• Danh sách
  • Thể loại
    • 5 Periods of Buddha’s teachings - Ngũ Thời Giáo
    • A Basic Buddhism Guide
    • Accounts of Request and Response
    • Activities
    • Agama - Thời Kỳ A Hàm
    • Ấn Quang Đại Sư
    • Avatamsaka Period - Thời Kỳ Hoa Nghiêm
    • Basic Teachings
    • Bộ A Hàm
    • Buddhist Education in China
    • Buddhist Scriptures
    • Buddhist Scriptures
    • Buddhist Studies
    • Buddhist Sutras
    • Cao Tăng Quảng Khâm
    • Changing Destiny
    • Chinaese
    • Chú Giải Kinh Vô Lượng Thọ
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 2
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 3
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 4
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 5
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 6
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 7
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 8
    • Chư Tổ - Cao Tăng
    • Chưa phân loại
    • Collected Talks
    • Contact
    • Cư Sĩ Lưu Tố Vân
    • Cultivation
    • Cultivation Hall
    • Cultivation Hall Rules
    • Curriculum
    • Daily Living
    • Dharma
    • Đại Đức Thích Đạo Thịnh
    • Đại sư Hành Sách
    • Đại sư Liên Trì
    • Đại sư Ngẫu Ích
    • Đại Tạng Kinh
    • Đệ Tử Quy
    • Đệ Tử Quy
    • Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện Kinh Giảng Ký
    • Đọc sách ngàn lần
    • EBook .Doc - .PDF
    • Essence of the Infinite Life Sutra
    • Eyewitness Accounts
    • Founder
    • Giảng Giải Kinh Sách
    • Giảng Kinh
    • Giảng Kinh Địa Tạng
    • Giảng Kinh Địa Tạng lần 1
    • Giảng Ý Nghĩa Pháp Hội Quán Âm TTHN
    • Glossary
    • Guidelines for Being a Good Person
    • Hán văn - 古文 - Cổ Văn
    • History and Culture
    • Hòa Thượng Diệu Liên
    • Hòa Thượng Thích Trí Tịnh
    • Hòa Thượng Tịnh Không
    • Hòa Thượng Tịnh Không Khai thị
    • Học Chữ Hán Việt
    • Học Tập Văn Hóa Truyền Thống
    • Indonesian Translation
    • Khoa Học
    • Kinh điển Bắc truyền
    • Kinh điển Hán tạng đã Việt dịch
    • Kinh điển Nam truyền
    • Kinh Tạng
    • Kinh Vô Lượng Thọ 1994
    • Kinh Vô Lượng Thọ lần 10
    • Kinh Vô Lượng Thọ lần 11
    • Lão pháp sư Thích Tịnh Không
    • Lão pháp sư Thích Tịnh Không
    • Learning
    • Lotus Nirvana - Thời Kỳ Pháp Hoa và Niết Bàn
    • Luận Tạng
    • Luật Tạng
    • Main
    • Main Thoughts
    • Mission
    • More...
    • Mr. Li Bingnan
    • Ms. Han Yin
    • Nghi Thức Tụng Niệm
    • Nhạc Niệm Phật
    • Nhạc Phật Giáo
    • Nhân Quả Báo Ứng
    • Online Study Guide
    • Phần mềm ứng dụng Phật Pháp
    • Pháp ngữ
    • Pháp Sư Ngộ Thông
    • Phật giáo nước ngoài
    • Phật Học Vấn Đáp
    • Phiên âm Hán Việt - 古Cổ 文Văn
    • Phim Phật Giáo
    • Phim Tài Liệu
    • PLLCA Library
    • Prajnã Period - Thời Kỳ Bát Nhã
    • Primary & Secondary
    • Professor Fang Dongmei
    • Pure Land Buddhism
    • Pure Land Organizations
    • Quốc tế
    • Resources
    • Retreat Application
    • Retreats
    • Sách
    • Sách nói Audio
    • Sách Văn Học PG
    • Six Harmonies
    • Six Paramitas
    • Stories
    • Sử Phật Giáo
    • Sutra Excerpts
    • Sutra Stories
    • Sutras Books
    • Symbolism
    • Tam tạng Kinh điển Sanskrit - PALI
    • Teachers
    • Teachings
    • Ten Attainments
    • Ten Great Vows
    • Ten Virtuous Karmas Sutra
    • Ten-recitation Method
    • Thái Thượng Cảm Ứng Thiên
    • The Buddhist World
    • The Supreme Buddha
    • Theo dấu chân Phật - Hành Hương Đất Phật
    • Thiên Hạ Phụ Tử
    • Three Conditions
    • Threefold Learning
    • Timelines
    • Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
    • Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014
    • Tịnh Tông Học Viện
    • Tổ Tịnh Độ Tông
    • Training in the Traditional Way
    • Training Procedure
    • Trần Đại Huệ
    • Trích Đoạn Khai Thị
    • Trích Yếu
    • Tripitaka - 大藏經
    • Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm
    • Truyện Phật giáo
    • Truyện thiếu nhi song ngữ
    • Truyện Tranh Phật Giáo
    • Tụng Kinh
    • Tuyên Hóa Thượng Nhân giảng thuật
    • Vaipulya Period - Thời Kỳ Phương Đẳng
    • Vấn Đáp Phật Pháp
    • Văn Học
    • Venerable Master Chin Kung: Books
    • Video
    • Video Pháp Âm
    • Visiting
    • Zhangjia Living Buddha
    • 中國 - Zhōngguó - Chinese
    • 人物故事 - Renwu - Câu Chuyện Nhân Vật
    • 佛教故事 - fojiaogushi
    • 佛经故事 - Fojing - Câu chuyện Phật
    • 古Cổ 文VănViệt
    • 哲理故事 - Zheli - Câu chuyện triết học
    • 漫畫 - Comics - Truyện tranh
    • 生活故事 - Shenghuo - Câu chuyện cuộc sống
  1. Trang chủ
  2. Kinh sách
  3. A Di Đà Phật Thánh Điển

  4. VIII. Vãng sanh kiến Phật chương (往生見佛章)

A Di Đà Phật Thánh Điển

VIII. Vãng sanh kiến Phật chương (往生見佛章)

Chương trước
Chương tiếp

Nhân tu trong cõi này, quả cảm nơi Lạc Bang. Tận mặt phụng sự đức Di Đà, đích thân nhận lãnh pháp thù thắng, thành tựu công đức nhiệm mầu, đạt được đại thần thông, diệu bảo trang nghiêm, tướng hảo thù thắng, đặc biệt, trọn đủ sự an lạc tột cùng, thọ dụng tự tại, mau chóng chứng Bồ Đề, hóa độ như ý. Đấy chính là quả báo của hành giả niệm Phật vãng sanh cõi ấy. Quả thù thắng do vãng sanh chẳng thể nói trọn hết. Xem [những điều được trình bày trong chương sách này khác nào] một giọt [nước trong đại dương], cũng có thể biết sự thù thắng nhiệm mầu ấy không bờ bến vậy.

 

* Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, Nhập Pháp Giới Phẩm – Phật Đà Bạt Đà La dịch

(大方廣佛華嚴經入法界品 – 佛陀跋陀羅譯)

 

          Hoặc kiến Vô Lượng Thọ, tối thắng thiên nhân tôn, vị thọ quán đảnh ký, thành vô thượng đạo sư. (CBETA, T09, no.278, p.786, c21-23).

          或見無量壽,最勝天人尊,為授灌頂記,成無上導師。 

          (Hoặc thấy đức Vô Lượng Thọ Phật là bậc tối thắng được trời người tôn kính, được Ngài thọ ký, quán đảnh, trở thành vô thượng đạo sư).

 

* Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm

(大方廣佛華嚴經普賢行願品)

 

          Hoặc hữu kiến Phật Vô Lượng Thọ, Quán Tự Tại đẳng cộng vi nhiễu, tất dĩ trụ ư Quán Đảnh địa, biến mãn thập phương vô lượng độ. Hoặc kiến Như Lai Vô Lượng Thọ, dữ chư Bồ Tát thọ tôn ký, nhi thành chân thật đại đạo sư, thứ bổ trụ ư An Lạc sát (CBETA, T10, no.293, p.842, c28-p.843, a1).

          或有見佛無量壽,觀自在等共圍繞,悉已住於灌頂地。遍滿十方無量土。或見如來無量壽。與諸菩薩授尊記。而成真實大導師,次補住於安樂剎。

          (Hoặc có người thấy Phật Vô Lượng Thọ, [các vị Bồ Tát] như Quán Tự Tại v.v… cùng vây quanh, thảy đều làm cho [hành giả] trụ nơi địa vị Quán Đảnh, trọn khắp vô lượng cõi nước trong mười phương. Hoặc thấy Như Lai Vô Lượng Thọ thọ ký cho các vị Bồ Tát, [khiến cho các vị ấy] trở thành bậc đại đạo sư chân thật. Kế đến, sẽ được bổ xứ trong cõi An Lạc).

 

* Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, Nhập Pháp Giới Phẩm – Thật Xoa Nan Đà dịch

(大方廣佛華嚴經入法界品 – 實叉難陀譯)

 

          Hoặc hữu kiến Phật Vô Lượng Thọ, Quán Tự Tại đẳng sở vi nhiễu, tất dĩ trụ ư Quán Đảnh địa, sung mãn thập phương chư thế giới (CBETA, T10, no. 279, p.443, a3-5).

          或有見佛無量壽,觀自在等所圍繞,悉已住於灌頂地。充滿十方諸世界。

          (Hoặc có người thấy Phật Vô Lượng Thọ, những vị như Quán Tự Tại v.v… vây quanh, đều đã khiến cho [người ấy] trụ nơi địa vị Quán Đảnh, đầy ắp trong các thế giới ở mười phương).

 

* Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, Bất Tư Nghị Phật Cảnh Giới Phần

(大方廣佛華嚴經不思議佛境界分)

 

          Hoặc sanh Cực Lạc Tịnh Độ trung, thường kiến Như Lai, thân thừa cúng dường (CBETA, T10, no.300, p.908, b21-22).

          或生極樂凈土中。常見如來。親承供養。

          (Hoặc sanh trong Cực Lạc Tịnh Độ, thường thấy Như Lai, đích thân thừa sự, cúng dường).

 

* Đại Bảo Tích Kinh, Bồ Tát Kiến Thật Hội

(大寶積經菩薩見實會)

         

          Đắc sanh An Lạc quốc, diện phụng Vô Lượng Thọ. Trụ An Lạc quốc dĩ, vô úy thành Bồ Đề (CBETA, T11, no.310, p.433, c16-18)

          得生安樂國。面奉無量壽。住安樂國已。無畏成菩提。

          (Được sanh về cõi An Lạc, tận mặt phụng sự đức Vô Lượng Thọ, trụ trong cõi An Lạc rồi, thành Bồ Đề chẳng sợ hãi).

 

* Đại Bảo Tích Kinh, Phát Thắng Chí Nhạo Hội

(大寶積經發勝志樂會)

 

          Nhữ đẳng tùng bỉ ngũ bách tuế hậu, thị chư nghiệp chướng nhĩ nãi tiêu diệt, ư hậu đắc sanh A Di Đà Phật Cực Lạc thế giới. Thị thời bỉ Phật đương vị bỉ đẳng thọ A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề ký (CBETA, T11, no.310, p.520, a20-23)

          汝等從彼五百歲后。是諸業障。爾乃消滅。於後得生阿彌陀佛極樂世界。是時彼佛當為彼等授阿耨多羅三藐三菩提記。

          (Các ngươi từ sau năm trăm năm ấy, các nghiệp chướng đó mới tiêu diệt. Sau đó, được sanh vào thế giới Cực Lạc của A Di Đà Phật. Khi đó, đức Phật ấy sẽ thọ ký Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác cho các ngươi).

 

* Phát Giác Tịnh Tâm Kinh

(發覺凈心經)

 

          Ư hậu đắc sanh A Di Đà quốc Cực Lạc thế giới; thời bỉ Như Lai, phương thọ nhữ đẳng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề ký (CBETA, T12, no.327, p.44, a15-16).

          於後得生阿彌陀國極樂世界。時彼如來。方授汝等阿耨多羅三藐三菩提記。

          (Về sau được sanh vào thế giới Cực Lạc của A Di Đà Phật; khi ấy, đức Như Lai đó mới thọ ký Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác cho các ông).

 

* Vô Lượng Thọ kinh

(無量壽經)

         

          Bỉ Phật quốc độ, chư vãng sanh giả cụ túc như thị thanh tịnh sắc thân, chư diệu âm thanh, thần thông, công đức. Sở xử cung điện, y phục, ẩm thực, chúng diệu hoa hương, trang nghiêm chi cụ, do như Đệ Lục Thiên tự nhiên chi vật. Nhược dục thực thời, thất bảo bát khí tự nhiên tại tiền, kim, ngân, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách, minh nguyệt, chân châu, như thị chư bát tùy ý nhi chí. Bách vị ẩm thực tự nhiên doanh mãn. Tuy hữu thử thực, thật vô thực giả, đản kiến sắc, văn hương, ý dĩ vi thực, tự nhiên bão túc. Thân tâm nhu nhuyễn, vô sở vị trước. Sự dĩ hóa khứ, thời chí phục hiện. Bỉ Phật quốc độ thanh tịnh an ổn, vi diệu khoái lạc, thứ ư vô vi Nê Hoàn chi đạo. Kỳ chư Thanh Văn, Bồ Tát, nhân, thiên, trí huệ cao minh, thần thông đỗng đạt, hàm đồng nhất loại, hình vô dị trạng, đản nhân thuận dư phương cố, hữu nhân thiên chi danh. Nhan mạo đoan chánh, siêu thế hy hữu, dung sắc vi diệu, phi thiên, phi nhân, giai thọ tự nhiên hư vô chi thân, vô cực chi thể.

