• Danh sách
  • Thể loại
    • 5 Periods of Buddha’s teachings - Ngũ Thời Giáo
    • A Basic Buddhism Guide
    • Accounts of Request and Response
    • Activities
    • Agama - Thời Kỳ A Hàm
    • Ấn Quang Đại Sư
    • Avatamsaka Period - Thời Kỳ Hoa Nghiêm
    • Basic Teachings
    • Bộ A Hàm
    • Buddhist Education in China
    • Buddhist Scriptures
    • Buddhist Scriptures
    • Buddhist Studies
    • Buddhist Sutras
    • Cao Tăng Quảng Khâm
    • Changing Destiny
    • Chinaese
    • Chú Giải Kinh Vô Lượng Thọ
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 2
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 3
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 4
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 5
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 6
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 7
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 8
    • Chư Tổ - Cao Tăng
    • Chưa phân loại
    • Collected Talks
    • Contact
    • Cư Sĩ Lưu Tố Vân
    • Cultivation
    • Cultivation Hall
    • Cultivation Hall Rules
    • Curriculum
    • Daily Living
    • Dharma
    • Đại Đức Thích Đạo Thịnh
    • Đại sư Hành Sách
    • Đại sư Liên Trì
    • Đại sư Ngẫu Ích
    • Đại Tạng Kinh
    • Đệ Tử Quy
    • Đệ Tử Quy
    • Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện Kinh Giảng Ký
    • Đọc sách ngàn lần
    • EBook .Doc - .PDF
    • Essence of the Infinite Life Sutra
    • Eyewitness Accounts
    • Founder
    • Giảng Giải Kinh Sách
    • Giảng Kinh
    • Giảng Kinh Địa Tạng
    • Giảng Kinh Địa Tạng lần 1
    • Giảng Ý Nghĩa Pháp Hội Quán Âm TTHN
    • Glossary
    • Guidelines for Being a Good Person
    • Hán văn - 古文 - Cổ Văn
    • History and Culture
    • Hòa Thượng Diệu Liên
    • Hòa Thượng Thích Trí Tịnh
    • Hòa Thượng Tịnh Không
    • Hòa Thượng Tịnh Không Khai thị
    • Học Chữ Hán Việt
    • Học Tập Văn Hóa Truyền Thống
    • Indonesian Translation
    • Khoa Học
    • Kinh điển Bắc truyền
    • Kinh điển Hán tạng đã Việt dịch
    • Kinh điển Nam truyền
    • Kinh Tạng
    • Kinh Vô Lượng Thọ 1994
    • Kinh Vô Lượng Thọ lần 10
    • Kinh Vô Lượng Thọ lần 11
    • Lão pháp sư Thích Tịnh Không
    • Lão pháp sư Thích Tịnh Không
    • Learning
    • Lotus Nirvana - Thời Kỳ Pháp Hoa và Niết Bàn
    • Luận Tạng
    • Luật Tạng
    • Main
    • Main Thoughts
    • Mission
    • More...
    • Mr. Li Bingnan
    • Ms. Han Yin
    • Nghi Thức Tụng Niệm
    • Nhạc Niệm Phật
    • Nhạc Phật Giáo
    • Nhân Quả Báo Ứng
    • Online Study Guide
    • Phần mềm ứng dụng Phật Pháp
    • Pháp ngữ
    • Pháp Sư Ngộ Thông
    • Phật giáo nước ngoài
    • Phật Học Vấn Đáp
    • Phiên âm Hán Việt - 古Cổ 文Văn
    • Phim Phật Giáo
    • Phim Tài Liệu
    • PLLCA Library
    • Prajnã Period - Thời Kỳ Bát Nhã
    • Primary & Secondary
    • Professor Fang Dongmei
    • Pure Land Buddhism
    • Pure Land Organizations
    • Quốc tế
    • Resources
    • Retreat Application
    • Retreats
    • Sách
    • Sách nói Audio
    • Sách Văn Học PG
    • Six Harmonies
    • Six Paramitas
    • Stories
    • Sử Phật Giáo
    • Sutra Excerpts
    • Sutra Stories
    • Sutras Books
    • Symbolism
    • Tam tạng Kinh điển Sanskrit - PALI
    • Teachers
    • Teachings
    • Ten Attainments
    • Ten Great Vows
    • Ten Virtuous Karmas Sutra
    • Ten-recitation Method
    • Thái Thượng Cảm Ứng Thiên
    • The Buddhist World
    • The Supreme Buddha
    • Theo dấu chân Phật - Hành Hương Đất Phật
    • Thiên Hạ Phụ Tử
    • Three Conditions
    • Threefold Learning
    • Timelines
    • Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
    • Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014
    • Tịnh Tông Học Viện
    • Tổ Tịnh Độ Tông
    • Training in the Traditional Way
    • Training Procedure
    • Trần Đại Huệ
    • Trích Đoạn Khai Thị
    • Trích Yếu
    • Tripitaka - 大藏經
    • Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm
    • Truyện Phật giáo
    • Truyện thiếu nhi song ngữ
    • Truyện Tranh Phật Giáo
    • Tụng Kinh
    • Tuyên Hóa Thượng Nhân giảng thuật
    • Vaipulya Period - Thời Kỳ Phương Đẳng
    • Vấn Đáp Phật Pháp
    • Văn Học
    • Venerable Master Chin Kung: Books
    • Video
    • Video Pháp Âm
    • Visiting
    • Zhangjia Living Buddha
    • 中國 - Zhōngguó - Chinese
    • 人物故事 - Renwu - Câu Chuyện Nhân Vật
    • 佛教故事 - fojiaogushi
    • 佛经故事 - Fojing - Câu chuyện Phật
    • 古Cổ 文VănViệt
    • 哲理故事 - Zheli - Câu chuyện triết học
    • 漫畫 - Comics - Truyện tranh
    • 生活故事 - Shenghuo - Câu chuyện cuộc sống
  1. Trang chủ
  2. Kinh sách
  3. Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh Giảng Ký

