• Danh sách
  • Thể loại
    • 5 Periods of Buddha’s teachings - Ngũ Thời Giáo
    • A Basic Buddhism Guide
    • Accounts of Request and Response
    • Activities
    • Agama - Thời Kỳ A Hàm
    • Ấn Quang Đại Sư
    • Avatamsaka Period - Thời Kỳ Hoa Nghiêm
    • Basic Teachings
    • Bộ A Hàm
    • Buddhist Education in China
    • Buddhist Scriptures
    • Buddhist Scriptures
    • Buddhist Studies
    • Buddhist Sutras
    • Cao Tăng Quảng Khâm
    • Changing Destiny
    • Chinaese
    • Chú Giải Kinh Vô Lượng Thọ
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 2
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 3
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 4
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 5
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 6
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 7
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 8
    • Chư Tổ - Cao Tăng
    • Chưa phân loại
    • Collected Talks
    • Contact
    • Cư Sĩ Lưu Tố Vân
    • Cultivation
    • Cultivation Hall
    • Cultivation Hall Rules
    • Curriculum
    • Daily Living
    • Dharma
    • Đại Đức Thích Đạo Thịnh
    • Đại sư Hành Sách
    • Đại sư Liên Trì
    • Đại sư Ngẫu Ích
    • Đại Tạng Kinh
    • Đệ Tử Quy
    • Đệ Tử Quy
    • Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện Kinh Giảng Ký
    • Đọc sách ngàn lần
    • EBook .Doc - .PDF
    • Essence of the Infinite Life Sutra
    • Eyewitness Accounts
    • Founder
    • Giảng Giải Kinh Sách
    • Giảng Kinh
    • Giảng Kinh Địa Tạng
    • Giảng Kinh Địa Tạng lần 1
    • Giảng Ý Nghĩa Pháp Hội Quán Âm TTHN
    • Glossary
    • Guidelines for Being a Good Person
    • Hán văn - 古文 - Cổ Văn
    • History and Culture
    • Hòa Thượng Diệu Liên
    • Hòa Thượng Thích Trí Tịnh
    • Hòa Thượng Tịnh Không
    • Hòa Thượng Tịnh Không Khai thị
    • Học Chữ Hán Việt
    • Học Tập Văn Hóa Truyền Thống
    • Indonesian Translation
    • Khoa Học
    • Kinh điển Bắc truyền
    • Kinh điển Hán tạng đã Việt dịch
    • Kinh điển Nam truyền
    • Kinh Tạng
    • Kinh Vô Lượng Thọ 1994
    • Kinh Vô Lượng Thọ lần 10
    • Kinh Vô Lượng Thọ lần 11
    • Lão pháp sư Thích Tịnh Không
    • Lão pháp sư Thích Tịnh Không
    • Learning
    • Lotus Nirvana - Thời Kỳ Pháp Hoa và Niết Bàn
    • Luận Tạng
    • Luật Tạng
    • Main
    • Main Thoughts
    • Mission
    • More...
    • Mr. Li Bingnan
    • Ms. Han Yin
    • Nghi Thức Tụng Niệm
    • Nhạc Niệm Phật
    • Nhạc Phật Giáo
    • Nhân Quả Báo Ứng
    • Online Study Guide
    • Phần mềm ứng dụng Phật Pháp
    • Pháp ngữ
    • Pháp Sư Ngộ Thông
    • Phật giáo nước ngoài
    • Phật Học Vấn Đáp
    • Phiên âm Hán Việt - 古Cổ 文Văn
    • Phim Phật Giáo
    • Phim Tài Liệu
    • PLLCA Library
    • Prajnã Period - Thời Kỳ Bát Nhã
    • Primary & Secondary
    • Professor Fang Dongmei
    • Pure Land Buddhism
    • Pure Land Organizations
    • Quốc tế
    • Resources
    • Retreat Application
    • Retreats
    • Sách
    • Sách nói Audio
    • Sách Văn Học PG
    • Six Harmonies
    • Six Paramitas
    • Stories
    • Sử Phật Giáo
    • Sutra Excerpts
    • Sutra Stories
    • Sutras Books
    • Symbolism
    • Tam tạng Kinh điển Sanskrit - PALI
    • Teachers
    • Teachings
    • Ten Attainments
    • Ten Great Vows
    • Ten Virtuous Karmas Sutra
    • Ten-recitation Method
    • Thái Thượng Cảm Ứng Thiên
    • The Buddhist World
    • The Supreme Buddha
    • Theo dấu chân Phật - Hành Hương Đất Phật
    • Thiên Hạ Phụ Tử
    • Three Conditions
    • Threefold Learning
    • Timelines
    • Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
    • Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014
    • Tịnh Tông Học Viện
    • Tổ Tịnh Độ Tông
    • Training in the Traditional Way
    • Training Procedure
    • Trần Đại Huệ
    • Trích Đoạn Khai Thị
    • Trích Yếu
    • Tripitaka - 大藏經
    • Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm
    • Truyện Phật giáo
    • Truyện thiếu nhi song ngữ
    • Truyện Tranh Phật Giáo
    • Tụng Kinh
    • Tuyên Hóa Thượng Nhân giảng thuật
    • Vaipulya Period - Thời Kỳ Phương Đẳng
    • Vấn Đáp Phật Pháp
    • Văn Học
    • Venerable Master Chin Kung: Books
    • Video
    • Video Pháp Âm
    • Visiting
    • Zhangjia Living Buddha
    • 中國 - Zhōngguó - Chinese
    • 人物故事 - Renwu - Câu Chuyện Nhân Vật
    • 佛教故事 - fojiaogushi
    • 佛经故事 - Fojing - Câu chuyện Phật
    • 古Cổ 文VănViệt
    • 哲理故事 - Zheli - Câu chuyện triết học
    • 漫畫 - Comics - Truyện tranh
    • 生活故事 - Shenghuo - Câu chuyện cuộc sống
  1. Trang chủ
  2. Kinh sách
  3. Kinh Pháp Hoa

