KINH PHỔ MÔN

KINH PHỔ MÔN

Tác giả:

admin

Thể loại:

Kinh Tạng

Trạng thái:

Đang cập nhật

Lượt xem:

1668

KINH PHỔ MÔN

Đánh giá: 10/10 từ 0 lượt


KINH PHỔ MÔN


 


                     PHẦN NGHI LỄ
( Mọi người đều tề chỉnh y phục đứng chắp tay đọc )


 


Ai nấy ...



KINH PHỔ MÔN


 


                     PHẦN NGHI LỄ
( Mọi người đều tề chỉnh y phục đứng chắp tay đọc )


 


Ai nấy cung kính... Dốc lòng kính lạy Phật-Pháp-Tăng thường ở khắp mười phương.    ( 3 lễ ) o o o
        Đấng Pháp Vương vô thượng,


       Ba cõi chẳng ai bằng,


       Thầy dạy khắp trời người,


       Cha lành chung bốn loài,


       Quy y trọn một niệm,


       Dứt sạch nghiệp ba kỳ,


       Xưng dương cùng tán thán,


       Ức kiếp không cùng tận.


Phật, chúng sinh tính thường rỗng lặng,


       Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn.


       Lưới Đế Châu ví đạo tràng,


Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời.


       Trước Chư Phật thân con ảnh hiện,


       Dưới chân Ngài đỉnh lễ quy y.


 - Dốc lòng kính lễ: Y pháp tính độ, vô tướng vô vi, Thanh tịnh pháp thân Tỳ-Lô Giá-Na Phật.      ( 1 lễ ) o


 - Dốc lòng kính lễ: Y thụ dụng độ, vô lậu tự-tha, Viên mãn báo thân Lô-Xá-Na Phật.                      ( 1 lễ ) o


 - Dốc lòng kính lễ: Y biến hóa độ, ứng hiện thập phương, Thiên bách ức hóa thân Thích-Ca-Mâu-Ni Phật.          ( 1 lễ ) o


 - Dốc lòng kính lễ: San định nhân-quả, cùng cứu  Tính-Tướng, nhất thiết chư Kinh Tạng Tu-Đa La.                  ( 1 lễ ) o


- Dốc lòng kính lễ: Thùy phạm tứ nghi, nghiêm chế tam nghiệp, nhất thiết chư Luật Tạng Tỳ-Ni Da.                  ( 1 lễ ) o


- Dốc lòng kính lễ: Nghiên chân hạch ngụy, hiển chính tồi tà, nhất thiết chư Luận Tạng A-Tỳ Đàm.                         ( 1 lễ ) o


 - Dốc lòng kính lễ: Tính, Tướng bất nhị, minh hợp vô vi, nhất thiết tối thượng Tăng-Già-Gia chúng.                   ( 1 lễ ) o


 - Dốc lòng kính lễ: Thập địa, Tam Hiền, Ngũ quả, Tứ hướng, nhất thiết xuất thế Tăng-Già-Gia chúng.              ( 1 lễ ) o


 - Dốc lòng kính lễ: Tỷ khiêu ngũ chúng hòa hợp vô tránh, nhất thiết trụ trì Tăng-Già-Gia chúng.                               ( 1 lễ ) o


 - Con nay xin vì bốn ân, ba cõi, pháp giới chúng sinh, nguyện cho tam chướng tiêu trừ, dốc lòng sám hối.                (1 lễ ) o o o                                                                   


Đệ tử chúng con… xin chí thành sám hối:   


Xưa kia gây nên bao ác nghiệp,


Đều vì vô thỉ tham, sân, si


Bởi thân, miệng, ý phát sinh ra


Hết thảy từ nay xin sám hối.


Bao nghiệp chướng gây nên như thế


Đều tiêu tan một chút không còn


Niệm niệm cùng khắp trong cõi pháp


Độ chúng sinh chứng ngôi Bất thoái.


         ( 1 vái ) o o o


  Sám hối phát nguyện rồi, quy mệnh lễ A-Di-Đà Như Lai cùng Phật, Pháp, Tăng thường ở khắp mười phương.


       ( 1 lễ ) o o o 


 ( Đều ngồi tụng bài tán hương )


   Lư hương vừa bén,


   Chiên đàn khói thơm,     


   Ngào ngạt muôn ngàn cõi xa,


   Lòng con kính ngưỡng thiết tha,


    Nguyện mong chư Phật thương mà chứng minh.


      - Nam mô Hương-Vân-Cái Bồ-Tát-Ma-Ha-Tát.      ( 3 lần ) o o o


           TỊNH KHẨU NGHIỆP CHÂN NGÔN


- Án-tu lị, tu lị, ma ha tu lị, tu tu lị, tát bà ha.


       ( 3 biến ) o


                 TỊNH THÂN NGHIỆP CHÂN NGÔN


 - Án-tu  đa lị, tu  đa  lị, tu  ma  lị, sa  bà  ha.   ( 3 biến ) o


                 TỊNH TAM NGHIỆP CHÂN NGÔN


- Án-sa phạ bà phạ, chuật đà sa phạ, đạt ma sa phạ, bà phạ chuật độ hám.    


                                                              ( 3 biến ) o              


                    AN THỔ ĐỊA CHÂN NGÔN


   - Nam mô tam mãn đá một đà nẫm, án độ rô độ rô, địa vĩ tát bà ha.         ( 3 biến ) o


                  PHẢ CÚNG DÀNG CHÂN NGÔN


  - Án-nga nga nẵng, tam bà phạ phiệt nhật la hộc.                                                 


                                                        ( 3 biến ) o


                    Kính lạy tam giới tôn


                   Quy mệnh mười phương Phật.


                   Con nay phát nguyện lớn


                   Trì tụng Kinh Pháp Hoa.


                   Trên đền bốn trọng ân


                   Dưới cứu ba đường khổ.


                   Nếu có ai thấy, nghe


                   Đều phát tâm Bồ-Đề.