  4. 5. Lúc dùng tâm không mong cầu để hành pháp thí, sẽ thành hai mươi điều lợi, và lại thêm hai mươi điều lợi nữa

Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh Giảng Ký

5. Lúc dùng tâm không mong cầu để hành pháp thí, sẽ thành hai mươi điều lợi, và lại thêm hai mươi điều lợi nữa

Chương trước
Chương tiếp

5. Lúc dùng tâm không mong cầu để hành pháp thí, sẽ thành hai mươi điều lợi, và lại thêm hai mươi điều lợi nữa

Theo cách đại sư Ngẫu Ích phán định, chia kinh này thành tất cả mười lăm đoạn, đoạn chúng tôi sẽ giảng dưới đây là đoạn thứ tám.

Chánh kinh:

Phục thứ Di Lặc! Nhược Bồ Tát dĩ vô hy vọng tâm, hành pháp thí thời, bất trước danh, văn, lợi, dưỡng, quả, báo, dĩ nhiêu ích sự nhi vi thượng thủ, thường vị chúng sanh, quảng tuyên chánh pháp.

復次彌勒。若菩薩以無希望心。行法施時。不著名。聞。利。養。果。報。以饒益事。而為上首。常為眾生。廣宣正法。

(Lại này nữa Di Lặc! Nếu Bồ Tát dùng tâm không mong cầu, lúc hành pháp thí, chẳng chấp vào danh tiếng, lợi dưỡng, quả báo, lấy sự nhiêu ích làm đầu, thường vì chúng sanh rộng nói chánh pháp).

“Vô hy vọng” nói cụ thể là ta chẳng mong mỏi những điều gì?

Điều thứ nhất là danh, chẳng vì cái danh, mà cũng chẳng vì “văn”. “Văn” (聞) nói theo ngôn ngữ ngày nay là mức độ nổi tiếng. Chúng ta chẳng vì những thứ đó. Hiện thời, có những vị đồng tu in những cuốn sách nhỏ. Có một lần ở phi trường, tôi thấy một vị đồng tu cầm cuốn sách nhỏ để đọc ở đó, đại khái là Vô Lượng Thọ Kinh. Trang đầu cuốn sách ấy in một tấm hình của tôi, tôi thấy là do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội ấn tống, thật là hồ đồ, phiền toái quá. Không nên như vậy! Quý vị làm vậy tưởng chừng như tôn trọng tôi, chứ thật sự ra là gì? Chỉ là đề xướng danh văn, lợi dưỡng, đề xướng bất tịnh thuyết pháp. Đầu cuốn kinh in hình Phật, hình Bồ Tát thì được, chứ quyết định chẳng thể in hình ai, tuyệt đối chẳng được!

Pháp thế gian có chỗ đáng học theo, nhưng có chỗ chẳng nên bắt chước! Minh tinh điện ảnh gây chú ý, họ đăng ảnh quảng cáo rất nhiều. Lúc chúng ta thuyết pháp, quyết định chớ nên làm giống như thế. Lúc phát thiếp thông báo [thuyết giảng], nếu cứ phải in hình pháp sư lên trên ấy thì có khác gì minh tinh quảng cáo đâu! Người thật sự có đức xem thấy, họ không trách quý vị nhưng cũng chẳng đến dự. Trên thiếp thông báo in hình Phật, hình hoa sen thì được, ngàn vạn phần chẳng nên in hình ai. Điều này quý vị phải nhớ lấy, tuyệt đối đừng tạo danh văn!

“Lợi” là lợi ích, “dưỡng” là cúng dường. Chẳng vì những thứ này [mà thuyết pháp]. Nếu chẳng vì những thứ này, lại có người vì những thứ gì? Vì quả báo. Tôi làm như thế tương lai sẽ thành Phật, thành Bồ Tát. Ý niệm thành Phật, thành Bồ Tát cũng phải bỏ sạch đi, cái gì cũng chẳng cầu thì quý vị mới thật sự thành tựu. Quý vị nghĩ “tôi muốn chứng A La Hán, thành Bích Chi Phật, thành Bồ Tát” thì gọi là “khởi vọng tưởng”, là tiêu chuẩn của phàm phu. Họ mong mỏi thì nhất định họ sẽ chẳng đạt được.

Vì sao vậy? Chư Phật, Bồ Tát tâm địa thanh tịnh, một niệm chẳng sanh, làm sao còn có vọng niệm cơ chứ? Thành Phật, thành Bồ Tát là bọn phàm phu chúng ta nói, chứ chính các Ngài chẳng hề nói mình thành Phật, thành Bồ Tát. Kinh nói các Ngài thành Phật, thành Bồ Tát là tùy thuận chúng sanh mà nói. Chúng sanh hiểu như vậy cho nên Phật nói thuận theo chúng sanh, chứ trong tâm các Ngài tuyệt đối chẳng có ý niệm ấy.