          Kế như đế vương, tuy nhân trung tôn quý, hình sắc đoan chánh, tỷ chi Chuyển Luân Thánh Vương, thậm vi bỉ lậu, do bỉ khất nhân tại đế vương biên. Chuyển Luân Thánh Vương oai tướng thù diệu, thiên hạ đệ nhất, tỷ chi Đao Lợi Thiên Vương, hựu phục xú ác, bất đắc tương dụ vạn ức bội dã. Giả linh thiên đế, tỷ đệ lục thiên vương bách thiên ức bội, bất tương loại dã. Thiết đệ lục thiên vương tỷ Vô Lượng Thọ quốc Bồ Tát, Thanh Văn, quang nhan dung sắc, bất tương cập đãi bách thiên vạn ức bất khả kế bội.

          Phật cáo A Nan: “Vô Lượng Thọ quốc, kỳ chư thiên nhân, y phục, ẩm thực, hoa, hương, anh lạc, tăng cái, tràng, phan, vi diệu âm thanh, sở cư xá trạch, cung, điện, lâu, các, xứng kỳ hình sắc, cao, hạ, đại, tiểu. Hoặc nhất bảo, nhị bảo, nãi chí vô lượng chúng bảo, tùy ý sở dục, ứng niệm tức chí. Hựu dĩ chúng bảo diệu y, biến bố kỳ địa, nhất thiết nhân thiên tiễn chi nhi hành. Vô lượng bảo võng, di phú Phật độ, giai dĩ kim lũ, chân châu, bách thiên tạp bảo, kỳ diệu trân dị, trang nghiêm hiệu sức, châu táp tứ diện, thùy dĩ bảo linh, quang sắc hoảng diệu, tận cực nghiêm lệ. Tự nhiên đức phong từ khởi vi động. Kỳ phong điều hòa, bất hàn, bất thử, ôn lương nhu nhuyễn, bất trì, bất tật, xuy chư la võng, cập chúng bảo thụ, diễn phát vô lượng vi diệu pháp âm, lưu bố vạn chủng ôn nhã đức hương. Kỳ hữu văn giả, trần lao cấu tập, tự nhiên bất khởi. Phong xúc kỳ thân, giai đắc khoái lạc. Thí như tỳ-kheo đắc Diệt Tránh tam-muội. Hựu phong xuy tán hoa, biến mãn Phật độ. Tùy sắc thứ đệ, nhi bất tạp loạn, nhu nhuyễn, quang trạch, hinh hương phân liệt. Túc lý kỳ thượng, đạo hạ tứ thốn. Tùy cử túc dĩ, hoàn phục như cố. Hoa dụng dĩ ngật, địa triếp khai liệt, dĩ thứ hóa một, thanh tịnh vô di. Tùy kỳ thời tiết, phong xuy tán hoa, như thị lục phản. Hựu chúng bảo liên hoa, châu mãn thế giới. Nhất nhất bảo hoa, bách thiên ức diệp. Kỳ diệp hách nhiên, vĩ diệp hoán lạn, minh diệu nhật nguyệt. Nhất nhất hoa trung, xuất tam thập lục bách thiên ức quang. Nhất nhất quang trung, xuất tam thập lục bách thiên ức Phật, sắc quang tử kim, tướng hảo thù đặc. Nhất nhất chư Phật, hựu phóng bách thiên quang minh, phổ vị thập phương thuyết vi diệu pháp. Như thị chư Phật, các các an lập chúng sanh ư Phật chánh đạo. Kỳ hữu chúng sanh, sanh bỉ quốc giả, giai tất trụ ư Chánh Định chi tụ. Sở dĩ giả hà? Bỉ Phật quốc trung, vô chư tà tụ cập bất định tụ”.

          Phật cáo A Nan: “Thập phương thế giới, chư thiên nhân dân, kỳ hữu chí tâm, nguyện sanh bỉ quốc, phàm hữu tam bối. Kỳ thượng bối giả, xả gia khí dục, nhi tác sa-môn, phát Bồ Đề tâm, nhất hướng chuyên niệm Vô Lượng Thọ Phật. Thử chư chúng sanh lâm thọ chung thời, Vô Lượng Thọ Phật dữ chư đại chúng, hiện kỳ nhân tiền, tức tùy bỉ Phật, vãng sanh kỳ quốc, tiện ư thất bảo hoa trung, tự nhiên hóa sanh, trụ Bất Thoái Chuyển, trí huệ dũng mãnh, thần thông tự tại”.

          Phật cáo A Nan: “Kỳ trung bối giả, thập phương thế giới, chư thiên nhân dân, kỳ hữu chí tâm nguyện sanh bỉ quốc, tuy bất năng hành tác sa-môn, đại tu công đức, đương phát Vô Thượng Bồ Đề chi tâm, nhất hướng chuyên niệm Vô Lượng Thọ Phật, đa thiểu tu thiện, phụng trì trai giới, khởi lập tháp tượng, phạn thực sa-môn, huyền tăng nhiên đăng, tán hoa thiêu hương. Dĩ thử hồi hướng, nguyện sanh bỉ quốc. Kỳ nhân lâm chung, Vô Lượng Thọ Phật hóa hiện kỳ thân, quang minh, tướng hảo, cụ như chân Phật, dữ chư đại chúng, hiện kỳ nhân tiền. Tức tùy hóa Phật, vãng sanh kỳ quốc, trụ Bất Thoái Chuyển, công đức, trí huệ, thứ như thượng bối giả dã”.

          Phật cáo A Nan: “Kỳ hạ bối giả, thập phương thế giới, chư thiên nhân dân, kỳ hữu chí tâm, dục sanh bỉ quốc. Giả sử bất năng tác chư công đức, đương phát Vô Thượng Bồ Đề chi tâm, nhất hướng chuyên niệm, nãi chí thập niệm, niệm Vô Lượng Thọ Phật, nguyện sanh kỳ quốc. Nhược văn thâm pháp, hoan hỷ tín nhạo, bất sanh nghi hoặc. Nãi chí nhất niệm, niệm ư bỉ Phật. Dĩ chí thành tâm, nguyện sanh kỳ quốc. Thử nhân lâm chung, mộng kiến bỉ Phật, diệc đắc vãng sanh. Công đức, trí huệ thứ như trung bối giả dã.

          Kỳ hữu chúng sanh, vãng sanh bỉ quốc giả, giai tất cụ túc tam thập nhị tướng, trí huệ thành mãn, thâm nhập chư pháp, cứu sướng yếu diệu, thần thông vô ngại, chư căn minh lợi. Kỳ độn căn giả, thành tựu nhị nhẫn. Kỳ lợi căn giả, đắc A-tăng-kỳ bất khả thuyết Vô Sanh Pháp Nhẫn. Hựu bỉ Bồ Tát nãi chí thành Phật, bất cánh thọ ác thú, thần thông tự tại, thường thức Túc Mạng. Trừ sanh tha phương, ngũ trược ác thế, thị hiện đồng bỉ, như ngã quốc dã”.

          Phật ngữ A Nan: “Bỉ quốc Bồ Tát, thừa Phật oai thần, nhất thực chi khoảnh, vãng nghệ thập phương vô lượng thế giới, cung kính cúng dường. Chư Phật thế giới, tùy tâm sở niệm, hoa, hương, kỹ nhạc, y, cái, tràng, phan, vô số vô lượng cúng dường chi cụ, tự nhiên hóa sanh, ứng niệm tức chí, trân diệu thù đặc, phi thế sở hữu. Triếp dĩ phụng tán chư Phật, cập chư Bồ Tát, Thanh Văn đại chúng, tại hư không trung, hóa thành hoa cái, quang sắc dục thước, hương khí phổ huân. Kỳ hoa châu viên tứ bách lý giả, như thị chuyển bội, nãi phú tam thiên đại thiên thế giới. Tùy kỳ tiền hậu, dĩ thứ hóa một. Kỳ chư Bồ Tát, thiêm nhiên hân duyệt, ư hư không trung, cộng tấu thiên nhạc. Dĩ vi diệu âm, ca thán Phật đức, thính thọ kinh pháp, hoan hỷ vô lượng. Cúng dường Phật dĩ, vị thực chi tiền, hốt nhiên khinh cử, hoàn kỳ bổn quốc.

          Nhược hữu chúng sanh minh tín Phật Trí, nãi chí Thắng Trí, tác chư công đức, tín tâm hồi hướng, kỳ chư chúng sanh, ư thất bảo trì trung, tự nhiên hóa sanh, già phu nhi tọa, tu du chi khoảnh, thân tướng quang minh, trí huệ, công đức như chư Bồ Tát, cụ túc thành tựu.

          Phục thứ Từ Thị! Tha phương Phật quốc, chư đại Bồ Tát, phát tâm dục kiến Vô Lượng Thọ Phật, cung kính cúng dường, cập chư Bồ Tát, Thanh Văn, đại chúng. Bỉ Bồ Tát đẳng mạng chung đắc sanh Vô Lượng Thọ quốc. Ư thất bảo hoa trung, tự nhiên hóa sanh. Ngã đản thuyết thập phương chư Phật danh hiệu cập Bồ Tát, tỳ-kheo sanh bỉ quốc giả, trú dạ nhất kiếp, thượng vị năng tận” (CBETA, T21, no.360).

          彼佛國土。諸往生者。具足如是清凈色身。諸妙音聲。神通功德。所處宮殿。衣服飲食。眾妙華香。莊嚴之具。猶如第六天自然之物。若欲食時。七寶缽器。自然在前。金銀、琉璃、硨磲、瑪瑙、珊瑚、琥珀、明月真珠。如是諸缽。隨意而至。百味飲食。自然盈滿。雖有此食。實無食者。但見色聞香。意以為食。自然飽足。身心柔軟。無所味著。事已化去。時至復現。彼佛國土。清凈安隱。微妙快樂。次於無為泥洹之道。其諸聲聞菩薩人天。智慧高明。神通洞達。咸同一類。形無異狀。但因順余方故。有人天之名。顏貌端正。超世希有。容色微妙。非天非人。皆受自然虛無之身。無極之體。

          計如帝王。雖人中尊貴。形色端正。比之轉輪聖王。甚為鄙陋。猶彼乞人。在帝王邊。轉輪聖王。威相殊妙。天下第一。比之忉利天王。又復醜惡。不得相喻萬億倍也。假令天帝。比第六天王。百千億倍。不相類也。設第六天王。比無量壽國菩薩聲聞。光顏容色。不相及逮百千萬億不可計倍。

          佛告阿難。無量壽國。其諸天人。衣服飲食。華香瓔珞。繒蓋幢幡。微妙音聲。所居舍宅。宮殿樓閣。稱其形色。高下大小。或一寶二寶乃至無量眾寶。隨意所欲。應念即至。又以眾寶妙衣。遍布其地。一切人天。踐之而行。無量寶網。彌覆佛土。皆以金縷真珠。百千雜寶。奇妙珍異。莊嚴校飾。周匝四面。垂以寶鈴。光色晃曜。盡極嚴麗。自然德風。徐起微動。其風調和。不寒不暑。溫涼柔軟。不遲不疾。吹諸羅網。及眾寶樹。演發無量微妙法音。流布萬種溫雅德香。其有聞者。塵勞垢習。自然不起。風觸其身。皆得快樂。譬如比丘。得滅諍三昧。又風吹散華。遍滿佛土。隨色次第。而不雜亂。柔軟光澤。馨香芬烈。足履其上。蹈下四寸。隨舉足已。還復如故。華用已訖。地輒開裂。以次化沒。清凈無遺。隨其時節。風吹散華。如是六反。又眾寶蓮華。周滿世界。一一寶華。百千億葉。其葉赫然。煒燁煥爛。明曜日月。一一華中出三十六百千億光。一一光中出三十六百千億佛。色光紫金。相好殊特。一一諸佛。又放百千光明。普為十方說微妙法。如是諸佛。各各安立眾生於佛正道。其有眾生。生彼國者。皆悉住於正定之聚。所以者何。彼佛國中無諸邪聚。及不定聚。

          佛告阿難。十方世界。諸天人民。其有至心。願生彼國。凡有三輩。其上輩者。舍家棄欲。而作沙門。發菩提心。一向專念無量壽佛。此諸眾生。臨壽終時。無量壽佛。與諸大眾。現其人前。即隨彼佛。往生其國。便於七寶華中。自然化生。住不退轉。智慧勇猛。神通自在。

          佛告阿難。其中輩者。十方世界。諸天人民。其有至心愿生彼國。雖不能行作沙門。大修功德。當發無上菩提之心。一向專念無量壽佛。多少修善。奉持齋戒。起立塔像。飯食沙門。懸繒然燈。散華燒香。以此迴向。願生彼國。其人臨終。無量壽佛。化現其身。光明相好。具如真佛。與諸大眾。現其人前。即隨化佛。往生其國。住不退轉。功德智慧。次如上輩者也。