                   Hết một báo thân này


                   Sinh về nước Cực-Lạc.              o 


                      KỆ KHAI KINH


             Pháp Phật cao sâu rất nhiệm màu,


             Nghìn muôn ức kiếp dễ hay đâu,


             Con nay nghe thấy xin vâng giữ,


             Chân nghĩa Như-Lai nguyện hiểu sâu.


  - Nam Mô Bản Sư Thích-Ca-Mâu-Ni-Phật.


                                                         ( 3 lần ) o o o                                                   


NAM MÔ ĐẠI BI HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT                                                                                                                                                                                                                  ( 3 lần ) o o o                                         


               THIÊN THỦ THIÊN NHÃN


         VÔ NGẠI ĐẠI BI TÂM ĐÀ LA NI


Nam mô hát ra đát na đá ra dạ gia. Nam mô a rị gia, bà lô yết đế thước bát ra gia, Bồ đề tát đá bà gia, ma ha tát đá bà da, ma ha ca lô ni ca gia. Án, tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tả. Nam mô tất cát lị đoá y mông a lị da, bà lô cát đế thất Phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì, hê lị ma ha bàn đá sa mế, tát bà a tha đậu thâu bằng, A thệ dậng, tát bà tát đá na ma bà già, ma phạt đặc đậu, đát điệt tha. Án, a bà lô hê, lô ca đế, ca la đế, di hê rị, ma ha Bồ đề tát đoả, tát bà tát bà, ma la ma la, ma hê ma hê rị đà dậng, câu lô câu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt sà gia đế, ma ha phạt sà gia đế, đà la đà la, địa lị ni, thất Phật ra gia. Giá ra giá ra, ma ma phạt ma ra, mục đế lệ, Y hê di hê, thất na thất na, a ra sấm Phật, Ra xá lị, phạt sa phạt sấm Phật, ra sá gia, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê lị, sa ra sa ra, tất lị tất lị, tô lô tô lô, Bồ đề dạ Bồ đề dạ, bồ đà dạ bồ đà dạ, di đế lị dạ, na ra cẩn trì, địa lị sắt ni na, ba dạ ma na, sa bà ha. Tất đà dạ sa bà ha, ma ha tất đà dạ sa bà ha, tất đà dụ nghệ, thất phàn ra gia, sa bà ha, na ra cẩn trì sa bà ha, ma ra na ra, sa bà ha. Tất ra tăng a mục già gia, sa bà ha, sa bà ma ha a tất đà dạ, sa bà ha, giả cát ra a tất đà dạ, sa bà ha. Ba đà ma yết tất đá dạ, sa bà ha. Na ra cẩn trì bàn già ra gia, sa bà ha, ma bà lị thắng yết ra dạ, sa bà ha. Nam mô hát ra đát na đá ra dạ gia, nam mô a rị gia, bà lô cát đế thước phàn ra gia, sa bà ha. Án, tất điện đô, mạn đá ra bạt đà da, sa bà ha. (3 biến…)


    NHƯ Ý BẢO LUÂN VƯƠNG ĐÀ LA NI


Nam mô Phật đà gia, nam mô Đạt ma gia, nam mô Tăng già gia. Nam mô Quán Tự Tại Bồ tát ma ha tát, cụ đại bi tâm giả, đát điệt tha. Án chước yết ra phạt để chấn đa mạt ni, ma ha bát đắng mế, rô rô rô rô, để sắt tra, thước ra a yết lị sa dạ, hồng phấn sa ha. Án bát đạp ma, chấn đa mạt ni, thước ra hồng, án bát lạt đà, bát đản mế hồng. ๏


              TIÊU TAI CÁT TƯỜNG THẦN CHÚ


Nẵng mồ tam mãn đá một đà nẫm. A bát ra để,


hạ đa xá, sa nẵng nẫm, đát điệt tha, án già già, già hế già hế, hồng hồng nhập phạ ra, nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, để sắt sá, để sắt sá, sắt trí rị, sắt trí rị, sa phấn tra, sa phấn tra, phiến để ca, thất dị duệ, sa phạ ha. ๏


            CÔNG ĐỨC BẢO SƠN THẦN CHÚ


Nam mô Phật đà gia, nam mô Đạt ma gia, nam mô Tăng già gia. Án tất đế hộ rô rô, tất đô rô, chỉ rị ba, cát rị bà, tất đạt rị, bố rô rị, sa phạ ha. ๏


            PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ THẦN CHÚ


Khể thủ quy y tô tất đế, đầu diện đỉnh lễ Thất Câu Chi, ngã kim xưng tán Đại Chuẩn Đề, duy nguyện từ bi thuỳ gia hộ. Nam mô tát đá nẫm tam diểu tam bồ đà, câu chi nẫm, đát điệt tha. Án chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề, sa bà ha. ๏


          THÁNH VÔ LƯỢNG THỌ QUYẾT


      ĐỊNH QUANG MINH VƯƠNG ĐÀ LA NI


Án, nại ma ba cát ngoã đế, a ba la mật đạp, a ưu rị a nạp, tô tất nễ thực chấp đạp, điệp tả ra tể dã, đát tháp nghiệt đạt dã, a ra ha đế, tam dược tam bất đạt dã, đát nễ dã tháp. Án tát rị ba, tang tư cát rị, bát rị thuật đạp, đạt ra mã đế, nghiệt nghiệt nại tang, mã ngột nghiệt đế, sa ba ngoã tỷ thuật đế, mã hát nại dã, bát rị ngoã rị sa hát.