Chẳng những chư Phật, Bồ Tát không có ý niệm ấy, chúng ta xem trong kinh Kim Cang, Tu Đà Hoàn cũng chẳng có ý niệm ấy; chúng ta mới nhận thức rõ ràng là Tiểu Thừa Sơ Quả còn chẳng có ý niệm ấy, nên các Ngài mới chứng được Sơ Quả! Nếu có ý niệm ấy, các Ngài chẳng thể chứng Sơ Quả! Vì sao vậy? Còn có vọng tưởng, có phân biệt, có chấp trước. Có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì là lục đạo phàm phu, chẳng phải là thánh nhân! Bởi thế, những lời Phật răn dạy ở đây gọi là lời răn dạy chân thật, chúng ta chẳng nên có những ý niệm như thế.

Đối với chúng sanh, nhất định phải lấy “nhiêu ích” làm đầu. Nói theo ngôn ngữ hiện thời, “nhiêu ích” là lợi ích lớn nhất, thù thắng nhất, là giúp đỡ hết thảy chúng sanh, lấy đó làm điều ưu tiên. Thù thắng nhất, thù thắng khôn sánh là dạy chúng sanh niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Pháp môn này gọi là pháp khó tin, làm sao khiến cho họ tin tưởng? Điều này rất trọng yếu! Bởi thế, tự mình phải nỗ lực tu hành. Nếu chính mình chẳng tu hành, làm sao khiến người khác tin tưởng? Nhất định phải lấy chính mình làm gương tốt nhất để chúng sanh trông vào, họ không tin cũng không được!

Chính tôi khi học Phật, lúc chúng tôi gặp thầy Lý Bỉnh Nam vào năm ấy, thầy Lý ước chừng bảy mươi mốt tuổi, so với tôi, tuổi tác chênh lệch rất nhiều! Thế mà tôi thấy thầy Lý nhiều lắm là bốn mươi tuổi, mà sao cũng chẳng thấy cụ đã ngoài bảy mươi à nghe! Là vì tinh thần cụ sung mãn, thanh âm vang rõ, mắt nhìn cũng chưa quáng. Chúng tôi thường ở cùng một chỗ đọc sách tra tự điển. Thầy bảo tôi tra, lúc tra xong, thầy nói: “Cầm đến đây tôi đọc cho các anh nghe để coi thị lực của tôi ra sao?” Cụ đọc không sai một chữ! Chữ trong tự điển so với chữ in trong báo còn nhỏ hơn nữa, cụ chẳng cần phải đeo kính lão, vì sao? Là để biểu diễn cho chúng tôi thấy, chúng tôi chẳng thể không tin.

Nếu nói một người tu hành vừa khô héo, vừa còm cõi, vừa chẳng có tinh thần, chúng ta trông thấy người như vậy sẽ chẳng có tín tâm. Quý vị học Phật phải nêu gương tốt cho người khác thấy, người ta mới tin tưởng chứ! Thấy quý vị học Phật mấy năm, khô cằn, héo hon, còm cõi, quý vị nói cách nào, nói nghe hay đến đâu đi nữa, người khác cũng chẳng dễ gì tiếp nhận, mà cũng chẳng tin tưởng. Bởi vậy, quý vị phải triển khai cho người ta thấy, họ thấy xong, nếu họ rất hâm mộ, thì quý vị mới bảo họ: “Các vị làm như vậy đó thì các vị sẽ giống như tôi, so ra còn giỏi hơn tôi nữa đó!”

Tướng tùy tâm chuyển, cảnh tùy tâm chuyển. Cảnh là hoàn cảnh sanh hoạt của chúng ta. Quý vị phải hiểu rõ ý nghĩa này, quý vị có thấy hiện thời không ít người hô hào cải biến thể chất. “Cải biến thể chất” là một khẩu hiệu không ít người bị mắc lừa! Những ai bị lừa? Là do những người ấy có ham muốn như thế, người ta bèn chế ra các món thuốc thang. Ôi! Những món thuốc ấy có ích chi đâu! Những dược vật tưởng là hữu ích, kỳ thật là độc dược. Quý vị dùng những dược vật ấy, có ai biến đổi được thể chất hay chăng? Tôi chẳng thấy có ai đạt hiệu quả cả, đủ thấy là bị lừa, bị gạt gẫm rồi!

Phật dạy chúng ta phương pháp hữu hiệu nhất: Tâm địa thanh tịnh, chân thành, từ bi, thì thể chất quý vị sẽ biến đổi. Tâm thanh tịnh khiến cho những gì tệ hại trên thân thể quý vị biến mất, thân thể quý vị bèn thanh tịnh, chẳng bị ô nhiễm. Hiện thời, ăn bất cứ gì, đồ ăn uống nào cũng đều có chất độc cả. Dùng gì để tiêu trừ chất độc đây? Dùng tâm từ bi để tiêu độc. Do vậy, nếu tâm địa quý vị thanh tịnh, từ bi, lẽ nào chẳng được khỏe mạnh?

Quý vị bảo thân mình đau bệnh thì nói cách khác là quý vị thiếu tâm từ bi, tâm quý vị chẳng thanh tịnh. Quý vị nói mình thanh tịnh, từ bi đều là giả, chẳng phải thật. Phật chẳng dối người, đức Phật chẳng cho ta dược vật nào! Đức Phật dạy ta tự điều chỉnh thân tâm mình, chẳng vì danh, văn, lợi, dưỡng, quả, báo, những thứ ấy phải bỏ sạch hết cả đi.