          佛告阿難。其下輩者。十方世界。諸天人民。其有至心。欲生彼國。假使不能作諸功德。當發無上菩提之心。一向專念。乃至十念。念無量壽佛。願生其國。若聞深法歡喜信樂。不生疑惑。乃至一念。念於彼佛。以至誠心。願生其國。此人臨終。夢見彼佛。亦得往生。功德智慧。次如中輩者也。

          其有眾生。往生彼國者。皆悉具足三十二相。智慧成滿。深入諸法。究暢要妙。神通無礙。諸根明利。其鈍根者。成就二忍。其利根者。得阿僧祇不可說無生法忍。又彼菩薩。乃至成佛。不更受惡趣。神通自在。常識宿命。除生他方。五濁惡世。示現同彼。如我國也。佛語阿難。彼國菩薩。承佛威神。一食之頃。往詣十方無量世界。恭敬供養。諸佛世界。隨心所念。華香伎樂。衣蓋幢幡。無數無量供養之具。自然化生。應念即至。珍妙殊特。非世所有。輒以奉散諸佛。及諸菩薩聲聞大眾。在虛空中。化成華蓋。光色昱爍。香氣普熏。其華周圓四百里者。如是轉倍。乃覆三千大千世界。隨其前後。以次化沒。其諸菩薩。僉然欣悅。於虛空中。共奏天樂。以微妙音。歌嘆佛德。聽受經法。歡喜無量。供養佛已。未食之前。忽然輕舉。還其本國。

          若有眾生明信佛智。乃至勝智。作諸功德。信心迴向。此諸眾生。於七寶池中。自然化生。跏趺而坐。須臾之頃。身相光明。智慧功德。如諸菩薩。具足成就。復次慈氏。他方佛國。諸大菩薩。發心欲見無量壽佛。恭敬供養。及諸菩薩。聲聞大眾。彼菩薩等。命終得生無量壽國。於七寶華中。自然化生。我但說十方諸佛名號。及菩薩比丘生彼國者。晝夜一劫。尚未能盡。

          (Những người vãng sanh cõi nước Phật ấy trọn đủ sắc thân thanh tịnh, các âm thanh mầu nhiệm, thần thông, công đức như thế. Cung điện để ở, quần áo, thức ăn, các loại hoa hương mầu nhiệm, những vật trang nghiêm là những vật tự nhiên như trên tầng trời thứ sáu. Nếu như khi muốn ăn, chén, đồ đựng bằng bảy báu tự nhiên ở trước mặt, vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách, minh nguyệt chân châu, các thứ bát như thế tùy ý hiện đến. Thức ăn trăm vị tự nhiên đầy ắp [trong những chén bát ấy]. Tuy có những thức ăn ấy, thật sự chẳng ăn, chỉ thấy sắc, ngửi hương, đã nghĩ là ăn, tự nhiên no đủ. Thân tâm mềm mại, chẳng chấp trước mùi vị. Xong việc, chúng biến mất, đến thời lại hiện ra. Cõi nước Phật ấy thanh tịnh, an ổn, sung sướng vi diệu, chỉ kém đạo Nê Hoàn (Nirvana, Niết Bàn) vô vi. Các vị Thanh Văn, Bồ Tát, người, trời, trí huệ cao minh, thần thông thấu suốt, đều giống như nhau, hình tướng chẳng khác biệt, chỉ vì thuận theo các phương khác mà có danh xưng trời, người! Dung nhan, tướng mạo đoan chánh, vượt trỗi cõi đời, hiếm có. Sắc tướng, vẻ mặt vi diệu, chẳng phải trời, chẳng phải người, đều hưởng tấm thân tự nhiên hư vô, thân thể chẳng có cùng cực.

          Tính ra, như hàng đế vương tuy là bậc tôn quý trong loài người, hình sắc đoan chánh, nhưng so với Chuyển Luân Thánh Vương sẽ là thô lậu, hèn mọn, giống như kẻ ăn mày ở cạnh bậc đế vương. Chuyển Luân Thánh Vương oai tướng tốt đẹp đặc biệt, là bậc nhất trong thiên hạ, đem so với Đao Lợi Thiên Vương lại là xấu ác, chẳng thể sánh ví vạn ức lần! Nếu như vua cõi trời đem so với vua tầng trời thứ sáu, sẽ thua kém trăm ngàn ức lần, chẳng thể sánh bằng! Nếu vua tầng trời thứ sáu đem so với dung sắc rạng rỡ của Bồ Tát và Thanh Văn trong cõi Vô Lượng Thọ sẽ chẳng sánh bằng một phần trăm ngàn vạn ức chẳng thể tính kể lần!

          Đức Phật bảo A Nan: “Trời người trong cõi Vô Lượng Thọ, quần áo, thức ăn, hoa, hương, chuỗi anh lạc, lọng lụa, tràng, phan, âm thanh vi diệu, nhà cửa để ở, cung, điện, lầu, gác, tương xứng hình sắc của họ, cao, thấp, lớn, nhỏ. Hoặc là một thứ báu, hai thứ báu, cho đến vô lượng các thứ báu [hợp thành], tùy theo lòng muốn, hễ nghĩ đến liền có. Lại dùng các thứ áo quý báu, mầu nhiệm để trải khắp mặt đất, hết thảy trời người đạp lên đó mà đi. Vô lượng lưới báu phủ khắp cõi Phật, đều dùng dây vàng và chân châu, trăm ngàn các thứ báu khác nhau, kỳ diệu, quý lạ để trang nghiêm, tô điểm. Trọn khắp bốn mặt, treo rủ linh báu, màu sắc và ánh sáng chói ngời, trang nghiêm, đẹp đẽ tột bậc. Tự nhiên gió đức từ từ nổi lên, gió ấy vừa phải, chẳng nóng, chẳng lạnh, mát mẻ, dìu dịu, chẳng chậm, chẳng nhanh, thổi qua các lưới mành và các cây báu, phát ra vô lượng pháp âm vi diệu, lan truyền muôn thứ đức hương dìu dịu, thanh nhã. Có ai ngửi thấy, những trần lao, tập khí phiền não tự nhiên chẳng dấy lên. Gió chạm vào thân, đều được vui sướng, ví như tỳ-kheo đắc Diệt Tránh tam-muội. Lại nữa, gió thổi những hoa rải trọn khắp cõi Phật. Hoa lần lượt theo từng màu mà rơi xuống, chẳng tạp loạn, mềm mại, tươi nhuận, mùi thơm lan tỏa. Chân giẫm trên đó, sẽ chìm xuống bốn tấc. Nhấc chân lên, [thảm hoa] trở lại như cũ. Hoa đã dùng xong, đất bèn nứt ra, lần lượt biến mất, thanh tịnh, chẳng còn sót. Thuận theo thời tiết, gió thổi rải hoa, sáu lượt như thế. Hoa sen bằng các thứ báu lại trọn khắp thế giới. Mỗi hoa báu có trăm ngàn ức cánh, cánh hoa rực rỡ, sáng ngời, chói lọi, tỏa sáng như mặt trời, mặt trăng. Trong mỗi đóa hoa, tỏa ra ba mươi sáu trăm ngàn ức quang minh. Trong mỗi quang minh, xuất hiện ba mươi sáu trăm ngàn ức Phật, màu sắc và quang minh đều là màu vàng tía, tướng hảo thù thắng, đặc biệt. Mỗi một vị Phật lại phóng ra trăm ngàn quang minh, khắp vì mười phương nói pháp vi diệu. Chư Phật như thế, mỗi vị đều an lập chúng sanh nơi chánh đạo của Phật. Hễ có chúng sanh nào sanh vào cõi ấy, thảy đều thuộc trong Chánh Định Tụ. Vì cớ sao vậy? Trong cõi Phật ấy, chẳng có các Tà Tụ và Bất Định Tụ”.

          Đức Phật bảo ngài A Nan: “Chư thiên nhân dân trong mười phương thế giới, kẻ nào chí tâm nguyện sanh về cõi ấy, nói chung là có ba bậc. Bậc thượng là hạng lìa nhà, bỏ cõi tục, để làm sa-môn, phát Bồ Đề tâm, một mực chuyên niệm Vô Lượng Thọ Phật. Các chúng sanh ấy khi sắp mạng chung, Vô Lượng Thọ Phật và các đại chúng hiện ra trước người ấy, [người ấy] liền theo đức Phật đó, sanh về cõi ấy. [Người ấy] liền ở trong hoa bảy báu, tự nhiên hóa sanh, trụ Bất Thoái Chuyển, trí huệ dũng mãnh, thần thông tự tại”.

          Đức Phật bảo ngài A Nan: “Bậc trung là chư thiên nhân dân trong mười phương thế giới, có kẻ nào chí tâm nguyện sanh về cõi ấy, tuy chẳng thể hành hạnh sa-môn, tu công đức to lớn, hãy nên phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, một mực chuyên niệm Vô Lượng Thọ Phật, tu thiện nhiều hay ít, vâng giữ trai giới, tạo lập tháp, tượng, đãi cơm sa-môn, treo lọng, thắp đèn, rải hoa, đốt hương. Dùng những chuyện ấy để hồi hướng, nguyện sanh trong cõi ấy. Người ấy lâm chung, Vô Lượng Thọ Phật hóa hiện thân hình, quang minh và tướng hảo trọn đủ như đức Phật thật, cùng với các đại chúng, hiện ra trước người ấy. [Người ấy] liền theo hóa Phật, sanh về cõi ấy, trụ Bất Thoái Chuyển, công đức và trí huệ kém hơn bậc thượng”.

          Đức Phật bảo ngài A Nan: “Bậc hạ là chư thiên nhân dân trong mười phương thế giới, có kẻ nào chí tâm muốn sanh về cõi ấy, giả sử chẳng thể làm các công đức, hãy nên phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, một mực chuyên niệm, cho đến mười niệm, niệm Vô Lượng Thọ Phật, nguyện sanh về cõi của Ngài. Nếu nghe pháp sâu, vui mừng, tin ưa, chẳng sanh nghi hoặc, cho đến một niệm, niệm đức Phật ấy, dùng tâm chí thành, nguyện sanh về cõi ấy. Người ấy lâm chung, sẽ mộng thấy đức Phật đó, cũng được vãng sanh. Công đức và trí huệ kém hơn bậc trung”.

          Nếu có chúng sanh nào vãng sanh cõi ấy, thảy đều trọn đủ ba mươi hai tướng, trí huệ thành tựu viên mãn, thâm nhập các pháp, thông đạt rốt ráo chỗ trọng yếu, nhiệm mầu [trong các pháp], thần thông vô ngại, các căn nhạy sáng. Kẻ độn căn sẽ thành tựu hai món Nhẫn. Kẻ lợi căn sẽ đắc A-tăng-kỳ bất khả thuyết Vô Sanh Pháp Nhẫn. Lại nữa, vị Bồ Tát ấy cho đến khi thành Phật chẳng còn thọ sanh trong đường ác, thần thông tự tại, thường biết Túc Mạng, trừ khi sanh trong phương khác, là những nơi thuộc đời ác ngũ trược, bèn thị hiện giống như họ (các chúng sanh trong uế độ ấy), [như khi sanh trong] cõi nước của ta (cõi Sa Bà) vậy”.

          Đức Phật bảo ngài A Nan: “Hàng Bồ Tát trong cõi ấy, nương vào oai thần của Phật, trong khoảng một bữa ăn, đến vô lượng thế giới trong mười phương để cung kính cúng dường. Trong các thế giới của chư Phật, tùy theo ý nghĩ, hoa, hương, kỹ nhạc, y phục, lọng, tràng, phan, vô số vô lượng vật cúng dường tự nhiên hóa sanh, vừa nghĩ đến liền xuất hiện, quý báu, đẹp đẽ, thù thắng, đặc biệt, trong thế gian chẳng có. Ngài liền dùng [những vật cúng dường ấy] để dâng hiến, rải nơi chư Phật, Bồ Tát và các vị Bồ Tát, Thanh Văn đại chúng. [Những vật cúng dường ấy] ở trên hư không hóa thành lọng hoa, quang minh và màu sắc chói rực, mùi thơm xông khắp. Hoa ấy tròn trặn bốn trăm dặm, tăng gấp bội như thế cho đến che khắp tam thiên đại thiên thế giới, lần lượt trước sau theo thứ tự mà biến mất. Các vị Bồ Tát thảy đều vui sướng, ở trong hư không cùng tấu nhạc trời. Dùng âm thanh vi diệu để ca ngợi, tán thán Phật đức (đức hạnh của Phật), nghe nhận kinh pháp, hoan hỷ vô lượng. Đã cúng dường Phật xong, trước lúc còn chưa ăn, bỗng nhẹ nhàng cất mình lên, trở về nước mình.

          Nếu có chúng sanh tin rõ ràng Phật Trí cho đến Thắng Trí, làm các công đức, tín tâm hồi hướng, các chúng sanh ấy sẽ tự nhiên hóa sanh trong ao bảy báu, ngồi xếp bằng. Trong khoảnh khắc, thân tướng, quang minh, trí huệ, và công đức thành tựu trọn đủ như các vị Bồ Tát.