DƯỢC SƯ QUÁN ĐỈNH CHÂN NGÔN


Nam mô bạc già phạt đế, bệ sái xã, lũ rô bệ lưu ly, bát lạt bà, hát ra xà dã. Đát tha yết đa da, a ra hát đế, tam diểu tam bột đà da, đát điệt tha. Án bệ sái thệ, bệ sái thệ, bệ sái xã, tam một yết đế sa ha. ๏


           QUÁN ÂM LINH CẢM CHÂN NGÔN


Án ma ni bát minh hồng, ma hạt nghê nha nạp,


tích đô đặc, ba đạt tích đặc ta nạp, vi đạt rị cát tát, nhi cán nhi tháp bốc, rị tất tháp, cát nạp bổ ra nạp, nạp bốc rị, đâu thắc ban nạp, nại ma lô cát, thuyết ra da sa ha. . ๏


       THẤT PHẬT DIỆT TỘI CHÂN NGÔN


Ly bà ly bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà ra ni đế,  ni ha ra đế, tỳ lê nễ đế, ma ha già đế, chân lăng kiền đế, sa bà ha. ๏


             VÃNG SINH TỊNH ĐỘ THẦN CHÚ


Nẵng mồ A di đá bà dạ, đá tha già đá dạ, đá địa dạ tha, A di lị đô bà tì, A di lị đá tất đam bà tì, A di lị đá tì ca lan đế, A di lị đá tì ca lan đá, già di nhị, già già na, chỉ đá ca lệ, sa bà ha.


                 THIỆN THIÊN NỮ CHÚ


Nam mô Phật đà, Nam mô Đạt ma, Nam mô Tăng già. Nam mô thất lợi, ma ha đề tỳ da, đát nễ dã tha, ba lợi phú lâu na, giá lợi tam mạn đà đạt xá ni, ma ha tỳ ha la già đế, tam mạn đà tỳ ni già đế, ma ha ca lợi dã, ba nễ ba ra ba nễ, tát lị phạ lật tha, tam mạn đà tu bát lê đế, phú lệ na, a lợi na, đạt ma đế, ma ha tỳ cổ tất đế, ma ha di lặc đế, lâu bả tăng kỳ đế, hê đế tỷ tăng kỳ hê đế, tam mạn đà a tha, a nâu bà ra ni.


- Nam-mô Ly-Cấu-Địa Bồ-tát ma-ha-tát.


( 3 lần ) ๏ ๏ ๏


PHẬT NÓI KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA


PHẨM PHỔ MÔN CỦA BỒ TÁT


QUÁN THẾ ÂM


 


       Lúc bấy giờ, Ngài Vô Tận Ý Bồ Tát, liền từ tòa ngồi đứng dậy, hở áo vai hữu, chắp tay hướng về Đức Phật mà bạch Phật rằng: Kính bạch Đức Thế Tôn! Quán Thế Âm Bồ Tát, do có nhân duyên gì, tên là Quán Thế Âm?        o


       Đức Phật liền bảo rằng: Này ông Vô Tận Ý, Thiện nam tử Bồ Tát! Nếu có đến trăm nghìn, vô lượng các chúng sinh, đang chịu mọi khổ não, mà được nghe danh hiệu, của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát, rồi dốc hết lòng thành, xưng danh Bồ Tát ấy, tức thời được Bồ Tát, quán xét tiếng người đó, rồi dùng  các phương tiện, độ cho được giải thoát.


       Nếu lại có người nào, chuyên trì niệm danh hiệu, Quán Thế Âm Bồ Tát, dù vào trong lửa lớn, lửa lớn chẳng cháy được, đó đều là nhờ vào, sức thần của Bồ Tát.


       Nếu lại có người nào, Bị nước lớn cuốn trôi, kịp xưng danh hiệu Ngài, thì người đó liền được, thoát nạn gặp chỗ cạn.


       Hoặc lại có trăm nghìn, muôn ức các chúng sinh, đi kiếm tìm châu báu, như Vàng, Bạc, Lưu Ly, Pha Lê và Xà Cừ, Xích châu cùng Mã não, San hô và Hổ phách... khi vào trong biển lớn, giả sử bị mây mù, gió dữ thổi thuyền bè, trôi dạt vào nước quỷ, Dạ Xoa hoặc La Sát, ác nhân thường hại người. Ở trong đoàn người đó, có nhẫn đến một người, kịp xưng niệm danh hiệu, Quán Thế Âm Bồ Tát, thì những người trong đó, thảy đều  được thoát khỏi, các nạn quỷ Dạ Xoa, La Sát ác nhân kia. Vì những nhân duyên đó, nên gọi Quán Thế Âm.              o


       Nếu lại có người nào, khi sắp sửa bị hại, giam cầm hoặc tử tội, dốc một lòng chuyên niệm, Quán Thế Âm Bồ Tát, thì dao gậy kẻ kia, liền bị gãy nát ra, thời người ấy khi đó, liền sẽ được giải thoát.


       Lại nữa thiện nam tử, nếu ở trong ba nghìn, cõi đại thiên thế giới, đầy dẫy quỷ Dạ Xoa, La Sát muốn hại người. Khi nghe người ấy xưng, danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thì bọn quỷ dữ kia, còn chẳng lấy mắt ác, mà nhìn vào người đó,  huống chi dám làm hại?                o


       Nếu lại có người nào, hoặc là người có tội, hoặc người không có tội, bị gông cùm xiềng xích, trói buộc khắp thân mình, mà kịp xưng danh hiệu, Quán Thế Âm Bồ Tát, hết thảy xiềng xích kia, đều đứt lìa từng đoạn, khiến cho những người đó, thảy đều được giải thoát.


        Nếu ở trong cõi đời, khắp tam thiên đại thiên, đầy dẫy những oán tặc, có người chủ lái buôn, cùng với người buôn khác, đem theo nhiều của báu, đi qua đường hiểm trở. Trong đó nếu có người, biết đề xướng lên rằng: “Này các Thiện nam tử! đừng chớ nên sợ hãi, các ông phải mau mau, dốc một lòng trì niệm, danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát, vì đại Bồ Tát ấy, hay dùng phép Vô úy, ban cho khắp chúng sinh, xa lìa mọi sợ hãi, các ông ngay bây giờ, niệm được danh hiệu Ngài, thì sẽ mau thoát được, những oán tặc nêu trên”.