Chánh kinh:

Thường vị chúng sanh, quảng tuyên chánh pháp, đương đắc thành tựu nhị thập chủng lợi.

常為眾生。廣宣正法。當得成就。二十種利。

(Thường vì chúng sanh rộng nói chánh pháp, sẽ được thành tựu hai mươi điều lợi)

Hai mươi điều lợi này tự nhiên có, chẳng cần phải cầu. Chẳng cầu mà có, trái lại nếu cầu sẽ chẳng được đâu! Vì sao vậy? Bởi ý niệm mong cầu ấy là nhiễm ô, là chẳng thanh tịnh, cho nên quý vị chẳng đạt được. Quý vị đừng cầu, chẳng cầu sẽ được!

Chánh kinh:

Vân hà danh vi nhị thập chủng lợi?

云何名為。二十種利。

(Thế nào là hai mươi điều lợi?)

Dưới đây, kinh nói cho chúng ta biết.

Chánh kinh:

Sở vị: Chánh niệm thành tựu.

所謂正念成就。                           

     (Chính là: Chánh niệm thành tựu)

          Đây là điều lợi thứ nhất. Chánh niệm là vô niệm. Lại sợ quý vị niệm gì cũng chẳng có, bèn biến thành Vô Tưởng Định thì hỏng mất. Quả báo của Vô Tưởng Định là ở tại trời Vô Tưởng trong Tứ Thiền Thiên, thế là học Phật lại trở thành học ngoại đạo mất rồi; bởi thế, Phật mới dạy chúng ta vô niệm là “không có tà niệm thì mới gọi là Chánh Niệm”. Chánh niệm là niệm của Phật, Bồ Tát, tương ứng với Phật pháp. Điều thứ hai là:

          Chánh kinh:

          Trí huệ cụ túc.

          智慧具足。

          (Đầy đủ trí huệ).

           Trí huệ là tác dụng do tâm thanh tịnh phát khởi, phiền não là tác dụng do tâm nhiễm ô phát khởi. Thân tâm thanh tịnh thì trí huệ tăng trưởng. Điều thứ ba là:

          Chánh kinh:

          Hữu kiên trì lực.

          有堅持力。

          (Có sức kiên trì).

          Sức kiên trì từ đâu sanh? Từ trí huệ sanh. Người ấy thông đạt, hiểu rõ hết thảy sự lý, chẳng mê hoặc mảy may, bởi thế người ấy làm gì cũng thông suốt từ đầu đến đuôi. Điều thứ tư là:

          Chánh kinh:

          Trụ thanh tịnh hạnh.

          住清淨行。

          (Trụ hạnh thanh tịnh)

          Tâm thanh tịnh, khẩu thanh tịnh, ý thanh tịnh, hành vi thanh tịnh. Điều thứ năm là:

          Chánh kinh:

          Sanh giác ngộ tâm.

          生覺悟心。

          (Sanh tâm giác ngộ)

          Niệm niệm giác chẳng mê. Điều thứ sáu là:

          Chánh kinh:

          Đắc xuất thế trí.

          得出世智。

          (đắc xuất thế trí)

          Làm thế nào để vượt thoát lục đạo luân hồi? Làm sao để vượt thoát mười pháp giới? Người ấy hiểu rất rõ ràng, rất minh bạch.

          Chánh kinh:

          Bất vị chúng ma chi sở đắc tiện.

          不為眾魔之所得便。

          (Chẳng bị các ma thừa dịp làm hại).

          Nói theo ngôn ngữ bây giờ là quyết định chẳng để cho yêu ma, quỷ quái nắm đằng chuôi. “Đắc sở tiện” nghĩa là bị người khác thao túng. Yêu ma, quỷ quái định khống chế quý vị mà quý vị đã hiểu đạo lý này, tâm địa của quý vị  thanh tịnh, chẳng nhiễm mảy trần, yêu ma quỷ quái chẳng còn cách nào làm gì được quý vị cả! Những gì là nhược điểm để yêu ma quỷ quái lợi dụng? Chính là danh, văn, lợi, dưỡng, quả, báo. Hễ quý vị có những ý niệm ấy thì sẽ bị chúng thao túng, bị chúng khống chế.

Các vị đồng tu chúng ta đã từng coi qua Tây Du Ký hay chưa? Trong Tây Du Ký có Tôn Ngộ Không thần thông quảng đại, nhưng hắn bị Quán Thế Âm Bồ Tát nắm chuôi, suốt đời bị Ngài khống chế, chẳng ra khỏi lòng bàn tay của Ngài được. Những gì là nhược điểm của hắn? Thích đội cái mũ cao. Tôn Ngộ Không thích được người khác săn đón, thích được khen thưởng, đấy chính là chỗ yếu của hắn. Bởi thế, đức Quán Thế Âm Bồ Tát mới tặng cho hắn cái mũ cao để đội, đội vào rồi Ngài bèn niệm chú Kim Cô, hắn bèn bị khống chế!

Vì thế, quý vị háo danh, háo lợi, thích được cúng dường, ham quả báo, sẽ bị người ta nắm thóp ngay, bị người khác khống chế dễ dàng. Nếu quý vị chẳng ham thích chi hết, họ chẳng có cách nào hết, đối với quý vị họ không biết làm cách nào! Chỉ cần quý vị có chút vọng tưởng, có chút ý niệm, có chút dục vọng, quý vị bèn bị ma khống chế ngay! Suy nghĩ cặn kẽ, sẽ thấy ý nghĩa của câu kinh này rất sâu rộng. Điều thứ tám, thứ chín, thứ mười là:

          Chánh kinh:

          Thiểu ư tham dục, vô hữu sân nhuế, diệc bất ngu si.