          Lại này Từ Thị! Các vị đại Bồ Tát ở những cõi Phật nơi phương khác, phát tâm muốn thấy Vô Lượng Thọ Phật để cung kính cúng dường và [gặp gỡ] các vị Bồ Tát, Thanh Văn, đại chúng [trong cõi Cực Lạc]. Những vị Bồ Tát ấy sau khi mạng chung, sẽ được sanh về cõi Vô Lượng Thọ, tự nhiên hóa sanh trong hoa bảy báu. Ta chỉ nói danh hiệu của mười phương chư Phật và Bồ Tát, tỳ-kheo [từ các cõi Phật đó] sanh về cõi ấy (Cực Lạc) thì trọn một kiếp suốt cả ngày đêm [tuyên nói] vẫn chưa thể nói trọn được”).

 

* Đại Bảo Tích Kinh, Vô Lượng Thọ Như Lai Hội (CBETA, T11, no.310)

(大寶積經無量壽如來會)

 

* Phật Thuyết Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (CBETA, T12, no.361)

(佛說無量清凈平等覺經)

 

* Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh (CBETA, T12, no.362)

(佛說阿彌陀三耶三佛薩樓佛檀過度人道經)

 

* Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh (CBETA, T12, no.363)

(佛說大乘無量壽莊嚴經)

 

* Phật Thuyết Đại A Di Đà Kinh (CBETA, T12, no.364)

(佛說大阿彌陀經)

 

          Những kinh trên đây đều nói rất nhiều, nhưng đại khái đều giống như kinh Vô Lượng Thọ.

 

* Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ Kinh

(稱讚凈土佛攝受經)

 

          Nhược chư hữu tình, sanh bỉ độ giả, giai bất thoái chuyển, tất bất phục đọa chư hiểm ác thú, biên địa, hạ tiện, miệt lệ ty hạ, thường du chư Phật thanh tịnh quốc độ. Thù thắng hạnh nguyện, niệm niệm tăng tấn, quyết định đương chứng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (CBETA, T12, no. 367, p.348, c21-24).

          若諸有情。生彼土者。皆不退轉。必不復墮諸險惡趣。邊地下賤。蔑戾卑下。常游諸佛清凈國土。殊勝行願。念念增進。決定當證阿耨多羅三藐三菩提。

          (Nếu các hữu tình sanh về cõi ấy, sẽ đều chẳng thoái chuyển, ắt chẳng còn đọa trong các đường hiểm ác, biên địa, hạ tiện, miệt lệ[30] hèn kém. Thường dạo trong các cõi Phật thanh tịnh. Hạnh nguyện thù thắng, niệm niệm tăng tấn, quyết định sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác).

 

* Đại Bi Kinh

(大悲經)

 

          Bỉ Kỳ Bà Ca tỳ-kheo tu tập vô lượng chủng chủng tối thắng Bồ Đề thiện căn dĩ, nhi thủ mạng chung, sanh ư Tây phương, quá ức bách thiên chư Phật thế giới Vô Lượng Thọ quốc. Ư bỉ Phật sở, chủng chư thiện căn. Phục kinh bát thập ức chư Như Lai sở, tu chư phạm hạnh. Dĩ thử thiện căn, ư vị lai thế, quá cửu thập cửu ức kiếp nhi thành Chánh Giác. Phật hiệu Vô Cấu Quang, thế giới danh Nhất Thiết Công Đức Trang Nghiêm (CBETA, T12, no.380, p.955, c2-7).

          彼祁婆迦比丘。修習無量種種最勝菩提善根已。而取命終。生於西方。過億百千諸佛世界無量壽國。於彼佛所。種諸善根。復經八十億諸如來所。修諸梵行。以此善根。於未來世。過九十九億劫而成正覺。佛號無垢光。世界名一切功德莊嚴。

          (Vị tỳ-kheo Kỳ Bà Ca ấy tu tập vô lượng các thứ thiện căn Bồ Đề tối thắng rồi bèn mạng chung, sanh về cõi Vô Lượng Thọ vượt khỏi trăm ngàn thế giới chư Phật ở phương Tây. Ở chỗ đức Phật ấy, Ngài gieo các thiện căn. Lại trải qua chỗ của tám mươi ức các vị Như Lai, tu các phạm hạnh. Do thiện căn ấy, trong đời vị lai, qua khỏi chín mươi chín ức kiếp bèn thành Chánh Giác. Phật có hiệu là Vô Cấu Quang, thế giới tên là Nhất Thiết Công Đức Trang Nghiêm).

 

* Nguyệt Đăng Tam Muội Kinh

(月燈三昧經)

 

          Thị nhân phục vị Di Đà Phật, vị thuyết vô lượng thắng lợi ích, hoặc phục vãng nghệ An Lạc quốc.

          Hựu phục An Lạc Diệu thế giới, Quán Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí, na-do Bồ Tát chúng vi nhiễu.

          Xuất quá ư thế gian, năng vãng nghệ Phật quốc, sở vị An Lạc độ, đắc kiến Di Đà Phật. Phục kiến chư Bồ Tát, cụ túc tướng trang nghiêm, đáo bỉ thần thông ngạn, cứu cánh tổng trì môn. Vãng du ức thế giới, đầu diện lễ Phật túc. Phục năng tác chiếu minh, vô lượng chư Phật sát, khiển trừ nhất thiết hoạn, cập hoại chư phiền não, đoạn trừ chư kết phược, nhất sanh bổ Phật xứ (CBETA, T15, no.639, p.597).

          是人復為彌陀佛。為說無量勝利益。或復往詣安樂國。又復安樂妙世界。觀音菩薩大勢至。那由菩薩眾圍繞。出過於世間。能往詣佛國。所謂安樂土。得見彌陀佛。復見諸菩薩。具足相莊嚴。到彼神通岸。究竟總持門。往游億世界。頭面禮佛足。復能作照明。無量諸佛剎。遣除一切患。及壞諸煩惱。斷除諸結縛。一生補佛處。

          (Người ấy lại được Phật Di Đà vì người ấy mà nói vô lượng lợi ích thù thắng. Hoặc là đi đến cõi An Lạc.

          Lại nữa, thế giới An Lạc Diệu, Quán Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí, na-do (na-do-tha) Bồ Tát chúng vây quanh.

          Thoát khỏi thế gian, có thể qua đến cõi Phật có tên là cõi An Lạc, được thấy Phật A Di Đà. Lại thấy chư Bồ Tát trọn đủ tướng trang nghiêm, đạt đến bờ thần thông kia, môn tổng trì rốt ráo. Dạo chơi ức thế giới, đầu mặt lễ dưới chân Phật. Lại có thể chiếu sáng vô lượng các cõi Phật, trừ khử hết thảy hoạn ương, và phá hoại các phiền não, đoạn trừ các kết phược, được bổ xứ làm Phật trong một đời).

 

* Phật Thuyết Lão Mẫu Kinh

(佛說老母經)

         

          Thị lão mẫu thọ chung, đương sanh A Di Đà Phật quốc trung, cúng dường chư Phật. Khước hậu lục thập bát ức kiếp, đương đắc tác Phật (CBETA, T14, no.561, p.913, b4-6).

          是老母壽終。當生阿彌陀佛國中。供養諸佛。卻后六十八億劫。當得作佛。

          (Bà lão ấy sau khi mạng chung, sẽ sanh trong cõi nước của A Di Đà Phật, cúng dường chư Phật. Sau sáu mươi tám ức kiếp, sẽ thành Phật).

 

* Phật Thuyết Lão Nữ Nhân Kinh

(佛說老女人經)

 

          Kim thọ tận, đương sanh A Di Đà Phật quốc (CBETA, T14, no.559, p.912, b7-9).

          今壽盡。當生阿彌陀佛國。

          (Nay đã hết tuổi thọ, sẽ sanh về cõi A Di Đà Phật).

 

* Phật Thuyết Tác Phật Hình Tượng Kinh

(佛說作佛形像經)

 

          Kỳ vương (Ưu Điền quốc vương) hoan hỷ, tiền vị Phật tác lễ, dĩ đầu diện trước Phật túc. Vương quần thần giai vị Phật tác lễ nhi khứ, thọ chung giai sanh A Di Đà Phật quốc, tác đại Bồ Tát (CBETA, T16, no.692, p.788, c16-17).

          其王(優填國王)歡喜,前為佛作禮,以頭面著佛足。王群臣皆為佛作禮而去。壽終皆生阿彌陀佛國。作大菩薩。

          (Nhà vua ấy (Ưu Điền quốc vương) hoan hỷ, đối trước đức Phật làm lễ, dùng đầu mặt áp vào chân Phật. Các bầy tôi của vua đều làm lễ dưới chân đức Phật rồi lui ra. Sau khi đã mất, họ đều sanh vào nước của A Di Đà Phật, làm đại Bồ Tát).

 

* Phật Thuyết Huệ Ấn Tam Muội Kinh

(佛說慧印三昧經)

         

          Chung hậu vi nam tử, sanh Tu Ha Ma Đề, kiến A Di Đà Phật, bát thiên thể nữ cập Ma Yết ưu-bà-di, nhược pháp dục tận thời, thường đương hộ Phật pháp. Thọ chung hậu, giai đắc táp nhị tướng như Phật, tọa ư liên hoa, đáo A Di Đà Phật tiền (CBETA, T15, no.632, p.465, a14-20)

          終後為男子。生須呵摩提。見阿彌陀佛。八千婇女及摩揭優婆夷。若法欲盡時。常當護佛法。壽終后皆得卅二相如佛。坐於蓮華。到阿彌陀佛前。

          (Sau khi mất, làm thân nam tử, sanh trong cõi Tu Ha Ma Đề (Sukhāvatī, cõi Cực Lạc), thấy A Di Đà Phật. Tám ngàn thể nữ và ưu-bà-di Ma Yết khi Phật pháp sắp diệt, sẽ thường hộ trì Phật pháp. Sau khi thọ chung, đều đạt được ba mươi hai tướng như Phật, ngồi trên hoa sen, đến trước A Di Đà Phật).

 

* Bất Không Quyến Tác Thần Biến Chân Ngôn Kinh

(不空罥索神變真言經)

 

          A Di Đà Phật mộng vi hiện tiền. Nhược mạng chung dĩ, trực sanh Tây phương Cực Lạc quốc độ. A Di Đà Phật tọa bảo tòa, vô lượng Bồ Tát chúng vi nhiễu, vị chúng thuyết chư thường lạc pháp, ư tu du gian tận đổ kiến.

          Xả thử thân hậu, trực vãng Tây Phương Cực Lạc quốc độ, tọa liên hoa tòa, cụ chư tướng hảo, nhi tự nghiêm thân, đồng bỉ nhất thiết Bồ Tát Ma Ha Tát đẳng, thính văn nhất thiết thường lạc tịnh pháp. Xả thử thân dĩ, trực vãng Tây Phương Cực Lạc quốc độ, trụ thọ thượng phẩm liên hoa hóa sanh, nãi chí A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, cánh bất thoái chuyển.

          Nhữ xả thử kỷ, trực vãng Tây Phương Cực Lạc quốc độ, liên hoa hóa sanh, dĩ tam thập nhị đại nhân tướng, bát thập tùy hình hảo, dụng trang nghiêm thân. Đương xả thân dĩ, nhi vi nhất thiết chân ngôn minh tiên tối trung chi tối, sanh An Lạc quốc, nãi chí Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, cánh bất thoái chuyển.

          Nhược xả thân hậu, Tây Phương Tịnh Độ liên hoa thọ sanh, kiến A Di Đà Phật, nhất thiết chư Phật, Ma Ha Tát, thức tri quá khứ thất bách thiên kiếp sở thọ sanh sự. Tây Phương Tịnh Độ A Di Đà Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, nhất thiết Bồ Tát, hoan hỷ tán thán. Như xà thoát bì, chứng hoạch bất không thanh tịnh thần thông tam-muội-da, vãng nghệ Tịnh Độ, tọa liên hoa thượng, chứng bách câu-chi sanh túc mạng trí. A Di Đà Phật vị thọ A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề ký, trụ bất thoái địa (CBETA, T20, no.1092).

          阿彌陀佛夢為現前。若命終已。直生西方極樂國土。阿彌陀佛坐寶座。無量菩薩眾圍繞。為眾說諸常樂法。於須臾間盡睹見。舍此身後。直往西方極樂國土。坐蓮華座。具諸相好。而自嚴身。同彼一切菩薩摩訶薩等。聽聞一切常樂凈法。舍此身已。直往西方極樂國土。住受上品蓮花化生。乃至阿耨多羅三藐三菩提。更不退轉。汝舍此己。直往西方極樂國土。蓮花化生。以三十二大人相。八十隨形好。用莊嚴身。當捨身已。而為一切真言明仙最中之最。生安樂國。乃至無上正等菩提。更不退轉。若捨身后。西方凈土蓮花受生。見阿彌陀佛一切諸佛摩訶薩。識知過去七百千劫所受生事。西方凈土阿彌陀佛。觀世音菩薩。大勢至菩薩。一切菩薩。歡喜讚歎。如蛇脫皮。證獲不空清凈神通三昧耶。往詣凈土。坐蓮花上。證百俱胝生宿命智。阿彌陀佛為授阿耨多羅三藐三菩提記。住不退地。

          (Mộng thấy A Di Đà Phật hiện tiền. Nếu đã mạng chung, sanh thẳng về Tây Phương Cực Lạc quốc độ. A Di Đà Phật ngồi trên tòa báu, vô lượng các vị Bồ Tát vây quanh, [đức Phật] vì đại chúng nói các pháp thường lạc, [người vãng sanh] trong khoảnh khắc sẽ trông thấy trọn hết.

