangjia Living Buddha
    • 中國 - Zhōngguó - Chinese
    • 人物故事 - Renwu - Câu Chuyện Nhân Vật
    • 佛教故事 - fojiaogushi
    • 佛经故事 - Fojing - Câu chuyện Phật
    • 古Cổ 文VănViệt
    • 哲理故事 - Zheli - Câu chuyện triết học
    • 漫畫 - Comics - Truyện tranh
    • 生活故事 - Shenghuo - Câu chuyện cuộc sống
  1. Trang chủ
  2. Kinh sách
  3. Sa Di Giới và Sa Di Ni Giới

  4. Lời Huấn Thị Sa Di & Sa Di Ni

Sa Di Giới và Sa Di Ni Giới

Lời Huấn Thị Sa Di & Sa Di Ni

Chương trước
Chương tiếp

[1]

Lời Huấn Thị Sa Di & Sa Di Ni

Thiện nam và thiện nữ, nay các người lãnh thọ giới pháp rồi thì phải tôn kính mà vâng giữ, không được vi phạm giới pháp cần phải phụng trì. Bằng cách hiến cúng Tam bảo, siêng trồng ruộng phước. Đối với Hòa thượng Xà lê thì nhất luật y như giáo huấn đúng với chánh pháp của các ngài, đối với thượng tọa trung tọa hạ tọa thì lòng thường cung kính. Tinh tiến hành đạo, báo ơn mẹ cha. Áo cốt che thân, không cần hoa mĩ; ăn đủ để sống, không được đam mê. Hoa hương phấn sáp không cho dính mình, sắc đẹp tiếng tà toàn không nhìn nghe. Nói từ tốn, giữ nghiêm chính, đừng rao lỗi người; nếu ai tranh chấp, nói cho đôi bên hòa hợp. Trai gái phải khác biệt, cỏ cây cũng đừng tổn thương. Không phải người hiền thì không thân làm bạn, không phải bậc thánh thì không thờ làm thầy. Y và bát thường chung với mình. Phi thời không ăn, phi pháp không nói. Tinh cần suy nghĩ nghĩa lý, ôn cũ biết mới. Ngồi thì thiền tư, dậy thì đọc tụng. Đóng ba đường ác, mở cửa niết bàn. Nương dựa vào pháp Tỷ kheo mà tăng trưởng những chánh nghiệp trên đây, làm cho tâm bồ đề không thoái chuyển, trí bát nhã trong sáng hoài. Quảng độ chúng sinh, cầu thành chánh giác. Dụng tâm như vậy mới thật là đệ tử của Phật.

Người làm việc trích và chỉnh thành lời huấn dụ này là chính ngài Bách trượng (Vạn 106/266). Lời nay có trong tất cả nghi thức truyền giới Sa di và Sa di ni.

Mười Điều Tâm Niệm

Thứ nhất, nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bịnh khổ, vì không bịnh khổ thì dục vọng dễ sinh. Thứ hai, ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu xa nổi dậy. Thứ ba, cứu xét tâm tánh thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo. Thứ tư, xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường. Thứ năm, việc làm đừng mong dễ thành, vì việc dễ thành thì lòng khinh thường, kiêu ngạo. Thứ sáu, giao tiếp đừng cầu lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa. Thứ bảy, với người thì đừng mong tất cả đều thuận theo ý mình, vì được thuận theo ý mình thì lòng tất kiêu căng. Thứ tám, thi ân thì đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là thi ân mà ý có mưu đồ. Thứ chín, thấy lợi thì đừng nhúng vào, vì nhúng vào thì si mê phải động. Thứ mười, oan ức không cần biện bạch, vì biện bạch là nhân ngã chưa xả.

Bởi vậy, Phật dạy lấy bịnh khổ làm thuốc thần, lấy hoạn nạn làm giải thoát, lấy khúc mắc làm thú vị, lấy ma quân làm bạnđạo, lấy khó khăn làm thích thú, lấy kẻ tệ bạc làm người giúp đỡ, lấy người chống đối làm nơi giao du, coi thi ân như đôi dép bỏ, lấy sự xả lợi làm vinh hoa, lấy oan ức làm cửa ngõ đạo hạnh. Nên chấp nhận trở ngại thì lại thông suốt, mà cầu mong thông suốt thì sẽ bị trở ngại. Thế tôn thực hiện tuệ giác bồ đề ngay trong mọi sự trở ngại. Ương quật hành hung, Đề bà quấy phá, mà Ngài giáo hóa cho thành đạo cả. Như vậy há không phải chính sự chống đối lại làm sự thuận lợi, và sự phá hoại lại làm sự tác thành, hay sao? Ngày nay, những người học đạo, trước hết không dấn mình vào trong mọi sự trở ngại, nên khi trở ngại ập đến thì không thể ứng phó. Chánh pháp chí thượng vì vậy mất hết, đáng tiếc đáng hận biết ngần nào?

Ghi Chú

Trước đây 10 điều tâm niệm tôi dịch từ sự trích lục của 1 bộ sách. Nay thì tìm ra và dịch theo nguyên văn, nằm trong Chính 47/373, tên sách là Bảo vương tam muội niệm Phật trực chỉ, của ngài Diệu hiệp, 1 tác phẩm mà ngài Vân thê muốn nhưng chưa thấy được (Chính 47/354). Mười điều tâm niệm được mở đầu bằng những lời sau đây.