          少於貪欲。無有瞋        恚。亦不愚痴。

          (Ít tham dục, chẳng nóng giận, cũng chẳng ngu si).         

          Ba câu này chính là thành tựu ba thiện căn. Ba thiện căn là vô tham, vô sân, vô si. Có thể thấy là nếu tham chấp danh, văn, lợi, dưỡng, quả, báo sẽ chẳng có ba thiện căn; cớ sao quý vị hằng ngày cứ tăng trưởng tham, sân, si? Đoạn kinh trên đây nói về ba thiện căn hiện tiền vậy. Điều thứ mười một là:

          Chánh kinh:

          Chư Phật Thế Tôn chi sở ức niệm.

          諸佛世尊之所憶念。

          (Được chư Phật Thế Tôn nghĩ nhớ)    

          Đây là được chư Phật hộ niệm, vì sao vậy? Tâm tâm tương ứng chư Phật, cho nên cảm được chư Phật hộ niệm.

          Chánh kinh:

          Phi nhân thủ hộ.

          非人守護。

          (Được phi nhân bảo vệ, gìn giữ)

Chữ “phi nhân” chỉ quỷ thần; quỷ thần cũng bảo vệ, giúp đỡ quý vị.

Chánh kinh:

Vô lượng chư thiên gia kỳ oai đức.

無量諸天。加其威德。

(Vô lượng chư thiên tăng thêm oai đức).

          Câu này ý nói thiên long bát bộ, hộ pháp thần. Hộ pháp thần bảo vệ, giúp đỡ quý vị đấy!

          Chánh kinh:

          Quyến thuộc thân hữu vô năng trở hoại.

          眷屬親友。無能沮壞。

          (Quyến thuộc, thân hữu không ai có thể ngăn trở, phá hoại).

          Một người tu cho tốt, cả nhà cũng được hưởng lây, người nhà, quyến thuộc đều được hưởng lợi ích như quý vị, đều hưởng nhờ phước báo của quý vị.

          Chánh kinh:

          Hữu sở ngôn thuyết, nhân tất tín thọ, bất vị oan gia ty cầu kỳ tiện.

          有所言說。人必信受。不為冤家。伺求其便。

          (Nói ra điều gì, người khác đều tin nhận, chẳng bị oan gia bới tìm khuyết điểm).

          Từ vô thỉ kiếp đến nay, đã kết oán rất nhiều đối với hết thảy chúng sanh, bởi thế gặp rất nhiều chướng ngại trên đường đạo Bồ Đề, ấy là ma chướng đó! Chẳng phải là oan gia, chủ nợ dung tha quý vị đâu nhé, chỉ vì quý vị chẳng hề chấp vào danh, văn, lợi, dưỡng, quả, báo nên oan gia chủ nợ cũng chẳng biết làm sao. Họ cũng chẳng có biện pháp nào để trở ngại, quấy nhiễu quý vị. Điều thứ mười bảy là:

          Chánh kinh:

          Đắc vô sở úy.

          得無所畏。

          (Được không sợ hãi).      

          Điều thứ mười tám là:

          Chánh kinh:

          Đa chư khoái lạc.

          多諸快樂。

          (Được nhiều điều vui sướng)    

          Ta thường gọi điều này là “pháp hỷ sung mãn”. Điều thứ mười chín là:

          Chánh kinh:

          Vị chư trí nhân chi sở xưng thán.

          為諸智人之所稱嘆。

          (Được những người trí khen ngợi).     

          Người có trí huệ thật sự trông thấy quý vị sẽ khen ngợi. Điều thứ hai mươi là:

          Chánh kinh:

          Thiện năng thuyết pháp, chúng nhân kính ngưỡng.

          善能說法。眾人敬仰。

          (Khéo có thể thuyết pháp, mọi người kính ngưỡng).

          Lời quý vị nói ra, tuy là mượn lời chư Phật, Bồ Tát hoặc lời của các vị tổ sư đại đức, nhưng vì tâm quý vị chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, từ bi, dù mượn lời kinh sách của người khác, nhưng lời ấy từ tự tánh lưu lộ ra ngoài, đó gọi là “khéo có thể thuyết pháp” khiến người nghe rất cảm động, tạo ấn tượng sâu đậm, chứ chẳng phải là chiếu theo kinh văn mà phân khoa; thuyết pháp như thế chẳng thể làm cho người khác được lợi ích chân thật.

          Phật giảng cho ta nghe hai mươi điều, đều là những lợi ích tự nhiên đạt được, tuyệt đối chẳng phải là do mong cầu mà có.

          Chánh kinh:

          Di Lặc! Thị vi Bồ Tát đương đắc thành tựu nhị thập chủng lợi. Bất trước danh văn, lợi dưỡng, quả báo, hành nhiêu ích sự nhi vi thượng thủ, thường vị chúng sanh dĩ vô hy vọng tâm, thanh tịnh thuyết pháp.

          彌勒。是為菩薩。當得成就。二十種利。不著名聞。利養。果報。行饒益事。而為上首。常為眾生。以無希望心。清淨說法。

          (Này Di Lặc! Đấy là hai mươi điều lợi mà Bồ Tát sẽ được thành tựu, chẳng chấp vào danh văn, lợi dưỡng, quả báo, lấy việc nhiêu ích làm đầu, thường vì chúng sanh dùng tâm chẳng mong cầu thanh tịnh thuyết pháp).