       Những người lái buôn kia, vừa nghe nói thế rồi, đều cất tiếng niệm rằng: “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát”, nhờ xưng danh hiệu Ngài, thảy đều được giải thoát.                                                      o


       Này ông Vô Tận Ý! Bồ Tát Quán Thế Âm, có sức uy thần lớn, nếu có chúng sinh nào, còn nặng lòng dâm dục, thường phải nên cung kính, trì niệm danh hiệu Ngài, thì lòng dâm dục kia, sẽ dần dần tiêu hết. Nếu người lòng sân hận, oán giận còn chất chồng, thường phải nên cung kính, trì niệm danh hiệu Ngài, thì lòng oán giận kia, thảy đều tiêu trừ hết. Nếu có người ngu si, tâm tính thường mờ mịt, thời phải nên cung kính, trì niệm danh hiệu Ngài, thì người ngu si kia, được thông minh sáng suốt. Đó đều là nhờ vào, sức thần của Bồ Tát.         


       Vậy nên Vô Tận Ý! Bồ Tát Quán Thế Âm, là bậc có sức thần, rộng lớn như hư không, chẳng thể nghĩ bàn được. Vị đại Bồ Tát ấy, thường làm việc lợi ích, cho hết thảy chúng sinh, chẳng bỏ xót một ai. Bởi vì thế cho nên, hết thảy các chúng sinh, thường phải dốc một lòng, nhớ niệm Bồ Tát ấy, đừng để cho lãng quên, thì đều được lợi ích.                  o


       Lại nữa Vô Tận Ý! Nếu có thiện nam tử, hay là thiện nữ nhân, muốn cầu sinh con trai, hay cầu sinh con gái, nên dốc lòng quy y, và cúng dàng Bồ Tát, thì thiện nam tử kia, hoặc thiện nữ nhân ấy, liền sinh được con trai, hoặc liền sinh con gái. Con trai thời phúc đức, trí tuệ, đa văn và mạnh khỏe. Con gái thời tướng mạo, đoan trang, nết na và thùy mỵ... tất cả đều là vì, trước kia trồng cội đức. Bởi vì thế cho nên, những đứa con sinh ra, thảy đều được mọi người, nơi nơi đều kính mến. Này ông Vô Tận Ý! Bồ Tát Quán Thế Âm, là bậc có sức thần, rộng lớn chẳng nghĩ nghì.                            o             


       Lại nữa Vô Tận Ý! Nếu có chúng sinh nào, cung kính và lễ bái, lại trì niệm danh hiệu, Quán Thế Âm Bồ Tát, thì phúc đức người ấy, được nhiều chẳng nghĩ bàn,. Bởi vì thế cho nên, hết thảy các chúng sinh, đều phải nên thụ trì, danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát.


       Này ông Vô Tận Ý! Nếu có người thụ trì, danh hiệu sáu mươi hai, ức hằng hà sa số, danh hiệu các Bồ Tát, lại trọn đời cúng dàng, các thức ăn đồ uống, áo mặc cùng giường nằm, thuốc thang các vật dụng... Ý ông nghĩ thế nào, công đức của người đó, có được lợi ích lớn, và phúc đức nhiều chăng?                                 o


       Bồ Tát Vô Tận Ý, liền ngay trong khi ấy, bạch với Đức Phật rằng: Kính bạch Đức Thế Tôn! Công đức của người đó, được rất nhiều lợi ích, thật chẳng thể nghĩ bàn.


       Đức Phật liền bảo rằng: Nếu lại có thiện nam, hay thiện nữ nhân nào, chuyên trì niệm danh hiệu, Quán Thế Âm Bồ Tát, nhẫn đến chỉ lễ bái, trong khoảng thời gian ngắn, hoặc chỉ vừa cung kính, khởi tâm thiện cúng dàng, thì phúc đức thiện nam, và thiện nữ nhân ấy, bằng nhau không có khác, chẳng thể lường tính hết, dù trải trăm nghìn kiếp, cũng không thể cùng tận.


       Này ông Vô Tận Ý! Người vừa mới thụ trì, danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, mà đã được vô lượng, vô biên phúc đức lớn, các lợi ích như thế, thật chẳng thể nghĩ bàn.                                                o


       Ngay trong lúc bấy giờ,  Bồ Tát Vô Tận Ý, lại bạch Đức Phật rằng: Kính bạch Đức Thế Tôn! Tại sao Quán Thế Âm, thường dạo chơi khắp nơi, các cõi của Sa Bà, và tại sao Ngài thường, vì các loại chúng sinh, hay dùng sức phương tiện, mà diễn nói chính pháp, những việc đó thế nào, xin Thế Tôn bảo cho?       o


       Đức Phật liền bảo rằng: Này ông Vô Tận Ý, ông hãy nghe cho rõ. Nếu có chúng sinh nào, ở khắp các cõi nước, phải dùng tới thân Phật, mới độ được người đó, thì Bồ Tát Quán Âm, liền vì những người đó, mà hiện ra thân Phật, vì họ mà nói Pháp.


- Nếu có người cần dùng, thân hình Bích Chi Phật, mới có thể độ được, thì Bồ Tát Quán Âm, liền hiện thân Bích Chi, vì họ mà nói pháp.


- Nếu có người cần dùng, thân Thanh Văn-La Hán, mới có thể độ được, thì Bồ Tát Quán Âm, liền hiện thân Thanh Văn, vì họ mà nói pháp.


- Nếu có người cần dùng, thân chư thiên Phạm Vương, mới có thể độ được, thì Bồ Tát Quán Âm, liền hiện thân Phạm Vương, vì họ mà nói pháp.


- Nếu có người cần dùng, thân chư thiên Đế Thích, mới có thể độ được, thì Bồ Tát Quán Âm, liền hiện thân Đế Thích, vì họ mà nói pháp.


- Nếu có người cần dùng, thân chư thiên Tự Tại, mới có thể độ được, thì Bồ Tát Quán Âm, liền hiện thân trời Tự Tại, vì họ mà nói pháp.


- Nếu có người cần dùng, thân trời Đại Tự Tại, mới có thể độ được, thì Bồ Tát Quán Âm, liền hiện thân Trời Đại Tự Tại, vì họ mà nói pháp.