 Kinh sách ngắn mới

Xem thêm
TẬP 252, Nhìn Thấy Chúng Sanh Tạo Nghiệp Chịu Báo, Có Thể Không Có Tâm Từ Bi Sao, Tịnh Độ Đại Kinh G

TẬP 252, Nhìn Thấy Chúng Sanh Tạo Nghiệp Chịu Báo, Có Thể Không Có Tâm Từ Bi Sao, Tịnh Độ Đại Kinh G

TẬP 246, Nhân Quả Có Từ Khi Nào, Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, Diệu Âm

TẬP 246, Nhân Quả Có Từ Khi Nào, Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, Diệu Âm

TẬP 217, Muốn Phật Pháp Thịnh, Chỉ Có Tăng Khen Tăng, Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, Diệu Âm

TẬP 217, Muốn Phật Pháp Thịnh, Chỉ Có Tăng Khen Tăng, Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, Diệu Âm

TẬP 257, Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhân Lấy Thập Thiện Nghiệp Làm Điều Kiện, Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn

TẬP 257, Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhân Lấy Thập Thiện Nghiệp Làm Điều Kiện, Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn

TẬP 248, Vì Sao Phải Niệm A Di Đà Phật, Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, Diệu Âm

TẬP 248, Vì Sao Phải Niệm A Di Đà Phật, Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, Diệu Âm

Kinh Pháp Hoa

Kinh Pháp Hoa

Tác giả:

Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Thể loại:

Kinh Tạng

Trạng thái:

Đang cập nhật

Lượt xem:

9425

Thẻ:

Kinh Pháp Hoa

Kinh Pháp Hoa

Đánh giá: 4.1/10 từ 9 lượt

KINH


Diệu Pháp Liên Hoa


Ðời Diêu Tần Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch từ tiếng Phạn sang Hoa văn,


Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Dịch từ Hoa văn sang tiếng Việt