Tâm tánh bình đẳng, bản thể nguyên vẹn. Do đó mà chúng sinh tuy bị ràng buộc trong nghiệp thức, nhưng không ai lại không có cái chí xuất trần. Thế nhưng muốn tham cứu đạo lý thì ma chướng đã hiện ra, một việc phiền lòng là vạn điều thiện mất cả, thành công thì nhỏ mà thất bại quá lớn, nên người đắc đạo quả thật quá ít. Huống chi vật dục đua nhau khuynh loát tâm trí, sống chết giành nhau đánh đổ sinh mạng, khiến ai cũng như ai. Làm cho cái Pháp mà Phật đã trải qua 3 vô số kiếp, hy sinh vô số đầu mắt tủy não, quốc thành thê tử, thân thịt tay chân, giữ giới, nhẫn nhục, tinh tiến, phụng sự thiện hữu, không tiếc tính mạng trong việc tu tập các nhân tố của tuệ giác bồ đề mới thực hiện được, cái Pháp ấy nhất đán đến ta, gặp trở ngại mà thoái chí là mất tất cả, thật đáng thống hận. Nay ta đã làm con Phật, vậy mà không nổ lực phấn đấu, ngồi mà nhìn con mắt tuệ giác của pháp giới chúng sinh mù mất, thì thật đau lòng còn hơn cắt da xả thịt. Do đó mà tôi y cứ kinh điển, lập ra “10 hạnh trở ngại lớn lao”, mệnh danh là “10 hạnh không cầu”. Tình đời dẫu chẳng ai muốn trở ngại, nhưng cố gắng chấp nhận thì những trở ngại ấy hiện ra, thân tâm ta nhờ đã nung luyện trước trong đó, nên các thứ ma, mọi thứ ác, hết thảy trở ngại không thể khuynh đảo hay cản trở được nữa. Như vàng ở trong lò lửa, lửa nung vàng, nhưng vàng lại nhờ đó mà thành vật dụng …

Và “10 hạnh không cầu” ấy tôi đổi tên là “10 điều tâm niệm”.

Trí Quang

Đổi Thay Và Nội Dung

Sau khi làm việc cho Bồ tát giới, Tỷ kheo giới, Tỷ kheo ni giới, Thức xoa giới, nay tôi làm việc cho Sa di giới và Sa di ni giới. Như vậy là 6 giới bản của xuất gia đã đủ cả. Làm việc cho Sa di giới và Sa di ni giới như thế nào? Nguyên năm 2516 (1972) tôi đã biên tập bộ Luật sa di và sa di ni, gồm có 3 tập. Nay tu chỉnh bộ ấy, tu chỉnh cho gọn gàng hơn, và đổi ra tên Sa di giới và Sa di ni giới, chia làm 2 tập.

Cũng như sách cũ, sách mới này gồm có 9 tiểu phẩm: 1 là kinh Di giáo, 2 là kinh Bát đại nhân giác, 3 là văn Khuyến phát bồ đề tâm, 4 là Phát bồ đề tâm (phụ cho số 3), 5 là Cảnh sách, 6 là Tỳ ni, 7 là Sa di luật nghi, 8 là Sa di ni luật nghi, 9 là Sa di luật nghi lục yếu (phụ cho 2 số 7 và 8). Trong 9 tiểu phẩm này, 3 tiểu phẩm 5, 6, 7, thường gọi là “luật tiểu”, còn tiểu phẩm 8 là sao lục Vạn 106/349-355.

Tất cả 9 tiểu phẩm chia làm 2 loại: Một, loại “phù trì của Sa di giới và Sa di ni giới”, gồm các tiểu phẩm 1, 2, 3, 4, 5, 6 (loại này xưa chỉ có 2 tiểu phẩm 5 và 6, nay tôi thêm các tiểu phẩm 1, 2, 3, 4). Hai, là loại “chủ yếu của Sa di giới và Sa di ni giới”. gồm các tiểu phẩm 7, 8, 9. Với 9 tiểu phẩm và 2 loại như vậy, sách này chia làm 2 tập.

Tập 1, chỉ để tụng, học thuộc lòng, gồm có 3 phần: Một, “phần kính phụng Di giáo”, chỉ dịch nghĩa kinh này. Hai, “phần dịch âm dịch nghĩa” Tỳ ni, Cảnh sách, Sa di luật nghi, Sa di ni luật nghi. Ba, “phần sao lục Hoa văn” của 4 tiểu phẩm trên. Trong 2 phần Hai và Ba, mỗi đoạn có đánh dấu giả đặt để dễ dò.

Tập 2, chỉ để học ý nghĩa, gồm có 2 loại : Một, “loại phù trì của Sa di giới và Sa di ni giới”, là dịch nghĩa và chú giải 6 tiểu phẩm Di giáo, Bát đại nhân giác, Phát bồ đề tâm văn, Phát bồ đề tâm, Cảnh sách, Tỳ ni. Hai, “loại chủ yếu của Sa di giới và Sa di ni giới”, là dịch nghĩa và chú giải 2 tiểu phẩm Sa di luật nghi và Sa di ni luật nghi, phụ lục tiểu phẩm 9. Khác với sách cũ, trọn tập 2 này không còn để phần dịch âm của bất cứ tiểu phẩm nào.

 


Chương trước Chương tiếp
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.

Bài mới

  • Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích
  • Con Gái Đức Phật
  • Truyện Tiền Thân Đức Phật Thích Ca (song ngữ)
  • SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI
  • TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM

Meta

  • Log in
  • Entries feed
  • Comments feed
  • WordPress.org
  • Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích, Con Gái Đức Phật, Truyện Tiền Thân Đức Phật Thích Ca (song ngữ), SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI, TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM, Liên Hoa Hóa Sanh - Pháp Sư Đạo Chứng, Luân Lý Giáo Khoa Thư, Quốc Văn Giáo Khoa Thư, Kinh Bảo Khiếp Ấn Thần Chú về Bí Mật Toàn Thân Xá-lợi ở Trong Tâm của Tất Cả Như Lai, Đại Cương Kinh Thủ Lăng Nghiêm,