- Nếu có người cần dùng, thân Thiên Đại Tướng Quân, mới có thể độ được, thì Bồ Tát Quán Âm, liền hiện thân Thiên Đại Tướng Quân, vì họ mà nói pháp.


- Nếu có người cần dùng, thân của Tỳ Sa Môn, mới có thể độ được, thì Bồ Tát  Quán Âm, liền hiện thân Tỳ Sa Môn, vì họ mà nói pháp.


- Nếu có người cần dùng, thân của các Tiểu Vương, mới có thể độ được, thì Bồ Tát Quán Âm, liền hiện thân Tiểu Vương, vì họ mà nói pháp.


- Nếu có người cần dùng, thân của đại Trưởng Giả, mới có thể độ được, thì Bồ Tát Quán Âm, liền hiện thân Trưởng Giả, vì họ mà nói pháp.


- Nếu có người cần dùng, thân của đại Cư Sĩ, mới có thể độ được, thì Bồ Tát Quán Âm, liền hiện thân đại Cư Sĩ, vì họ mà nói pháp.


- Nếu có người cần dùng, thân của các Tể Quan, mới có thể độ được, thì Bồ Tát Quán Âm, liền hiện thân Tể Quan, vì họ mà nói pháp.


- Nếu có người cần dùng, thân của Bà La Môn, mới có thể độ được, thì Bồ Tát Quán Âm, liền hiện thân Bà La Môn, vì họ mà nói pháp.


- Nếu có người cần dùng, thân của các Tỷ Khiêu, thân của Ưu Bà Tắc, thân của Ưu Bà Di, mới có thể độ được, thì Bồ Tát Quán Âm, liền hiện thân Tỷ Khiêu, thân của Tỷ Khiêu Ni, thân của Ưu Bà Tắc, thân của Ưu Bà Di, dùng các thân như thế, vì họ mà nói pháp.


- Nếu có người cần dùng, thân hình của Phụ Nữ, làm con của Trưởng Giả, Vua Chúa cùng Tể Quan, Bà  La Môn, Cư Sĩ, hay thân nữ bất kỳ, mới có thể độ được, thì Bồ Tát Quán Âm, liền hiện các thân kia, vì họ mà nói pháp.


- Nếu có người cần dùng, thân Đồng Nam, Đồng Nữ, mới có thể độ được, thì Bồ Tát Quán Âm, liền hiện thân Đồng Nam, Đồng Nữ, vì họ mà nói pháp.


- Nếu có người cần dùng, thân Trời, Rồng, Dạ Xoa, thân thần Càn Thát Bà, thân thần A Tu La, thân thần Ca Lâu La, thân thần Khẩn Na La, thân Ma Hầu La Già, thân Nhân, thân Phi Nhân, mới có thể độ được, thì Bồ Tát Quán Âm, liền hiện các thân kia, vì họ mà nói pháp.


- Nếu có người cần dùng, thân thần Chấp Kim Cương, mới có thể độ được, thì Bồ Tát Quán Âm, liền hiện thân thần Chấp Kim Cương, vì họ mà nói pháp.   o                        


       Này ông Vô Tận Ý! Bồ Tát Quán Thế Âm, thành tựu các công đức, thật lớn lao như thế, chẳng thể nghĩ bàn được, thường dùng các thân hình, dạo đi khắp các nước, độ thoát cho chúng sinh, số nhiều đến vô lượng. Bởi vì thế cho nên các ông phải dốc lòng, cung kính và cúng dàng, Quán Thế Âm Bồ Tát. Bậc Đại Bồ Tát ấy, hay đối với chúng sinh, thường ở trong tai nạn, nguy cấp và sợ hãi, lại thường hay ban cho, những điều không lo sợ, bởi vì thế cho nên, ở cõi Sa Bà này, đều gọi Bồ Tát ấy, là bậc Thí Vô Úy.     o


       Ngay trong lúc bấy giờ, Bồ Tát Vô Tận Ý, bạch với Đức Phật rằng: Kính bạch Đức Thế Tôn! Con nay xin cúng dàng Bồ Tát Quán Thế Âm. Nói rồi liền đứng dậy, cởi chuỗi ngọc quý báu, đang đeo ở nơi cổ, giá trị nghìn lạng vàng, đem dâng lên cúng dàng, Bồ Tát Quán Thế Âm. Vô Tận Ý khi ấy, cung kính tác bạch rằng: Xin Ngài thương nhận cho, chuỗi ngọc chân bảo pháp thí này. Khi ấy Quán Thế Âm, liền khước từ không nhận. Vô Tận Ý Bồ Tát, lại bạch với Bồ Tát Quán Thế Âm rằng: Xin Ngài thương chúng tôi, mà nhận chuỗi ngọc này.        o


       Trong chúng lúc bấy giờ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni liền bảo với Bồ Tát Quán Thế Âm rằng: "Ông nên thương Bồ Tát Vô Tận Ý và bốn chúng nơi đây, cùng các hàng Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, các chúng A Tu La, các chúng Ca Lâu La, các chúng Khẩn Na La, chúng Ma Hầu La Già, Nhân cùng với  Phi nhân... mà nhận chuỗi ngọc đó.''


       Bấy giờ Quán Thế Âm, vì thương hàng tứ chúng, cùng Trời, Rồng, Quỷ, Thần... mà nhận lấy chuỗi ngọc, rồi chia làm hai phần: Một phần đem dâng lên, Thích Ca Mâu Ni Phật, còn một phần dâng lên, tháp Đức Phật Đa Bảo.             o


       Bấy giờ Đức Phật, liền bảo với ông Vô Tận Ý Bồ Tát rằng: Bồ Tát Quán Thế Âm, có sức thần thông lớn, hay phân thân tự tại, thường dạo cõi Sa Bà, để giáo hóa chúng sinh, khiến cho được giải thoát.


       Lúc bấy giờ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni muốn tuyên lại nghĩa trên liền nói bài kệ rằng:                                   o


       Này ông Vô Tận Ý!