          Câu này là đức Phật lại phó chúc, lại dặn dò một lần nữa. Phật nói hai mươi điều lợi, tiếp theo đây Ngài lại nói hai mươi điều lợi khác, đủ thấy tâm không mong cầu thanh tịnh thuyết pháp cho chúng sanh thì công đức lợi ích vô lượng vô biên. Chúng ta xem đoạn kế tiếp như sau:

          Chánh kinh:

          Phục thứ Di Lặc! Nhược Bồ Tát dĩ vô hy vọng tâm, hành pháp thí thời, bất trước danh văn, lợi dưỡng, quả báo, dĩ nhiêu ích sự nhi vi thượng thủ, thường vị chúng sanh quảng tuyên chánh pháp, hựu năng thành tựu nhị thập chủng lợi.

          復次彌勒。若菩薩以無希望心。行法施時。不著名聞。利養。果報。以饒益事。而為上首。常為眾生。廣宣正法。又能成就。二十種利。

          (Lại này Di Lặc! Nếu Bồ Tát lúc hành pháp thí, do tâm không hy vọng, chẳng chấp vào danh văn, lợi dưỡng, quả báo, lấy việc nhiêu ích làm đầu, thường vì chúng sanh rộng tuyên chánh pháp, sẽ lại thành tựu hai mươi điều lợi).

           Hai mươi điều lợi này, quá nửa là những điều người thuyết pháp thường mong mỏi: Cầu hiểu rõ lý luận, phương pháp, đấy gọi là “như lý, như pháp”. Trong nhà Phật, có cầu ắt ứng. Thế nào là “như lý, như pháp?” Chẳng cầu danh văn, lợi dưỡng, quả báo là “như lý, như pháp”. Dùng tâm thanh tịnh vì chúng sanh thuyết pháp chính là tâm không mong cầu, thanh tịnh thuyết pháp vậy.

          Chánh kinh:

          Vân hà danh vi nhị thập chủng lợi? Sở vị: Vị sanh biện tài, nhi năng đắc sanh.

          云何名為。二十種利。所謂未生辯才。而能得生。

          (Thế nào là hai mươi điều lợi? Chính là: Biện tài chưa sanh sẽ được sanh khởi).

          Đây là lợi ích thứ nhất. Rất nhiều người mong được biện tài vô ngại. Biện tài vô ngại do đâu mà có? Ở đây, đức Phật dạy cho chúng ta biết: Vô ngại biện tài là tánh đức của chính mình, trong bản tánh vốn đã sẵn có. Vì sao hiện tại chưa có được biện tài này? Chưa có là do còn có chướng ngại, nghiệp chướng đó mà! Ấy là vì trong quá khứ và hiện tại tạo tác khẩu nghiệp quá nhiều nên chẳng có biện tài; tâm chẳng thanh tịnh! Tâm thanh tịnh, biện tài bèn khôi phục. Điều thứ hai là:

          Chánh kinh:

          Dĩ sanh biện tài, chung bất vong thất.

          已生辯才。終不忘失。

          (Biện tài đã sanh, trọn chẳng quên mất).

          Quý vị đã đắc thì biện tài ấy thì sẽ chẳng bị mất đi. Điều thứ ba là:

          Chánh kinh:

          Thường cần tu tập, đắc đà-ra-ni.

          常勤修習。得陀羅尼。

          (Thường siêng tu tập, đắc đà-ra-ni).   

          “Đà-ra-ni” (dhāranī)  là tiếng Phạn, nói theo ngôn ngữ hiện thời là “cương lãnh”. Chẳng cần biết quý vị tu học pháp môn nào, hễ quý vị nắm được cương lãnh, nắm được đại cương của pháp ấy thì lúc quý vị tu học rất dễ thụ dụng. Điều thứ tư là:     

          Chánh kinh:

          Dĩ thiểu công dụng, thiện năng lợi ích vô lượng chúng sanh.

          以少功用。善能利益。無量眾生。

          (Dùng ít công sức mà khéo có thể lợi ích vô lượng chúng sanh).

          Chẳng cần phải mất nhiều thời gian, cũng chẳng cần phải đổ nhiều tinh thần, vẫn có thể lợi ích rất nhiều chúng sanh. Có thể thấy đó là biểu hiện của trí huệ cao độ, thiện xảo vậy! Điều thứ năm là:

          Chánh kinh:

          Dĩ thiểu công dụng, linh chư chúng sanh khởi tăng thượng tâm, cung kính tôn trọng.

          以少功用。令諸眾生。起增上心。恭敬尊重。

          (Dùng công sức ít mà khiến cho chúng sanh khởi lòng tăng thượng, cung kính, tôn trọng).

          “Cung kính, tôn trọng” là đối với Tam Bảo mà nói. Một phần cung kính được một phần lợi ích, một phần tôn trọng được một phần lợi ích. Nếu chẳng cung kính, tôn trọng, dù chư Phật, Bồ Tát có thuyết pháp hay khéo đến đâu, người nghe cũng chẳng đạt được lợi ích. Vì thế, điều này rất là trọng yếu. Điều thứ sáu là:

          Chánh kinh:

          Đắc thân khẩu ý thanh tịnh luật nghi.