TÂM NGUYỆN CỦA
DỊCH GIẢ
Chư pháp hữu thân mến, cho phép tôi
được dùng từ này để gọi tất cả các giới
Phật tử xuất gia cũng như tại gia, tôi có
ý nguyện nhỏ, dầu nhỏ nhưng là từ đáy
lòng thiết tha, muốn cùng các pháp
hữu, tất cả các pháp hữu, những ai có
đọc có tụng có nghe thấy những quyển
kinh sách do tôi dịch soạn, sẽ là người
bạn quyến thuộc thân thiết với tôi đời
này và mãi mãi những đời sau, cùng
nhau kết pháp duyên, cùng nhau dự
pháp hội, cùng dìu dắt nhau, dìu dắt tôi
để được vững bước mãi trên con đường
đạo dài xa, con đường đạo nhiều trở
ngại chông gai lồng giữa cõi đời thế tục
mà lớp vỏ cứng của nó là tứ lưu bát


nạn, cạm bẫy của nó là lợi danh ngũ
dục, sức mạnh của nó là cơn lốc bát
phong. Tôi chơn thành nói lên câu cần
dìu dắt nhau. Vì vào giây phút mà tôi
đang nguệch ngoạc ghi lại ngửng mặt
tự xưng là Tỳ-kheo chơn chánh, chỉ biết
như thảo phú địa, nhứt tâm sám hối
mười phương pháp giới. (Trích cuối tập
9 Kinh Đại-Bửu-Tích).
Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ-Tát.
Chùa Vạn Đức
Ngày Trùng Cửu, Năm Kỷ Tî.
(08-10-1989)
Thích Trí Tịnh
Cẩn Chí
--- o0o ---


Diệu pháp liên hoa kinh (zh. 妙法蓮華經, sa. saddharmapuṇḍarīka-sūtra), cũng được gọi ngắn là kinh Pháp hoa, là một trong những bộ kinh Đại thừa quan trọng nhất, được lưu hành rộng rãi ở Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Tạng và Việt Nam. Thiên Thai Tông lấy kinh này làm giáo pháp căn bản. Kinh này chứa đựng những quan điểm chủ yếu của Đại thừa Phật giáo, đó là giáo pháp về sự chuyển hoá của Phật tính và khả năng giải thoát. Kinh này được Phật giảng vào lúc cuối đời, được kết tập trong khoảng năm 200.

Kinh này được Phật giảng trên đỉnh Linh Thứu cho vô số người nghe gồm có nhiều loài khác nhau. Trong kinh này, Phật chỉ rõ, tuy có nhiều cách để giác ngộ, nhưng chúng chỉ là phương tiện nhất thời và thực tế chúng chỉ là một. Các phương tiện khác nhau như Thanh Văn thừa, Độc Giác thừa hay Bồ Tát thừa thật ra chỉ khác nhau vì phải cần phù hợp căn cơ của hành giả. Phật chỉ tuỳ cơ duyên, sử dụng các Phương tiện (sa. upāya) mà nói Tam thừa nhưng thật chất chỉ có Phật thừa (sa. buddhayāna) – nó dẫn đến Giác ngộ, bao trùm cả Đại thừa lẫn Tiểu thừa. Quan điểm này được làm sáng tỏ bằng ẩn dụ, trong đó một người cha muốn cứu những đứa con ra khỏi một cái nhà đang cháy. Vì những đứa trẻ không chịu nghe lời chạy ra khỏi nhà, người cha đành phải hứa với mỗi đứa cho một món quà tuỳ ý thích của chúng, đứa thì được con nai, con dê, xe trâu... để chúng chịu ra ngoài.

Trong kinh có ghi lý do Đức Phật xuất hiện nơi đời chỉ vì một đại sự nhân duyên lớn đó là Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến [1]. Tại Phẩm Như Lai Thọ Lượng có nói rõ đức Phật Thích Ca Mâu Ni thọ mạng vô lượng, thành đạo từ vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp về trước, đức phật có nhập Niết Bàn cũng chỉ là phương tiện để giáo hóa chúng sinh, nhưng thực ra đức Phật Thích Ca vẫn ở lai nơi đời thường còn chẳng mất.[2] Trong kinh này, Phật không còn được xem là vị Phật lịch sử nữa mà là dạng xuất hiện của Pháp thân (sa. dharmakāya, xem Tam thân), là thể tính đích thật của muôn loài. Mỗi chúng sinh đều xuất phát từ dạng chuyển hoá này của Phật tính và vì vậy đều có thể trở về với chân tính của mình, trở thành một vị Phật.