       Ông nghe hạnh Quán Âm.


       Hay ứng khắp nơi chốn,


       Nguyện rộng sâu như biển.


       Nhiều kiếp chẳng nghĩ bàn,


       Hầu nhiều nghìn ức Phật.


       Phát nguyện lớn thanh tịnh,


       Ta vì ông nói qua.


       Nghe tên cùng thấy thân,


       Tâm niệm không luống quá.


       Niệm danh hiệu Quan Âm,


       Hay diệt mọi nỗi khổ.


       Dù ai khởi ý hại,


       Xô xuống hầm lửa lớn.


       Nhờ sức niệm Quán Âm,


       Hầm lửa biến thành ao.


       Hoặc trôi dạt biển lớn,


       Các nạn Quỷ, Cá, Rồng.


       Nhờ sức niệm Quán Âm,


       Sóng cồn không dìm được


       Hoặc ở đỉnh Tu Di


       Bị người xô rơi xuống


       Nhờ sức niệm Quán Âm


       Như mặt trời trên không.


       Hoặc bị người ác đuổi,


       Ngã xuống núi Kim Cương.


       Nhờ sức niệm Quán Âm,


       Không mảy may xây xát.


       Hoặc bị giặc oán vây,


       Dẫu cầm dao toan hại.


       Nhờ sức niệm Quán Âm,


       Đều phát khởi lòng lành.


       Hoặc bị nạn khổ vua,


       Khi hành hình sắp chết.


       Nhờ sức niệm Quán Âm,


       Dao liền gãy từng đoạn.


       Hoặc cầm tù, xiềng, xích,


       Tay chân bị gông cùm.


       Nhờ sức niệm Quán Âm,


       Bỗng nhiên được giải thoát.


       Nguyền rủa và thuốc độc,


       Muốn làm hại thân mình.


       Nhờ sức niệm Quán Âm,


       Lại trở về người ấy.


       Hoặc gặp bọn La Sát,


       Rồng độc, các quỷ dữ.


       Nhờ sức niệm Quán Âm,


       Thời đều không dám hại.


       Hoặc thú dữ vây quanh,


       Nanh vuốt nhọn đáng sợ.


       Nhờ sức niệm Quán Âm,


       Chúng vội vàng chạy thẳng.


       Rắn độc và bọ cạp,


       Lửa nọc độc bốc cháy.


       Nhờ sức niệm Quán Âm,


       Nghe tiếng tự lánh xa.


       Mây, Chớp giật, Sấm Sét,


       Mưa đá tuôn hạt lớn.


       Nhờ sức niệm Quán Âm,


       Liền được trời quang tạnh.


       Chúng sinh bị khốn ách,


       Vô lượng khổ bức thân.


       Quán Âm sức trí diệu,


       Hay cứu đời thoát khổ.


       Đầy đủ sức thần thông,


       Rộng tu trí phương tiện.


       Khắp cõi nước mười phương,


       Đều hiện thân tất cả.


       Mọi loài các đường ác,


       Địa ngục, quỷ, súc sinh.


       Khổ, sinh, già, bệnh, chết,


       Dần dần đều dứt hết.


       Chân quán thanh tịnh quán,


       Trí tuệ quán rộng lớn.


       Bi quán và Từ quán,


    Thường nguyện thường chiêm ngưỡng.


       Sáng thanh tịnh không nhơ,


       Tuệ nhật phá tăm tối.


       Hai dẹp tai gió, lửa,


       Soi sáng khắp thế gian.


       Bi thể răn như sấm,


       Từ ý diệu như mây.


       Tuôn mưa pháp cam lộ,


       Diệt trừ lửa phiền não.


       Kiện tụng đến cửa quan,


       Trong quân trận sợ hãi.


       Nhờ sức niệm Quán Âm,


       Oán thù tiêu tan hết.


       Diệu Âm, Quán Thế Âm,


       Phạm Âm, Hải Triều Âm.


       Hơn tiếng thế gian Âm,


       Vì thế nên thường niệm.


       Niệm niệm chớ sinh nghi,


       Quán Âm bậc Tịnh Thánh.


       Hay làm nơi nương tựa,


       Cho nạn chết khổ não.


       Đủ hết thảy công đức,


       Mắt từ nhìn chúng sinh.


       Phúc tụ như biển lớn,


       Cho nên cần đỉnh lễ.                o


       Bấy giờ ngài Trì Địa Bồ Tát, liền từ tòa ngồi đứng dậy, đi đến trước Đức Phật, cung kính và chắp tay, tác bạch Đức Phật rằng: Kính bạch Đức Thế Tôn! Nếu có chúng sinh nào, được nghe phẩm Phổ Môn Quán Thế Âm Bồ Tát, sức thần thông rộng lớn, đạo nghiệp tự tại này, thì phải nên biết rằng, công đức của người đó, nhiều vô lượng vô biên, chẳng thể nghĩ bàn được.


       Khi Đức Phật, nói phẩm Phổ Môn này, trong chúng lúc bấy giờ, có tám vạn bốn nghìn, chúng sinh đều phát tâm, cầu Vô thượng Bồ Đề, đồng thành ngôi Chính giác.                                            o o o


KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA


PHẨM PHỔ MÔN CỦA BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM


CHÂN NGÔN VIẾT:


-Án đá lị, đá lị, đốt đá lị, đốt đốt đá lị, đốt lị sa ha.                                    (3 lần)   o


LỤC TỰ ĐẠI MINH CHÂN NGÔN


Án ma ni bát minh hồng (21 lần)   o
Giải kết, giải kết, giải oan kết,


Nghiệp chướng bao đời đều giải hết.


Rửa sạch lòng trần phát tâm thành,


Nay đối trước Phật cầu giải kết.


Giải kết, giải kết, giải oan kết,


Oan trái nghiệp xưa đều giải hết.


Trăm nghìn vạn kiếp giải oán thù,


Vô lượng vô biên được giải thoát.


Giải hết oan khiên diệt hết tội,


Nguyện được vãng sinh Liên Trì hội.