          得身口意。清淨律儀。

          (Thân, miệng, ý phù hợp luật nghi thanh tịnh).                

          Đây chính là tam nghiệp thanh tịnh. Điều thứ bảy là:

          Chánh kinh:

          Siêu quá nhất thiết ác đạo bố úy.

超過一切。惡道怖畏。

          (Vượt qua khỏi hết thảy những đường ác, những sự sợ hãi).      

          Đây là chuyện đương nhiên. Dù tự mình có chủng tử ác nghiệp, nhưng trong đời này vì mình đã đoạn hết ác duyên nên chủng tử ác chẳng có duyên để kết quả. Chẳng những đoạn sạch duyên trong tam ác đạo, mà duyên trong lục đạo cũng đoạn sạch. Chẳng những đoạn sạch các duyên trong lục đạo mà duyên trong mười pháp giới cũng bỏ sạch. Người ấy trong một đời nhất định chứng Nhất Chân Pháp Giới. Muốn vậy thì phải làm như thế nào? Thật thà niệm Phật! Tây Phương Cực Lạc thế giới chẳng thuộc trong mười pháp giới, người vãng sanh đã siêu thoát mười pháp giới. Điều thứ tám là:

          Chánh kinh:

          Ư mạng chung thời, tâm đắc hoan hỷ.

          於命終時。心得歡喜。

          (Lúc lâm chung, tâm được hoan hỷ).

          Người bình thường lúc lâm chung rất thống khổ, rất ưu sầu, thật chẳng biết phải làm sao! Nhưng người tu đạo biết lúc mạng chung sẽ đi về đâu nên họ rất hoan hỷ, rất sung sướng, đúng là lúc thoát ly biển khổ! Người ấy muốn sang sống nơi thanh tịnh tối cực, nơi thù thắng tối cực vậy. Điều thứ chín là:

          Chánh kinh:

          Hiển dương chánh pháp, tồi phục dị luận.

          顯揚正法。摧伏異論。

          (Hiển dương chánh pháp, đập tan dị luận)

          Năng lực thuyết pháp của người ấy phảng phất giống với chư Phật, Bồ Tát. Điều thứ mười là:

          Chánh kinh:

          Nhất thiết hào quý, oai đức, tôn nghiêm, do tự bất năng sở hữu khuy vọng, hà huống hạ liệt thiểu phước chúng sanh.

          一切豪貴。威德。尊嚴。猶自不能有所窺望。何況下劣少福眾生。      (Hết thảy kẻ giàu sang, oai đức, tôn nghiêm còn chẳng thể đánh giá người ấy chút phần, huống là những chúng sanh hèn kém, ít phước).

          Câu này tán thán những thành tựu của người ấy. Đầu tiên, kinh nói đến những kẻ phú quý, “hạ liệt thiểu phước” là kẻ bần tiện. Người phú quý hay bần tiện trong thế gian chẳng thể suy lường được người ấy cao thâm đến đâu. Đấy là nói đến cảnh giới của người ấy. Điều thứ mười một là:

          Chánh kinh:

          Chư căn thành tựu.

          諸根成就。

          (Các căn thành tựu).

          Điều thứ mười hai là:

          Chánh kinh:

          Vô năng ánh tế.

          無能映蔽。

          (Không chi che lấp được)         

          Biểu hiện năng lực trí huệ của người ấy rất rạng rỡ, [thấu hiểu mọi sự] không thừa sót, không ai có thể chướng ngại người ấy. Điều thứ mười ba là:     

          Chánh kinh:

          Cụ túc nhiếp thọ thù thắng ý lạc.

          具足攝受。殊勝意樂。

          (Nhiếp thọ đầy đủ niềm vui xứng ý thù thắng).

          Câu này nói đến sự hưởng thụ cuộc sống của người ấy: Đạt được hạnh phúc khoái lạc viên mãn. Niềm hạnh phúc khoái lạc đó từ trong tâm tỏa lộ ra bên ngoài, chứ chẳng phải từ bên ngoài mà có. Đấy gọi là “thù thắng ý lạc”. Hạnh phúc xứng ý trong cuộc sống của phàm phu là do từ bên ngoài khơi gợi, phát khởi: hưởng thụ ngũ dục, lục trần, cho đó là khoái lạc. Chư Phật, Bồ Tát chẳng vậy, khoái lạc phát xuất từ nội tâm. Khoái lạc phát khởi từ vô lượng trí huệ, vô lượng tài nghệ, vô lượng đức năng trong tâm tánh. Đấy mới là khoái lạc chân thật. Điều thứ mười bốn, mười lăm là:

          Chánh kinh:

          Đắc Xa Ma Tha, Tỳ Bà Xá Na.

          得奢摩他。毘婆舍那。

          (Chứng đắc Chỉ, Quán).

          Hai câu này là tiếng Phạn. Xa-ma-tha (Śamatha) là Chỉ, là Định. Tỳ-bà-xá-na (Vipaśyanā) là Quán. Chúng tôi nói một cách thông tục cho quý vị dễ hiểu. Xa-ma-tha là từ buông bỏ hết thảy mà đắc Định. Quý vị buông xuống được vạn duyên thì sẽ đắc Định, đó gọi là Xa-ma-tha. Tỳ-bà-xá-na là từ “khán phá” (看破: Thấy thấu suốt bản chất các pháp) mà đắc Định. Đều là đắc Định, nhưng từ buông xuống mà đắc Định thì gọi là Xa-ma-tha. Từ khán phá mà đắc Định thì gọi là Tỳ-bà-xá-na. Điều thứ mười sáu là:

          Chánh kinh:

          Nan hành chi hạnh giai đắc viên mãn.