          Sau khi xả thân này, về thẳng Tây Phương Cực Lạc quốc độ, ngồi trên tòa hoa sen, trọn đủ các tướng hảo để tự trang nghiêm thân mình, giống như hết thảy các vị Bồ Tát Ma Ha Tát bên đó, lắng nghe hết thảy các pháp thường lạc thanh tịnh. Đã xả thân này, về thẳng Tây Phương Cực Lạc quốc độ, nhận lãnh thượng phẩm, hóa sanh trong hoa sen, cho đến [khi chứng đắc] Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, chẳng còn thoái chuyển.

          Ông đã bỏ thân này, về thẳng Tây Phương Cực Lạc quốc độ, hóa sanh trong hoa sen, dùng ba mươi hai tướng đại nhân và tám mươi tùy hình hảo để trang nghiêm thân. Trong khi đang xả thân, sẽ là bậc tối thượng trong hết thảy các vị chân ngôn minh tiên, sanh về cõi An Lạc, cho đến [khi chứng đắc] Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, chẳng còn lui sụt nữa.

          Sau khi đã xả thân, sẽ hóa sanh trong hoa sen nơi Tây Phương Tịnh Độ, thấy A Di Đà Phật, hết thảy chư Phật, các vị đại Bồ Tát, biết rõ chuyện trong bảy trăm ngàn kiếp thọ sanh trong quá khứ. Tây Phương Tịnh Độ A Di Đà Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, hết thảy Bồ Tát đều hoan hỷ tán thán, như rắn lột da, chứng đắc bất không thanh tịnh thần thông tam-muội-da, qua đến Tịnh Độ, ngồi trên hoa sen, chứng Túc Mạng Trí trong một trăm câu-chi đời. A Di Đà Phật sẽ thọ ký Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, trụ địa vị Bất Thoái).

 

* Thiên Nhãn Thiên Tý Quán Thế Âm Bồ Tát Đà La Ni Thần Chú Kinh

(千眼千臂觀世音菩薩陀羅尼神咒經)

 

          Tức đắc vãng sanh A Di Đà Phật quốc. Như Lai thọ thủ ma đảnh (CBETA, T20, no.1057b, p.94, c4-5).

          即得往生阿彌陀佛國。如來授手摩頂。

          (Liền được sanh về cõi A Di Đà Phật, Như Lai đưa tay xoa đỉnh đầu).

 

* Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Mỗ Đà La Ni Thân Kinh

(千手千眼觀世音菩薩姥陀羅尼身經)

 

          Nhược mạng chung hậu, bất thọ nữ thân, tùy đắc vãng sanh A Di Đà Phật quốc, Như Lai thọ thủ ma đảnh, cáo ngữ: “Nhữ mạc bố cụ, lai sanh ngã quốc” (CBETA, T20, no.1058, p.102, a4-6).

          若命終后。不受女身。隨得往生阿彌陀佛國。如來授手摩頂告語。汝莫怖懼。來生我國。

          (Nếu sau khi mạng chung, sẽ chẳng thọ thân nữ, tùy ý vãng sanh cõi A Di Đà Phật. Như Lai xòe tay xoa đầu, bảo rằng: “Ông đừng sợ hãi, hãy sanh về cõi ta”).

 

* Quán Thế Âm Bồ Tát Bí Mật Tạng Thần Chú Kinh

(觀世音菩薩秘密藏神咒經)

 

          Xả thử sanh dĩ, tức đắc sanh Cực Lạc thế giới. Sở tại sanh xứ, thường đắc Túc Mạng, tức chí thành Phật (CBETA, T20, no.1082, p.199, c21-23).

          舍此生已。即得生極樂世界。所在生處。常得宿命。即至成佛。

          (Xả mạng trong đời này rồi, liền được sanh về thế giới Cực Lạc. Sanh ở bất cứ nơi đâu thường được Túc Mạng, liền đạt đến thành Phật).

 

* Quan Thế Âm Bồ Tát Như Ý Ma Ni Đà La Ni Kinh

(觀世音菩薩如意摩尼陀羅尼經)

 

          Xả thân dĩ hậu, đắc sanh Tây Phương Cực Lạc quốc độ, sanh sanh chi xứ, đắc Túc Mạng Trí (CBETA, T20, no. 1083, p.202, a18-19).

          捨身已后。得生西方極樂國土。生生之處。得宿命智。

          (Sau khi xả thân, được sanh về cõi nước Tây Phương Cực Lạc, sanh ở bất cứ đâu cũng đều đắc Túc Mạng Trí).

 

* Quán Tự Tại Bồ Tát Như Ý Tâm Đà La Ni Chú Kinh

(觀自在菩薩如意心陀羅尼咒經)

 

          A Di Đà Phật tự hiện kỳ thân, diệc kiến Cực Lạc thế giới chủng chủng trang nghiêm như kinh quảng thuyết, tịnh kiến Cực Lạc thế giới chư Bồ Tát chúng (CBETA, T20, no.1081, p.197, a24-26).

          阿彌陀佛自現其身。亦見極樂世界種種莊嚴。如經廣說。並見極樂世界諸菩薩眾。

          (A Di Đà Phật tự hiện thân Ngài, cũng thấy các loại trang nghiêm trong thế giới Cực Lạc như trong kinh đã rộng nói, và thấy các vị đại Bồ Tát trong thế giới Cực Lạc).

 

* Như Ý Luân Đà La Ni Kinh

(如意輪陀羅尼經)

          Sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, tùy sở xanh xứ, thường thức Túc Mạng, nãi chí Bồ Đề, bất đọa ác đạo (CBETA, T20, no.1080, p.196, a8-9).

          生西方極樂世界。隨所生處。常識宿命。乃至菩提。不墮惡道。

          (Sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, sanh ở nơi đâu đều thường biết Túc Mạng, cho đến [khi chứng đắc] Bồ Đề, chẳng đọa vào ác đạo).

 

* Phật Thuyết Phật Đảnh Tôn Thắng Đà La Ni Kinh

(佛說佛頂尊勝陀羅尼經)

 

          Xả thân vãng sanh Cực Lạc thế giới (CBETA, T19, no.971, p.363, c21-22).

          捨身往生極樂世界。

          (Xả thân sẽ sanh về thế giới Cực Lạc).

 

* Quán Thế Âm Bồ Tát Thọ Ký Kinh

(觀世音菩薩授記經)

 

          Hữu chư Bồ Tát đắc Niệm Phật tam-muội, thường kiến A Di Đà Phật (CBETA, T12, no.371, p.357, a9-10).

          有諸菩薩得念佛三昧。常見阿彌陀佛。

          (Có các Bồ Tát đắc Niệm Phật tam-muội, thường thấy A Di Đà Phật).

 

* Đại Pháp Cự Đà La Ni Kinh

(大法炬陀羅尼經)

 

          Như ngã tiên thuyết ư đương lai thế đa tác Phật giả, tức thử chúng trung bách ức chư ma, giai ư An Lạc quốc trung thành Phật Thế Tôn (CBETA, T21, no.1340, p.708, c17-19)

          如我先說於當來世多作佛者。即此眾中百億諸魔。皆於安樂國中成佛世尊。

          (Như ta trước đó đã nói “trong đời tương lai sẽ có nhiều người làm Phật”, đấy chính là trăm ức các ma trong đại chúng này sẽ đều thành Phật Thế Tôn trong cõi An Lạc).

 

* Phật Thuyết Hải Long Vương Kinh

(佛說海龍王經)

 

          An Lạc thế giới Vô Lượng Thọ Như Lai Phật độ, Bồ Tát hiệu Quang Thế Âm, Đại Thế Chí đại sĩ, dữ vô ương số ức chư Bồ Tát câu, vị Phật Thế Tôn thị hiện trang nghiêm chư sở hữu cúng dường (CBETA, T15, no.598, p.145, b20-23).

          安樂世界無量壽如來佛土。菩薩號光世音大勢至大士。與無央數億諸菩薩俱。為佛世尊示現莊嚴諸所有供養。

          (Trong thế giới An Lạc là cõi Phật của Vô Lượng Thọ Như Lai, Bồ Tát có hiệu là Quang Thế Âm và Đại Thế Chí đại sĩ cùng với vô ương số ức các vị Bồ Tát nhóm họp, vì đức Phật Thế Tôn mà thị hiện tất cả các thứ cúng dường trang nghiêm).

 

* Bồ Tát Xử Thai Kinh

(菩薩處胎經)

         

          An Lạc thế giới, bỉ chư Bồ Tát, giai tọa thất bảo liên hoa thượng. Đệ tử quyến thuộc, tư giai kim sắc. Sở đạm ẩm thực, Thiền Định giải thoát, giới luật oai nghi, vị thường vi thất (CBETA, T12, no.384, p.1032, c26-28).

          安樂世界。彼諸菩薩。皆坐七寶蓮花上。弟子眷屬。斯皆金色。所啖飲食。禪定解脫。戒律威儀。未常違失。

          (Các vị Bồ Tát trong thế giới An Lạc đều ngồi trên hoa sen bảy báu. Đệ tử, quyến thuộc đều là sắc vàng. Những thứ để ăn uống, Thiền Định, giải thoát, giới luật, oai nghi, chưa hề trái phạm).

         

* Phật Thuyết Nguyệt Thượng Nữ Kinh

(佛說月上女經)

 

          Thọ trì bỉ Phật chánh pháp dĩ, nhiên hậu vãng sanh An Lạc độ. Ký đắc vãng kiến A Di Đà, lễ bái, tôn trọng, nhi cúng dường. Đương ư Hiền Kiếp thiên Phật sát, thập phương sở hữu chư thế giới, cập dĩ Hằng hà sa Như Lai, tất vị bỉ chúng tác lợi ích. Tinh tấn, trí huệ, Thiền Định lực. Cúng dường như thị chư Thế Tôn, kiếp số chư Phật cúng dường dĩ, giáo hóa vô lượng thiên vạn chúng. Ư hậu bát vạn câu-chi kiếp, đương đắc tác Phật danh Nguyệt Thượng (CBETA, T14, no.480, p.623, a3-10).

          受持彼佛正法已。然後往生安樂土。既得往見阿彌陀。禮拜尊重而供養。當於賢劫千佛剎。十方所有諸世界。及以恆河沙如來。悉為彼眾作利益。精進智慧禪定力。供養如是諸世尊。劫數諸佛供養已。教化無量千萬眾。於後八萬俱胝劫。當得作佛名月上。

          (Thọ trì chánh pháp của đức Phật ấy rồi, sau đó, vãng sanh cõi An Lạc. Đã được thấy A Di Đà Phật, lễ bái, tôn trọng, cúng dường. Sẽ ở trong các cõi của ngàn vị Phật thuộc Hiền Kiếp và tất cả các thế giới trong mười phương, cùng với hằng hà sa Như Lai, đều vì chúng sanh mà tạo lợi ích. Dùng sức tinh tấn, trí huệ, Thiền Định, cúng dường các đức Thế Tôn như thế, trải qua kiếp số cúng dường chư Phật xong, giáo hóa vô lượng ngàn vạn chúng sanh. Tám vạn câu-chi kiếp sau đó, sẽ làm Phật, hiệu là Nguyệt Thượng).

 

* Thất Phật Sở Thuyết Thần Chú Kinh

(七佛所說神咒經)

         

          Ngã Công Đức Tướng Nghiêm Bồ Tát, kim tùng A Di Đà Phật quốc lai, kim dục khuyến trợ toại thành Bồ Tát hạnh, giáo dĩ xảo diệu phương tiện toại thành bách phước đức, linh tốc đắc Sơ Trụ, cụ chư tướng hảo. Cố dĩ mỹ diệu phương tiện giáo linh hành chi (CBETA, T21, no.1332, p.545, c28-p.546, a2).

          我功德相嚴菩薩。今從阿彌陀佛國來。今欲勸助遂成菩薩行。教以巧妙方便遂成百福德。令速得初住。具諸相好。故以美妙方便教令行之。

          (Tôi là Công Đức Tướng Nghiêm Bồ Tát[31], nay đến từ cõi A Di Đà Phật, hiện thời muốn khuyên giúp cho họ thành tựu hạnh Bồ Tát, dạy họ dùng phương tiện xảo diệu để thành tựu trăm thứ phước đức, khiến cho họ mau chóng đắc Sơ Trụ, trọn đủ các tướng hảo. Vì thế, dùng phương tiện đẹp khéo để dạy họ hành theo).

 

* Phật Thuyết Nhất Thiết Pháp Công Đức Trang Nghiêm Vương Kinh

(佛說一切法功德莊嚴王經)

 

          Mạng chung chi thời, kiến Bất Động Phật lai tương ủy dụ, cáo ngôn: “Thiện nam tử! Nhữ tu thiện căn, kỳ phước vô lượng. Thập phương Tịnh Độ, Cực Lạc thế giới, tùy ý vãng sanh” (CBETA, T21, no.1374, p.893, b19-21).