Liên Trì hội lớn nguyện tương phùng,


Vô lượng Bồ Đề quyết chẳng lui.


Án Sỉ Lâm, Án Bộ Lâm Diệt,


Kim tra, Kim tra, tăng Kim tra.


Ngô kim vị nhữ giải kim tra,


chung bất dữ, nhữ kết Kim tra.


Án cường trung cường, cát trung cát,


Ma ha hội lý hữu thù luật.


Hết thảy oan gia lìa thân mình,


Trí tuệ mênh mông lên bờ giác.


Nam-mô Giải Oan Kết Bồ Tát ma-ha-tát
                                                                ( 3 lần ) o o o                                     


TÂM KINH BÁT NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA                          


Khi ngài Quán-Tự-Tại Bồ-Tát, thực hành sâu xa pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Ngài soi thấy năm uẩn đều không liền độ thoát hết thảy khổ ách.


Này ông Xá-Lợi-Tử! sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là Sắc, Thụ, Tưởng, Hành, Thức cũng đều như thế.


Này ông Xá-Lợi-Tử! Tướng không của mọi pháp, không sinh, không diệt, không nhơ, không sạch, không thêm, không bớt; cho nên trong chân-không, không có Sắc, không có Thụ, Tưởng, Hành, Thức; không có Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý; không có Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp; không có nhãn-giới, cho đến không có ý-thức giới; không có vô-minh, cũng không có cái hết vô-minh; cho đến già, chết, cũng không có cái hết già, chết; không có Khổ, Tập, Diệt, Đạo, không có trí-tuệ, cũng không có chứng đắc, vì không có chỗ chứng đắc.


Bồ-Tát y theo Bát-nhã-Ba-la-mật-đa, nên tâm không ngăn ngại, vì không ngăn ngại, nên không sợ hãi, xa hẳn mộng tưởng điên đảo, đạt tới Cứu-kính Niết-bàn. Chư Phật trong ba đời cũng y vào Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà được đạo Vô-thượng Chính-đẳng Chính-giác. Cho nên biết Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, trừ được hết thảy khổ; chân thực không hư.


Vì vậy nói ra bài chú Bát-nhã Ba-la-mật-đa, liền nói bài chú rằng:


“Yết-đế, Yết-đế, Ba-la Yết-đế, Ba-la tăng Yết đế, Bồ-Đề tát-bà-ha, ma-ha Bát-Nhã-Ba-La-Mật-Đa” ๏           (3 lần).


           VĂN TỤNG KINH HỒI HƯỚNG


Đệ tử chúng con…vì sức nghiệp ma, tâm thần rối loạn, căn tính mê mờ, bỗng nhiên chợt nghĩ, thay đổi lung tung, dáo dở chất chồng, xem văn mờ ý, nhầm chữ sai câu, trái với chính âm trong, đục, nệ vào tà kiến giãi bày, hoặc vì việc đoạt mất trí, tâm chẳng để vào kinh, đương khi tụng niệm dậy, ngồi bỏ dở câu cách quãng, ngồi lâu trễ nải, nhân đó giận hờn, chốn nghiêm tịnh để vướng bụi nhơ, nơi kính-cẩn hoặc làm cẩu thả. Thân, khẩu mặc dùng nhếch nhác, xiêm y lễ mạo lôi thôi, cung chẳng như nghi, để không đúng chỗ. Mở cuốn rối ren, rớt rơi, dơ nát. Hết thảy chẳng chuyên chẳng thành, thật là đáng thẹn đáng sợ. Kính xin chư Phật, Bồ Tát, trong cõi pháp-giới, hư không giới, hết thảy Hiền-thánh, Thiện thần, Thiên long, Bát bộ, Hộ pháp… từ bi thương xót, sám rửa lỗi lầm, khiến cho công đức tụng kinh, đều được chu viên thành tựu. Đệ tử chúng con nguyện tâm hồi-hướng còn e, hoặc khi dịch nhuận lỗi lầm, hoặc lúc giải chua thiếu sót, truyền thụ sai thù, âm thích lẫn lộn. Những lỗi cắt, in viết chép. Dù thầy dù thợ đều xin sám-hối. Nhờ sức thần của chư Phật, khiến cho tội lỗi tiêu tan.                                                         o                                           


Thường quay xe pháp, cứu vớt hàm-linh. Nguyện đem công đức, trì chú tụng kinh, hồi hướng về Hộ-Pháp long thiên thánh chúng. Thần núi sông linh thiêng trong tam giới, vị chủ tể thủ-hộ chốn già lam, cầu mong được hưởng phúc thiện bình-an, trang nghiêm đạo quả, vô thượng Bồ-Đề, nguyện cho khắp cả pháp-giới chúng sinh, cùng được vào biển “Như Lai Pháp Tính”.  o o o                                    


                KỆ TÁN QUÁN ÂM


       Ngài Bồ-Tát Quán-Âm Đại-Sĩ,


       Danh hiệu là Giáo-Chủ Viên Thông.


   Mười hai nguyện lớn vô cùng,


   Bến mê, bể khổ mở lòng cứu nhân.


   Ứng theo tiếng nhất tâm cầu khẩn,


   Liền hiện thân độ tận khắp nơi.


   Hay ban Vô-Úy tức thời,


   Nghìn tay nghìn mắt đời đời độ sinh.


       Nam-Mô Viên-Thông Giáo-Chủ Đại-Từ Đại-Bi tầm thanh cứu khổ, cứu nạn linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát Ma-ha-tát.                                                        ( 3 lần ) o o o                                    


Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.