          難行之行。皆得圓滿。

          (Các hạnh khó hành đều được viên mãn).

          Thế pháp (pháp thế gian) có pháp khó hành, xuất thế pháp cũng có pháp khó hành, nhưng quý vị đều thực hiện rất thuận lợi, rất viên mãn. Vì sao thế? Là vì quý vị có trí huệ, có cách thức thiện xảo. Điều thứ mười bảy, mười tám là:

          Chánh kinh:

          Phát khởi tinh tấn, phổ hộ chánh pháp.

          發起精進。普護正法。

          (Phát khởi tinh tấn, hộ trì hết thảy chánh pháp).

          Tinh tấn khó đạt phi thường. “Tấn” là tiến bộ, vĩnh viễn không lùi sụt. Tiến bộ cần phải tinh (chuyên ròng), tinh thuần chuyên nhất, chẳng xen tạp. Đó gọi là “tinh tấn”. “Phổ hộ chánh pháp” cũng lại hết sức trọng yếu, bất cứ hết thảy pháp nào do chư Phật, Bồ Tát nói ra, ta đều dùng tấm lòng chân thành để ủng hộ, trọn chẳng vì mình tu Tịnh Độ bèn chỉ hộ trì pháp Tịnh Độ, kẻ khác tham Thiền mình bèn chê bai thì là lầm mất rồi. Như thế là quý vị chẳng hộ trì người ấy rồi! Đối với hết thảy các pháp do đức Phật Như Lai đã nói đều phải dùng tâm bình đẳng, tâm chân thành để hộ trì, như vậy mới là đúng. Giống như trong kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tài Đồng Tử tham học năm mươi ba lần, quý vị xem: Năm mươi ba vị thiện tri thức, mỗi người chỉ tu có một pháp môn, nhưng đối với tất cả các pháp môn bọn họ đều thán thán, quyết định chẳng hề phỉ báng. Đấy là “phổ hộ chánh pháp”, chúng ta phải học theo. Điều thứ mười chín là:

          Chánh kinh:

          Tốc tật năng siêu Bất Thoái Chuyển địa.

          速疾能超不退轉地。

          (Có thể nhanh chóng vượt lên địa vị Bất Thoái Chuyển).

          “Tốc tật” (速疾) là nhanh chóng. Quý vị có thể nhanh chóng vượt lên chứng đắc địa vị Bất Thoái Chuyển. Câu này chuyên chỉ niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Nếu chẳng cầu sanh Tịnh Độ mà mong chứng đắc địa vị Bất Thoái Chuyển sẽ cực khó! Cực kỳ khó! Chỉ có vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới mới có thể lập tức đạt được ba thứ Bất Thoái Chuyển. Điều thứ hai mươi là:

          Chánh kinh:

          Nhất thiết hạnh trung, tùy thuận nhi trụ.

          一切行中。隨順而住。

          (Tùy thuận trụ trong hết thảy các hạnh).

          Đấy là đắc đại tự tại. Bất luận là thuận cảnh hay nghịch cảnh, bất luận là thiện đạo hay ác đạo, đều có thể tùy thuận, mà cũng đều có thể tùy duyên, đều có thể hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức. Do hằng thuận, tùy hỷ thành tựu vô lượng công đức. Đấy là hai mươi điều lợi thứ hai.

          Chánh kinh:

          Di Lặc! Thị vi Bồ Tát đương đắc thành tựu nhị thập chủng lợi. Bất trước danh văn, lợi dưỡng, quả báo, hành nhiêu ích sự nhi vi thượng thủ, thường vị chúng sanh, dĩ vô hy vọng tâm, thanh tịnh thuyết pháp.

          彌勒。是為菩薩。當得成就。二十種利。不著名聞。利養。果報。行饒益事。而為上首。常為眾生。以無希望心。清淨說法。

          (Này Di Lặc! Đấy là hai mươi điều lợi mà Bồ Tát sẽ được thành tựu, chẳng chấp vào danh văn, lợi dưỡng, quả báo, lấy việc nhiêu ích làm đầu, thường vì chúng sanh, dùng tâm chẳng mong cầu để thanh tịnh thuyết pháp).

          Câu trùng lặp như thế này rất nhiều, câu này rất trọng yếu. Hy vọng chúng ta nghe nhiều lần sẽ nhớ kỹ càng, trong sanh hoạt thường ngày thường phải nương theo đấy mà tu hành.

—o0o—

 


Chương trước Chương tiếp
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.

Bài mới

  • Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích
  • Con Gái Đức Phật
  • Truyện Tiền Thân Đức Phật Thích Ca (song ngữ)
  • SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI
  • TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM

Meta

  • Log in
  • Entries feed
  • Comments feed
  • WordPress.org
  • Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích, Con Gái Đức Phật, Truyện Tiền Thân Đức Phật Thích Ca (song ngữ), SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI, TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM, Liên Hoa Hóa Sanh - Pháp Sư Đạo Chứng, Luân Lý Giáo Khoa Thư, Quốc Văn Giáo Khoa Thư, Kinh Bảo Khiếp Ấn Thần Chú về Bí Mật Toàn Thân Xá-lợi ở Trong Tâm của Tất Cả Như Lai, Đại Cương Kinh Thủ Lăng Nghiêm,