          命終之時。見不動佛來相慰喻告言。善男子。汝修善根。其福無量。十方凈土。極樂世界。隨意往生。

          (Khi mạng chung, thấy Bất Động Phật đến an ủi, khuyên nhủ, bảo rằng: “Này thiện nam tử! Ông tu thiện căn, phước ấy vô lượng. Mười phương Tịnh Độ và thế giới Cực Lạc, sẽ tùy ý vãng sanh”).

 

* Trang Nghiêm Vương Đà La Ni Kinh

(莊嚴王陀羅尼經)

 

          Mạng chung chi thời, đắc kiến chư Phật, Bồ Tát, tâm bất thác loạn, tất đắc vãng sanh Cực Lạc quốc độ. Ngã dữ tư nhân, thọ ký tác Phật, xả thân chi hậu, tất đắc vãng sanh Cực Lạc thế giới, thọ mạng, sắc lực, tất giai cụ túc. Nhất thiết oán cừu tịnh sanh hoan hỷ (CBETA, T21, no.1375).

          命終之時。得見諸佛菩薩。心不錯亂。必得往生極樂國土。我與斯人。授記作佛。捨身之後。必得往生極樂世界。壽命色力。悉皆具足。一切怨仇並生歡喜。

          (Lúc mạng chung, được thấy chư Phật, Bồ Tát, tâm chẳng lầm loạn, ắt được vãng sanh Cực Lạc quốc độ. Ta thọ ký cho những người ấy sẽ làm Phật. Sau khi xả thân, ắt được sanh về thế giới Cực Lạc, thọ mạng, sắc lực thảy đều trọn đủ. Hết thảy oán cừu đều sanh lòng hoan hỷ).

 

* Phật Đảnh Phóng Vô Cấu Quang Minh Nhập Phổ Môn Quán Sát Nhất Thiết Như Lai Tâm Đà La Ni Kinh

(佛頂放無垢光明入普門觀察一切如來心陀羅尼經)

 

          Chư thiên hộ trì thử nhân, mạng chung xả thử thân thời, do như xà thoát, tiện đắc sanh vãng sanh An Lạc thế giới, bất đọa địa ngục, bàng sanh, Diêm Ma La giới, nãi chí bất đọa ác thú. Diệc phục bất văn địa ngục chi danh, hoạch như thị báo, đắc vị tằng hữu. Diện tiền bất kiến nhất thiết khổ não. Mạng chung chi hậu, do như xà thoát, vãng sanh An Lạc thế giới, sở sanh chi xứ, liên hoa hóa sanh, chư sở thọ dụng, giai tất thù diệu, đắc Túc Mạng Thông (CBETA, T19, no.1025, p.725, b8-11).

          諸天護持此人。命終舍此身時。猶如蛇脫。便得往生安樂世界。不墮地獄傍生閻摩羅界。乃至不墮惡趣。亦復不聞地獄之名。獲如是報。得未曾有。面前不見一切苦惱。命終之後。猶如蛇脫。往生安樂世界。所生之處。蓮華化生。諸所受用。皆悉殊妙。得宿命通。

          (Chư thiên hộ trì người này. Khi mạng chung, xả thân này ví như rắn lột xác, liền được vãng sanh thế giới An Lạc, chẳng đọa trong địa ngục, bàng sanh, Diêm Ma La giới, cho đến chẳng đọa trong đường ác, cũng chẳng nghe cái tên địa ngục. Đạt được báo chưa từng có như thế.

          Trước mắt, chẳng thấy hết thảy các khổ não. Sau khi mạng chung, ví như rắn lột xác, vãng sanh thế giới An Lạc, chỗ được sanh về sẽ là hóa sanh trong hoa sen, các thứ thọ dụng thảy đều thù thắng mầu nhiệm, đắc Túc Mạng Thông).

 

* Thánh Hư Không Tạng Bồ Tát Đà La Ni Kinh

(聖虛空藏菩薩陀羅尼經)

 

          Mạng chung sanh An Lạc sát (CBETA, T20, no.1147, p.606, a2).

          命終生安樂剎。

          (Mạng chung, sanh về cõi An Lạc).

 

* Tán Dương Thánh Đức Đa La Bồ Tát Nhất Bách Bát Danh Kinh

(讚揚聖德多羅菩薩一百八名經)

 

          Cụ túc chư công đức, tức trừ ư trung yểu, hậu chung sanh Cực Lạc (CBETA, T20, no. 1106, p475, a20-22).

          具足諸功德。息除於中夭。后終生極樂。

          (Trọn đủ các công đức, trừ dứt chết yểu, sau khi mất, sanh về Cực Lạc).

 

* Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Nhất Bách Bát Danh Kinh

(聖觀自在菩薩一百八名經)

 

          Nhất thiết chân ngôn tất-địa thành tựu, tảo thần khóa niệm, vĩnh vô giới lại khí tật. Lâm mạng chung thời, vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới (CBETA, T20, no.1054, p.70, b25-27).

          一切真言悉地成就。早晨課念。永無疥癩氣疾。臨命終時。往生西方極樂世界。

          (Hết thảy chân ngôn tất-địa thành tựu, sáng sớm tụng niệm, vĩnh viễn chẳng mắc các bệnh tật về ghẻ, hủi, hơi thở. Khi lâm chung, vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới).

         

* Tỳ Câu Chi Bồ Tát Nhất Bách Bát Danh Kinh

(毗俱胝菩薩一百八名經)

 

          Tùng thử mạng chung, vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới (CBETA, T20, no.1114, p.502, a27-28).

          從此命終。往生西方極樂世界。

          (Từ nay, mạng chung, sẽ vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới).

 

* Quán Tự Tại Bồ Tát Mẫu Đà La Ni Kinh

(觀自在菩薩母陀羅尼經)

 

          Ngã niệm vãng tích vi Bồ Tát thời, vị cầu Chánh Đẳng Chánh Giác, độ Nga Nga sa số vô lượng vô biên thế giới, bỉ hữu Phật độ, danh Tô Kha Phạ Đế. Bỉ độ hữu Phật hiệu Vô Lượng Thọ Như Lai Chánh Đẳng Chánh Giác. Thị Vô Lượng Thọ Phật, ư kim kiến tại, thường thuyết diệu pháp, lợi ích chúng sanh. Ngã ư bỉ hội, vi Bà-la-môn, danh Tự Tại Quang. Ngã thời dĩ đắc chứng Phát Quang Địa, ư bỉ hội trung, dĩ tằng tuyên thuyết thử Quán Tự Tại Bồ Tát mẫu đà-la-ni. Đương dữ bách thiên na-do-tha vô lượng vô biên chúng sanh tác đại lợi ích (CBETA, T20, no.1117, p.506, b11-18).

          我念往昔為菩薩時。為求正等正覺。度誐鵝沙數無量無邊世界。彼有佛土。名蘇珂嚩帝。彼土有佛號無量壽如來正等正覺。是無量壽佛。於今見在。常說妙法。利益眾生。我於彼會。為婆羅門。名自在光。我時已得證發光地。於彼會中。已曾宣說此觀自在菩薩母陀羅尼。當與百千那由他無量無邊眾生。作大利益。

          (Ta nhớ khi xưa lúc làm Bồ Tát, vì cầu Chánh Đẳng Chánh Giác, đã qua vô lượng vô biên thế giới số nhiều như cát Nga Nga (sông Hằng), ở đó, có cõi Phật tên là Tô Kha Phạ Đế (Sukhāvatī, Cực Lạc, An Lạc, An Dưỡng). Cõi ấy có Phật hiệu là Vô Lượng Thọ Như Lai Chánh Đẳng Chánh Giác. Đức Vô Lượng Thọ Phật đến nay vẫn còn tại thế, thường nói diệu pháp, lợi ích chúng sanh. Ta trong hội ấy, làm Bà-la-môn, tên là Tự Tại Quang. Khi ấy, ta đã chứng đắc Phát Quang Địa (Prabhākarī-bhūmi, Tam Địa), ở trong hội ấy, đã từng tuyên nói Quán Tự Tại Bồ Tát mẫu đà-la-ni này, tạo lợi ích to lớn cho trăm ngàn na-do-tha vô lượng vô biên chúng sanh).

 

* Phật Thuyết Nhất Kế Tôn Đà La Ni Kinh

(佛說一髻尊陀羅尼經)

         

          Mạng chung chi hậu, sanh Vô Lượng Thọ quốc (CBETA, T20, no.1110, p.485, a19-20).

          命終之後。生無量壽國。

          (Sau khi mạng chung, sanh về cõi Vô Lượng Thọ).

 

* Phật Thuyết Đại Bạch Tán Cái Tổng Trì Đà La Ni Kinh

(佛說大白傘蓋總持陀羅尼經)

 

          Hoạch đắc cụ túc thọ mạng phước đức oai lực chi tử, mạng chung chi hậu, vãng sanh Cực Lạc thế giới (CBETA, T19, no.977, p.406, b24-26).

          獲得具足壽命福德威力之子。命終之後。往生極樂世界。

          (Là người đạt được đầy đủ thọ mạng, phước đức, oai lực, sau khi mạng chung, sanh về thế giới Cực Lạc).

 

* Nhất Tự Kỳ Đặc Phật Đảnh Kinh

(一字奇特佛頂經)    

 

          Nãi chí vãng Cực Lạc thế giới, kiến Vô Lượng Thọ Như Lai (CBETA, T19, no.953, p.306, b24-25)

          乃至往極樂世界。見無量壽如來。

          (Cho đến vãng sanh thế giới Cực Lạc, thấy Vô Lượng Thọ Như Lai).

 

* Phật Thuyết Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Kinh

(佛說大乘莊嚴寶王經)

 

          Quán Tự Tại Bồ Tát, xuất Sư Tử quốc, nhi vãng bỉ Ba La Nại đại thành uế ác chi xứ. Bỉ hữu vô số bách thiên vạn loại trùng thư chi thuộc, y chỉ nhi trụ. Quán Tự Tại Bồ Tát vị dục cứu độ bỉ hữu tình cố, hiện phong hình nhi vãng ư bỉ, khẩu trung xuất thanh, tác như thị ngôn: “Nẵng mồ một đà dã”. Bỉ trùng loại tùy kỳ sở văn nhi giai xưng niệm, diệc phục do tư lực cố, bỉ loại hữu tình sở chấp Thân Kiến tuy như sơn phong, cập chư tùy Hoặc, Kim Cang trí chử, nhất thiết phá hoại, tiện đắc vãng sanh Cực Lạc thế giới, giai vi Bồ Tát, đồng danh Diệu Hương Khẩu.

          Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát, biến hiện chủng chủng, cứu độ vô số bách thiên vạn câu-chi na-dữu-đa hữu tình, linh đắc vãng sanh Cực Lạc thế giới, kiến Vô Lượng Thọ Như Lai, đắc văn pháp yếu, giai linh đương đắc thành Bồ Đề đạo (CBETA, T20, no.1050, p.58).

          觀自在菩薩。出師子國。而往彼波羅奈大城穢惡之處。彼有無數百千萬類蟲蛆之屬。依止而住。觀自在菩薩。為欲救度彼有情故。現蜂形而往於彼。口中出聲。作如是言。曩謨沒馱野。彼蟲類隨其所聞而皆稱念。亦復由斯力故。彼類有情所執身見。雖如山峰。及諸隨惑。金剛智杵。一切破壞。便得往生極樂世界。皆為菩薩。同名妙香口。

          觀自在菩薩摩訶薩。變現種種。救度無數百千萬俱胝那庾多有情。令得往生極樂世界。見無量壽如來。得聞法要。皆令當得成菩提道。

          (Quán Tự Tại Bồ Tát ra khỏi nước Sư Tử, đến chỗ dơ bẩn trong đại thành Ba La Nại (Vārāṇasī, Benares). Nơi đó có vô số trăm ngàn vạn loài giòi, trùng nương náu. Quán Tự Tại Bồ Tát vì muốn cứu độ những hữu tình ấy, hiện hình dạng con ong, bay đến chỗ của chúng, trong miệng phát ra tiếng nói như thế này: “Nẵng mồ một đà dã” (Namo Buddhaya, nam-mô Phật Đà Da). Các loài trùng ấy tùy theo sự nghe hiểu của mình mà đều xưng niệm, cũng do sức mạnh ấy, tuy chấp trước về Thân Kiến của các loại hữu tình ấy như ngọn núi, cũng như các phiền não kèm theo đều bị Kim Cang trí chử (chày trí huệ kim cang) phá tan hết thảy, liền được sanh về thế giới Cực Lạc, đều thành Bồ Tát, có cùng danh hiệu là Diệu Hương Khẩu.

          Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát biến hiện đủ loại, cứu độ vô số trăm ngàn vạn câu-chi na-dữu-đa hữu tình khiến cho họ được sanh về thế giới Cực Lạc, gặp Vô Lượng Thọ Như Lai, được nghe pháp yếu, đều làm cho họ được thành đạo Bồ Đề).

 

* Diệu Cát Tường Bình Đẳng Bí Mật Tối Thượng Quán Môn Đại Giáo Vương Kinh

(妙吉祥平等秘密最上觀門大教王經)

 

          Thử Pháp Vương Tử đẳng, chư Phật Như Lai giai cộng tán thán, thử nhân bất cửu, quyết thành Chánh Giác. Mạng chung chi hậu, sanh ư Tây Phương Cực Lạc thế giới, đắc kiến Vô Lượng Thọ Phật, văn bất thoái pháp, dữ Phật đồng đẳng (CBETA, T20, no.1192, p.927, a28-b2).