                                (1 hoặc 3...tràng tùy ý )  o o o                                    


                          LỄ TỔNG


Kính lạy đức Quán Âm Như Lai hiệu là Viên Thông danh là Tự Tại, Ngài rộng lớn phát lời thệ nguyện. Quán-Thế-Âm -Bồ-Tát.                                ( 1 lễ ) o
 


Kính lạy đức Quán Âm Như Lai đã dốc một lòng không quản ngại, Ngài thường ở nơi biển Nam độ nguyện. Quán-Thế-Âm-Bồ-Tát.                           ( 1 lễ ) o
Kính lạy đức Quán Âm Như Lai trụ Sa Bà U Minh cõi, nghe tiếng kêu cầu, Ngài liền cứu khổ độ nguyện. Quán-Thế-Âm-Bồ-Tát.                           ( 1 lễ ) o


Kính lạy đức Quán Âm Như Lai hàng tà ma trừ yêu quái, Ngài hay diệt những nỗi nguy hiểm độ nguyện. Quán-Thế-Âm-Bồ-Tát.                         ( 1 lễ ) o
Kính lạy đức Quán Âm Như Lai tay cầm bình thanh tịnh cành dương liễu, tâm được Ngài rưới nước cam lộ độ nguyện. Quán-Thế-Âm-Bồ-Tát.     ( 1 lễ ) o


Kính lạy đức Quán Âm Như Lai đại từ bi năng hỷ-xả, Ngài thường thực hành sự bình đẳng độ nguyện. Quán-Thế-Âm-Bồ-Tát.                          ( 1 lễ ) o
Kính lạy đức Quán Âm Như Lai trải ngày đêm không hề tổn hoại, Ngài thệ diệt hết nạn Tam-Đồ độ nguyện. Quán-Thế-Âm-Bồ-Tát.                ( 1 lễ ) o
Kính lạy đức Quán Âm Như Lai hướng lên núi Nam cầu lễ bái, giải thoát gông cùm xiềng xích độ nguyện. Quán-Thế-Âm-Bồ-Tát.               ( 1 lễ ) o
Kính lạy đức Quán Âm Như Lai tạo nên thuyền Pháp bơi qua biển khổ, Ngài cứu hết chúng sinh độ nguyện. Quán-Thế-Âm-Bồ-Tát.                           ( 1 lễ ) o
 Kính lạy đức Quán Âm Như Lai trước có tràng phan sau bảo cái, Ngài tiếp dẫn sang Tây Phương độ nguyện. Quán-Thế-Âm-Bồ-Tát. ( 1 lễ ) o


Kính lạy đức Quán Âm Như Lai ở cảnh giới Phật Vô-Lượng-Thọ, Ngài được đức Di Đà Thụ kí độ nguyện. Quán-Thế-Âm-Bồ-Tát. ( 1 lễ ) o
 


Kính lạy đức Quán Âm Như Lai thân đoan nghiêm không ai sánh kịp, quyết tu vẹn tròn mười hai đại nguyện. Quán-Thế-Âm-Bồ-Tát.  ( 1 lễ ) o
       Đệ tử chúng con... xin vì Bốn ân, ba cõi Pháp giới chúng sinh, nguyện cho tam chướng tiêu trừ, dốc lòng phát nguyện:


               (Vào mõ tụng bài phát nguyện)


      Kính lạy đức Đại-Bi Quán-Âm,


      Nguyện con sớm biết tất cả Pháp.


      Kính lạy đức Đại-Bi Quán-Âm,


      Nguyện con sớm được mắt trí tuệ.


      Kính lạy đức Đại-Bi Quán-Âm,


      Nguyện con sớm độ tất cả chúng.


      Kính lạy đức Đại-Bi Quán-Âm,


      Nguyện con sớm được Pháp phương tiện.


      Kính lạy đức Đại-Bi Quán-Âm,


      Nguyện con sớm được thuyền Bát Nhã.


      Kính lạy đức Đại-Bi Quán-Âm,


      Nguyện con sớm vượt qua biển khổ.


      Kính lạy đức Đại-Bi Quán-Âm,


      Nguyện con sớm được Giới Định Tuệ.


      Kính lạy đức Đại-Bi Quán-Âm,


      Nguyện con sớm được Đại Niết Bàn.


      Kính lạy đức Đại-Bi Quán-Âm,


      Nguyện con sớm được Nhà Vô Vi.


      Kính lạy đức Đại-Bi Quán-Âm,


      Nguyện con sớm đồng Thân Pháp Tính.


      Kính lạy đức Đại-Bi Quán-Âm,


            Con hướng về núi dao,


            Núi dao tự gãy nát.


            Con hướng về lửa hừng,


            Lửa hừng tự tiêu diệt.


            Con hướng về địa ngục,


            Địa ngục tự không còn.


            Con hướng về Ngã quỷ,


            Ngã quỷ tự no đủ.


            Con hướng về Tu La,


            Ác tâm tự điều phục.


            Con hướng về súc sinh,


            Tự đắc đại trí tuệ.  ooo


Nguyện được sinh trong cõi Tây Phương,


      Chín phẩm Hoa Sen là cha mẹ.


      Hoa nở thấy Phật ngộ vô sinh,


      Bất thoái Bồ Tát là bạn hiền.


- Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Mi (Di) Đà Phật                 ( 3 lần ) o o o


TAM TỰ QUY:


- Tự quy y Phật đương nguyện chúng sinh thề giải đại đạo phát vô thượng tâm.


                                                                 ( 1 lễ ) o                                               


- Tự quy y Pháp đương nguyện chúng sinh thâm nhập Kinh tạng trí tuệ như hải.


                                                                 ( 1 lễ ) o                                  


- Tự quy y Tăng đương nguyện chúng sinh thống lý đại chúng nhất thiết vô ngại.


                                                                ( 1 lễ ) o                         


      HÒA NAM THÁNH CHÚNG


            Nguyện dĩ thử công đức


            Phổ cập ư nhất thiết


            Ngã đẳng dữ chúng sinh                            


            Giai cộng thành Phật đạo.  o o o


 


 


Kinh Sách dài tập

Hồi hướng

Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,

Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,

may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,

the Land of Ultimate Bliss.

Ủng hộ/support us – bằng Paypal

Hoà Thượng Tịnh Không Ân Sư

Tất cả Danh mục

Thư Viện Download











Thư Viện Download

Thư Viện DownloadThư Viện Download
Thư Viện Tipitaka
Flag Counter

Menu