          此法王子等。諸佛如來皆共讚歎。此人不久。決成正覺。命終之後。生於西方極樂世界。得見無量壽佛。聞不退法。與佛同等。

          (Các vị Pháp Vương Tử này được chư Phật Như Lai đều cùng ca ngợi. Những người ấy không lâu sau chắc chắn sẽ thành Chánh Giác. Sau khi mạng chung, sanh trong Tây Phương Cực Lạc thế giới, được thấy Vô Lượng Thọ Phật, nghe pháp bất thoái, ngang hàng với Phật).

 

* Kim Cang Đảnh Du Già Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Tu Hành Nghi Quỹ Kinh

(金剛頂瑜伽千手千眼觀自在菩薩修行儀軌經)

 

          Lâm mạng chung thời, Bổn Tôn hiện tiền, tương vãng Cực Lạc thế giới liên hoa thai trung, thượng phẩm thượng sanh, chứng Bồ Tát vị, thọ Vô Thượng Bồ Đề ký (CBETA, T20, no.1056, p.82, a21-23).

          臨命終時。本尊現前。將往極樂世界蓮華胎中。上品上生。證菩薩位。受無上菩提記。

          (Khi mạng sắp hết, Bổn Tôn hiện tiền, [hành nhân] sẽ về thế giới Cực Lạc thế giới, ở trong thai hoa sen, thượng phẩm thượng sanh, chứng địa vị Bồ Tát, thọ ký Vô Thượng Bồ Đề).

 

* Thủ Hộ Quốc Giới Chủ Kinh

(守護國界主經)

 

          Phật ngôn: – Nhược nhân mạng chung chi thời, dự tri thời chí, chánh niệm phân minh, tẩy dục trước y, cát tường nhi thệ, quang minh chiếu thân, kiến Phật tướng hảo, chúng thiện câu hiện, định tri thử nhân, quyết định vãng sanh Tịnh Độ. Nhược nhân niệm Phật trì giới, nhược vô tinh tấn tâm, mạng chung diệc vô thiện tướng, diệc vô ác tướng, địa phủ bất thủ, An Dưỡng bất nhiếp, như thùy miên khứ, thử nhân nghi tình vị đoạn, sanh ư nghi thành, ngũ bách tuế thọ lạc, tái tu tín nguyện, phương quy Tịnh Độ (CBETA, T47, no.1969A, p161, a21-27).

          佛言。若人命終之時。預知時至。正念分明。洗浴著衣。吉祥而逝。光明照身。見佛相好。眾善俱現。定知此人。決定往生凈土。若人念佛持戒若無精進心。命終亦無善相。亦無惡相。地府不取。安養不攝。如睡眠去。此人疑情未斷。生於疑城。五百歲受樂。再修信願。方歸凈土。

          (Đức Phật dạy:

          – Nếu kẻ nào khi mạng chung, biết trước lúc mất, chánh niệm phân minh, tắm gội, mặc áo, tốt lành qua đời, quang minh chiếu thân, thấy tướng hảo của Phật, các điều tốt lành đều hiện, biết chắc là người ấy quyết định vãng sanh Tịnh Độ. Nếu ai niệm Phật, trì giới mà chẳng có cái tâm tinh tấn, mạng chung cũng không có tướng tốt lành, mà cũng chẳng có tướng ác, địa ngục chẳng giữ lấy, cõi An Dưỡng chẳng nhiếp thọ, như ngủ say mà qua đời, kẻ ấy nghi tình chưa đoạn, sẽ sanh trong nghi thành, hưởng vui năm trăm năm, rồi lại tu tín nguyện mới trở về Tịnh Độ).

A Di Đà Phật Thánh Điển

Phần 4 hết

[1] Mạn Đồ La (Mandala) còn được phiên âm là Mạn Đà La, Mạn Đát La, Mạn Noa La, Mạn Trà La, Mạn Đát Lạp, Mãn Noa La v.v…, dịch nghĩa là Đàn, Đàn Tràng, Đàn Thành, Chuyển Luân Cụ Túc, Tụ Tập v.v… Nguyên thủy, Mạn Đà La thường là một cái đàn bằng đất nhỏ, dùng làm nơi thanh tịnh để tu hành. Về sau, dần dần chuyển biến thành hình thức xây cất cố định, hoặc dùng cát để tạo mạn-đà-la như trong truyền thống Tây Tạng, hoặc chọn chỗ đất sạch, thanh tịnh, vẽ trực tiếp trên mặt đất, hoặc trải vải đã vẽ sẵn mạn-đà-la lên một nơi nào đó để làm đàn tràng tu hành trong Mật Tông. Sự cử hành nghi thức trong đàn tràng ấy thường được gọi là Tác Pháp. Có thể coi Mạn Đà La như một tiểu vũ trụ tập trung năng lượng của Bổn Tôn (vị tôn thánh mà ta đang tu tập thần chú của Ngài), biểu thị vũ trụ theo cái nhìn của bậc giác ngộ. Thông thường, mạn-đà-la có hình vuông, trung tâm có hình tròn, chia thành bốn cửa, và chia ra nhiều lớp, đơn giản hay phức tạp tùy theo từng pháp tu.

[2] Nghi quỹ (儀軌) hiểu theo nghĩa đen là pháp tắc quy củ theo đúng lễ nghi, pháp luật. Chữ này thường được dùng để dịch chữ Kalpasutra trong Mật Tông. Một nghi quỹ thông thường sẽ bao gồm các hướng dẫn về cách vẽ tượng (hoặc tạo tượng Bổn Tôn), cách lập đàn pháp, cách chuẩn bị thanh tịnh thân, ngữ, ý của người hành trì, cách vào đàn tràng hành lễ bao gồm trình tự từ kết giới, hộ thân, triệu thỉnh, cúng dường, sám hối, tán thán, trì tụng, tống thánh, hồi hướng v.v… Kể cả các bước để vị A Xà Lê truyền trao giáo pháp. Đối với mỗi bước, đều có hướng dẫn tỉ mỉ về chân ngôn, cách kết ấn, cách quán tưởng những chủng tự tương ứng v.v…

[3] Do sách này trích đại lược, nên phần kinh văn này hơi khó hiểu. Đây là một phần bài kệ trích từ kinh Bất Không Quyến Tác Thần Biến Chân Ngôn, quyển thứ hai, phẩm Bí Mật Tâm Chân Ngôn thứ hai. Phần kệ như sau: “Thượng viên hành hữu, mẫu đà-la-ni, chân ngôn tự tự, tự giai kim sắc, hữu toàn hành chuyển” (Phía trên đó có mẫu đà-la ni được xếp thành hình tròn, từng chữ của chân ngôn đều là kim sắc (màu của chất vàng), xoay theo chiều bên phải).

[4] Thông thường, mỗi bộ mật chú có nhiều loại chân ngôn. Chẳng hạn như trong trường hợp này, nguyên văn bài chú Bất Không Quyến Tác rất dài, lại có một bài gọi là tâm chú (có thể hiểu đại lược là phần tinh túy của bài chú), chỉ gồm vài câu. Kế đó lại có tiểu tâm chân ngôn gọn hơn nữa. Trong một nghi quỹ, sẽ có nhiều bài chú cúng dường, triệu thỉnh, cũng như những bài chú có tác dụng bảo vệ hành giả như chú giáp trụ, chú tịnh địa v.v…

[5] Bạch nguyệt (Śuklapakṣa): Theo lịch pháp Ấn Độ, tùy theo trăng tròn hay khuyết mà lập ra hai danh xưng là bạch nguyệt và hắc nguyệt. Từ lúc trăng non cho đến khi trăng tròn gọi là bạch nguyệt, từ sau trăng tròn cho đến hôm không có trăng thì gọi là hắc nguyệt (Kṛṣṇapakṣa). Sách Tây Vực Ký chép: “Từ lúc trăng non cho đến khi trăng tròn gọi là bạch phần, từ lúc trăng bắt đầu khuyết cho đến khi không trăng gọi là hắc phần. Hắc phần gồm mười bốn hay mười lăm ngày, tháng có thiếu hay đủ, [nhưng mỗi tháng] đều lấy hắc trước, bạch sau, hợp thành một tháng”.

[6] Khủy tay (trửu – 肘) thật ra là một đơn vị đo chiều dài của Ấn Độ vào thời cổ. Câu Xá Luận, quyển mười hai giảng: “Bảy hạt lúa mạch là một Chỉ Tiết (lóng tay), ba lóng tay là một Chỉ (ngón tay), xếp theo hàng ngang hai mươi bốn lóng tay sẽ là một Trửu”. Sách Tây Vực Ký lại nói một Trửu chỉ là hai mươi bốn lóng tay.

[7] Cù ma di (Gomatī) là phân bò. Mật giáo thường coi phân bò là một vật thanh tịnh để tô trát đàn tràng. Truyền thống này bắt nguồn từ quan niệm coi bò là con vật thánh trong Bà La Môn giáo.

[8] Mỗi mạn-đà-la đều chia thành nhiều lớp được gọi là viện. Phần chính giữa gọi là nội viện. Hải thủy (nước biển) ở đây chính là nền của nội viện.

[9] Huân Lục là tên gọi khác của Nhũ Hương (Frankincense). Người ta lấy nhựa cây này để chế thành hương. Loại hương này còn gọi là Mã Vĩ Hương, Ma Lặc Hương, hoặc Trích Hương. Giống cây này mọc nhiều ở châu Phi và châu Á tại những vùng khô cằn. Người ta thường lấy nhựa bằng cách rạch vỏ cây. Loại nhũ hương tốt nhất là ở Somalia và thường được các nhà thờ Thiên Chúa Giáo ưa chuộng để sử dụng trong nghi thức xông hương. Đông y cũng dùng loại hương này để làm thuốc.

An Tức Hương là nhựa một loại cây có tên khoa học là Styrax Tonkinesis, cao đến 20m, mọc nhiều ở Iran. Do vương quốc An Tức (Parthian) thời cổ thuộc địa bàn Iran, nên loại hương này được gọi là An Tức Hương. Do chất nhựa này chứa nhiều chất benzoin, nên người ta cũng gọi luôn chất benzoin là An Tức Hương.

[10] Các ấn khế từ ấn này cho đến ấn thứ mười lăm đều trích từ bộ Đà La Ni Tập Kinh, ngay sau phần dạy cách vẽ tượng trên đây.

[11] Thuở xưa, người Ấn chia đêm làm ba phần, gọi là Sơ Dạ, Trung Dạ và Hậu Dạ. Sơ Dạ từ lúc hoàng hôn đến mười giờ đêm, Trung Dạ từ mười giờ đêm đến hai giờ sáng, hai giờ sáng cho đến lúc bình minh là Hậu Dạ.

[12] Kim Cang Vương Bồ Tát (Vajra-rāja) là vị Bồ Tát thân cận thứ hai trong Kim Cang Giới của A Súc Như Lai. Ngài còn được biết đến dưới các danh hiệu Kim Cang Tạng Bồ Tát, Kim Cang Câu Vương Bồ Tát, Bất Không Vương Bồ Tát, Kim Cang Thỉnh Dẫn Bồ Tát, Diệu Giác Bồ Tát, Tối Thượng Bồ Tát, mật hiệu là Tự Tánh Kim Cang và Chấp Câu Kim Cang. Ngài biểu thị đức năng tự tại, được hết thảy quy phục. Ngài có thệ nguyện dùng phép Tứ Nhiếp để lôi kéo hết thảy hữu tình. Ngài thường được tạc tượng chéo hai tay đặt trước ngực, kết thành Kim Cang Quyền.

[13] Kim cang ở đây là nói tắt của Kim Cang Lực Sĩ, tức thần hộ pháp trong Mật Giáo. Có nhiều vị kim cang, thường gọi chung bằng các danh xưng như Đại Lực Kim Cang Thần, Mật Tích Kim Cang, Kim Cang Thủ Dược Xoa, Dạ Xoa Vương, Thiên Giới Dạ Xoa v.v… Những vị này chịu sự thống lãnh của Tỳ Sa Môn Thiên Vương. Các vị này vốn là thần thủ hộ thiên giới, đã phát nguyện theo hầu đức Phật, nhằm bảo vệ Phật pháp và người tu hành.

[14] Tô Mạn Na (Sumana) còn phiên âm là Tu Mạn Na, Tô Ma Na, Tu Mạn, Tu Ma Na, hay Tu Mạt Na, dịch nghĩa là Duyệt Ý Hoa, Hảo Ý Hoa, Nhiếp Thiện Ý Hoa, Xứng Ý Hoa, hay Hảo Hỷ Hoa, là một loài thực vật thuộc họ Đậu Khấu. Thân cây thuộc loại thân mộc, hoa có màu vàng, hoặc trắng, có mùi thơm, cành lá xòe ra như cái tán.

[15] Mộc Hoạn Tử (木槵子) là một loại thân cây có gỗ cứng, có tên khoa học là Sapindus Mukorossi Gaertn, cao từ mười lăm đến hai mươi mét, vỏ cây xám trắng, nhẵn nhụi, lá kép, quả cứng, có hình cầu, màu đen bóng, to từ một đến hai cm. Khi đã khô, có những quả cứng đến nỗi dùng búa đập rất lâu mới vỡ. Vì thế, hạt loại cây này rất thường được dùng làm xâu chuỗi. Trong Đại Tạng Kinh, có một bài kinh dạy riêng về loại xâu chuỗi này với tên gọi là Phật Thuyết Mộc Hoạn Tử Kinh.

[16] Hỏa Đầu Kim Cang (Vajra Krodha Mahābala Ucchuṣma), gọi đầy đủ là Đại Lực Oai Nộ Kim Cang Ô Xu Sử Ma. Danh hiệu vị này còn được dịch là Trừ Uế Kim Cang, Uế Tích Kim Cang, Kim Cang Dạ Xoa Minh Vương, Ô Sô Sáp Ma, Ô Sô Sắt Ma, Ô Xu Sắt Ma v.v… Ngài là thân phẫn nộ do Bất Không Thành Tựu Phật hóa hiện, là một vị hộ pháp hết sức được tôn sùng trong Thiền Tông và Mật Tông. Ngài có đặc tánh chuyển ô uế, bất tịnh thành thanh tịnh. Trong kinh Lăng Nghiêm, phần Viên Thông, Ngài đã trình bày phép tu quán Nội Hỏa, tức là chuyển biến lửa dâm dục thành quang minh trí huệ, chứng đắc Hỏa Quang tam-muội. Do vậy, ngài phát thệ dùng thân phận lực sĩ để hộ trì Phật pháp.

[17] Mẫu châu là hạt châu to để xỏ hai đầu dây xâu chuỗi vào, thắt thành tua.

[18] Mười hạt chuỗi này thường nhỏ hơn các hạt chính rất nhiều và gắn vào hai bên đầu sợi dây ló ra khỏi mẫu châu, dùng để ghi nhớ số chuỗi đã niệm, tức là cứ hết một chuỗi, bèn đẩy một hạt về một phía.

[19] Minh (明) là danh từ khác để gọi chân ngôn hay đà la ni.

[20] Ấn Thí Nguyện còn gọi là ấn Mãn Nguyện hoặc Dữ Nguyện: Để thõng cánh tay phải, ngửa lòng bàn tay xòe lên, biểu thị sẵn sàng xả bỏ hết thảy.

[21] Trong Mật Tông, các ngón tay có nhiều cách gọi, tùy theo Thập Ba La Mật, ngũ Phật đảnh, ngũ đại, ngũ chủng tử v.v… Nếu chỉ nói theo ngũ đại thì ngón cái là Không, ngón trỏ là Phong, ngón giữa là Hỏa, ngón áp út là Thủy và ngón út là Địa. Do đó ngón Không và Phong chụm vào nhau, tức là ngón cái và ngón trỏ chụm vào nhau thành hình khuyên.

[22] Quân Đồ Lợi (Kuṇḍali Vidyārāja) là một trong năm vị đại minh vương của Mật Giáo (tức Bất Động, Hàng Tam Thế, Quân Đồ Lợi, Đại Oai Đức và Kim Cang Dạ Xoa). Ngài là thân phẫn nộ của Bảo Sanh Phật hóa hiện, thường được tạc tượng có hình dạng hung tợn, bốn mặt, da xanh, mắt đỏ, đeo rắn làm vật trang sức, cởi trần, khoác khố bằng da hổ, tám tay thì hai tay chắp lại trước ngực, những tay còn lại lần lượt cầm rắn đỏ, cầm kích, cầm kim cang xử, bánh xe, phủ việt… Toàn thân lửa bốc hừng hực. Ngài có bi nguyện trừ ác ma, rắn độc, các thứ nhiệt não, bệnh tật. Quân Đồ Lợi theo nghĩa đen là bình đựng cam lộ, Ngài thể hiện sanh mạng được tàng trữ không cạn kiệt. Nói cách khác, bi nguyện cứu khổ của Ngài luôn tuôn chảy tràn trề, khiến cho chúng sanh được yên vui như được rưới cam lộ, nên có danh xưng như vậy. Bốn mặt của ngài tượng trưng cho sự thấy thấu suốt “tánh của tứ tướng và tứ kiến đều là Không”. Khi kết giới, hộ thân, và thanh tịnh đạo tràng, đa số các bản nghi quỹ thường dạy sử dụng tâm chú của Ngài.

[23] Kim Cang Pháp Bồ Tát (Vajra-dharma) là vị Bồ Tát thân cận của Vô Lượng Thọ Như Lai trong Kim Cang Giới Mạn Đà La. Ngài còn được gọi là Kim Cang Nhãn, Thiện Lợi Tát Đóa, Kim Cang Liên Hoa, Thiện Thanh Tịnh Bồ Tát, Kim Cang Diệu Nhãn Bồ Tát. Ngài chính là mật thân (thân bí mật) trong Kim Cang Giới của Quán Thế Âm Bồ Tát, biểu thị sự chứng đắc lý thánh tịnh vốn có của các pháp; do vậy, Ngài còn có hiệu Quán Thế Tự Tại Bồ Tát. Mật hiệu là Chánh Pháp Kim Cang, Thanh Tịnh Kim Cang, hoặc Liên Hoa Kim Cang.

[24] Trong giáo nghĩa Mật Tông, các pháp môn của Mật Tông được chia thành hai hệ thống chính là Thai Tạng Giới và Kim Cang Giới. Trong mỗi giới, tùy theo đặc tánh của từng pháp môn hành trì, lại chia thành các tiểu hệ thống (thường gọi là Bộ). Kim Cang Giới chia thành năm bộ (Phật Bộ, Kim Cang Bộ, Bảo Bộ, Liên Hoa Bộ và Yết Ma Bộ), còn Thai Tạng Giới chia thành ba bộ (Phật Bộ, Liên Hoa Bộ, và Kim Cang Bộ). Liên Hoa Bộ là một trong các bộ ấy. Liên Hoa Bộ còn gọi là Pháp Bộ, Quán Âm Bộ hay chỉ gọi gọn là Liên Bộ, biểu thị Lý Đức vốn sẵn thanh tịnh giác ngộ của chúng sanh. Lại còn biểu thị phẩm đức từ bi tam-muội của hết thảy Như Lai. Dẫu chúng sanh lưu chuyển trong lục đạo, thậm chí vào địa ngục Vô Gián, bản tánh thanh tịnh từ bi vẫn tiềm ẩn không hề mất đi, hoặc bị nhuốm bẩn, nên sánh ví như hoa sen. Vì thế, gọi là Liên Hoa Bộ. Hiểu theo nghĩa hẹp, Liên Hoa Bộ chính là Quán Âm Viện và Địa Tạng Viện trong Thai Tạng Giới Mạn Đồ La. Trong Liên Hoa Bộ của Thai Tạng Giới, bộ chủ là Mã Đầu Quán Âm, Bạch Y Quán Âm là bộ mẫu. Trong Kim Cang Giới, bộ chủ của Liên Hoa Bộ là A Di Đà Như Lai, bộ mẫu là Pháp Ba La Mật Bồ Tát. A Di Đà Như Lai có bốn vị thân cận Bồ Tát là Pháp, Lợi, Nhân, Ngữ và Tứ Nhiếp Kim Cang làm quyến thuộc, biểu thị tánh đức của Diệu Quán Sát Trí. Chủng tử căn bản của bộ này là Sa (trong Thai Tạng Giới), hoặc Hrīḥ trong Kim Cang Giới. Hình tam-muội-da của Liên Hoa Bộ là hoa sen.

[25] Ứng với Thập Ba La Mật, Mật Tông quy định các ngón như sau (tính từ ngón út), bên trái là Đàn, Giới, Nhẫn, Tấn, Thiền, bên phải là Huệ, Phương Tiện, Nguyện, Lực, Trí. Như vậy, Tấn và Lực là hai ngón trỏ, Thiền và Tri (hay Trí) là hai ngón cái.

[26] Tam mật là thân mật, ngữ mật và ý mật.

[27] Át già (閼伽) là phiên âm của chữ Phạn Argha, nhiều khi còn phiên âm là a già, át ca, át ra già, dịch nghĩa là Công Đức Thủy, hoặc Hương Hoa Thủy. Từ ngữ này dùng để chỉ các thứ nước thơm đựng trong vò hoặc bình đặc biệt dùng trong Mật Tông. Theo các nhà nghiên cứu, trong các yến hội cổ Ấn Độ, người ta thường đặt một bình nước thơm để khách quý rửa tay trước khi ăn. Dần dần, khi cúng dường thần linh, người ta cũng dâng cúng nước thơm cho thần thánh để các Ngài rửa tay khi giáng hạ đàn tràng. Do vậy, trong một đàn tràng cúng dường của Mật giáo, sáu vật phẩm bắt buộc phải có là át già, hương bôi, tràng hoa, hương đốt, thức ăn (nhiều khi chỉ tượng trưng bằng một chén nước trong, một chén gạo, hay một nắm đá nhiều màu, hoặc một vật điêu khắc mô phỏng bột lúa mạnh nặn thành khối, thường gọi là Torma trong truyền thống Tây Tạng) và đèn đuốc. Thông thường, trong truyền thống Đông Mật, trước khi chính thức tụng niệm, hành giả đặt bình Át Già bên phải lư hương. Khi tụng trì xong, sẽ đặt bình Át Già sang bên trái trước khi cử hành nghi lễ tống thánh (tiễn đưa các vị thánh).

[28] Hiền bình (賢缾, Pūrna-ghata), còn gọi là Thiện Bình, Đức Bình, Mãn Bình, Hiền Đức Bình, Công Đức Bình, Như Ý Bình, hay Cát Tường Bình, có ý nghĩa là cái bình có thể sanh ra phước thiện, thỏa mãn nguyện cầu. Bình thường làm bụng phình, cổ ngắn, miệng loe, có nắp, trên thân bình có hình bát cát tường, hoặc các vị tôn thánh. Bình thường được buộc lụa hay vải nhiều màu quanh cổ. Bên trong chứa nước thơm, bột thơm, các loại thuốc v.v… hoặc chứa những vật phẩm cúng dường đã gia trì khác. Ngoài ra, hiền bình còn được đặt trên bàn thờ với ước nguyện đem lại sự thịnh vượng, diên thọ, phước lộc cho người ở nơi đó. Loại này thường gọi là Treasure vase (Terbum) hay Wealth Vase (Yangbum) trong Phật giáo Tây Tạng.

[29] Đây là một cách tạo phước đức trong Mật Tông, hành nhân thường dùng những cái khuôn nhỏ (người Tây Tạng thường gọi là tsa-tsa) để nén cát, đất sét, chất bột thơm, hay bất cứ vật liệu kết dính nào đó, để đúc những tượng Phật nhỏ, tượng Bồ Tát nhỏ, hoặc hình tháp (người Tây Tạng thường gọi chung những bức tượng hay tháp nhỏ ấy là tsa-tsa) để gắn lên tường, hay để bỏ vào trong lòng các bức tượng lớn, hoặc để thờ. Khi “in” như vậy, thường tụng chú một lần đối với mỗi tượng.

[30] Miệt lệ (蔑戾) là nói tắt của Miệt Lệ Xa, phiên âm từ chữ Mleccha trong tiếng Phạn, có nghĩa là kẻ dã man, kẻ mọi rợ. Chữ này còn được phiên âm theo nhiều cách như Di Lợi Xa, Di Ly Xa, Mật Lợi Xa, Tất Lật Xa… nhưng Miệt Lệ Xa thường được dùng nhiều nhất. Chữ này chỉ những nơi văn hóa lạc hậu.

[31] Trong bản kinh này, sau khi bảy vị Phật (Duy Việt, Thức Phật, Tùy Diệp, Câu Lưu Tần, Câu Na Hàm Mâu Ni, Ca Diếp, Thích Ca Mâu Ni Phật) lần lượt nói chân ngôn xong, các vị đại Bồ Tát như Văn Thù Sư Lợi, Hư Không Tạng, Quán Thế Âm, Cứu Thoát, Bạt Đà Hòa (Hiền Hộ), Đại Thế Chí, Đắc Đại Thế, Kiên Dũng, Phổ Hiền, Định Tự Tại Vương, Diệu Nhãn v.v… lần lượt nói thần chú tán trợ. Ngài Công Đức Tướng Nghiêm là một trong những vị Bồ Tát ấy.

 


Chương trước Chương tiếp
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.

Bài mới

  • Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích
  • Con Gái Đức Phật
  • Truyện Tiền Thân Đức Phật Thích Ca (song ngữ)
  • SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI
  • TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM

Meta

  • Log in
  • Entries feed
  • Comments feed
  • WordPress.org
  • Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích, Con Gái Đức Phật, Truyện Tiền Thân Đức Phật Thích Ca (song ngữ), SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI, TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM, Liên Hoa Hóa Sanh - Pháp Sư Đạo Chứng, Luân Lý Giáo Khoa Thư, Quốc Văn Giáo Khoa Thư, Kinh Bảo Khiếp Ấn Thần Chú về Bí Mật Toàn Thân Xá-lợi ở Trong Tâm của Tất Cả Như Lai, Đại Cương Kinh Thủ Lăng Nghiêm,