Tại Phẩm Phẩm 'Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự' Thứ Hai Mươi Ba [3] ghi:

Tú Vương Hoa! Kinh này có thể cứu tất cả chúng sanh, kinh này có thể làm cho tất cả chúng sanh xa rời các khổ não, kinh này có thể lợi ích cho tất cả chúng sanh, đầy mãn chỗ mong cầu của chúng, như ao nước trong mát có thể đầy đủ cho những người khát nước, như kẻ lạnh được lửa, như kẻ trần truồng đặng y phục, như người buôn đặng chủ, như con gặp mẹ, như qua sông gặp ghe, như người bệnh gặp thầy thuốc, như tối đặng đèn, như nghèo đặng của báu, như dân gặp vua, như khách buôn đặng biển, như đuốc trừ tối. Kinh Pháp Hoa này có thể làm cho chúng sanh xa rời tất cả khổ, tất cả bệnh tật đau đớn, có thể mở sự trăn trói của tất cả sanh tử.






Diệu pháp liên hoa kinh, bản chép tay có minh họa khoảng năm 1340 từ Cao Ly




Kinh này còn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Tín tâm (sa. śraddhā) trên bước đường giải thoát. Sau khi Phật giảng tới đó thì các vị Phật và Bồ Tát tuyên bố hỗ trợ kẻ tu hành để tăng phần tín tâm. Một phẩm quan trọng của kinh này với tên Phổ môn (zh. 普門品, phẩm 25) được dành cho Bồ Tát Quán Thế Âm. Trong phẩm này, vị Bồ Tát này nói rất rõ sự hộ trì của mình dành cho người tu học kinh Pháp hoa. Phẩm Phổ môn này được Phật tử Trung Quốc và Việt Nam đặc biệt ưa thích và tụng đọc. Sau đây là hai đoạn đầu của phẩm này theo bản dịch của hòa thượng Thích Trí Tịnh:

Lúc bấy giờ, ngài Vô Tận Ý Bồ Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo bày vai hữu, chấp tay hướng Phật mà bạch rằng: "Thế Tôn! Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát do nhân duyên gì mà tên là Quán Thế Âm?"

Phật bảo ngài Vô Tận Ý Bồ Tát: "Thiện-nam-tử! Nếu có vô lượng trăm nghìn muôn ức chúng sanh chịu các khổ não, nghe Quán Thế Âm Bồ Tát này một lòng xưng danh. Quán Thế Âm Bồ Tát tức thì xem xét tiếng tăm kia, đều được giải thoát.

Nếu có người trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát này, dầu vào trong lửa lớn, lửa chẳng cháy được, vì do sức uy thần của Bồ Tát này được như vậy.

Nếu bị nước lớn làm trôi, xưng danh hiệu Bồ Tát này liền được chỗ cạn.

Nếu có trăm nghìn muôn ức chúng sanh vì tìm vàng, bạc, lưu ly, xa-cừ, mã-não, san-hô, hổ-phách, trân châu các thứ báu, vào trong biển lớn, giả sử gió lớn thổi ghe thuyền của kia trôi tắp nơi nước quỷ La-sát, trong ấy nếu có nhẫn đến một người xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thì các người đó đều được thoát khỏi nạn quỷ La-sát. Do nhân duyên đó mà tên là Quán Thế Âm.



Nếu lại có người sắp sẽ bị hại, xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thì dao gậy của người cầm liền gãy từng khúc, người ấy liền được thoát khỏi.

Nếu quỷ Dạ-xoa cùng La-sát đầy trong cõi tam-thiên đại-thiên muốn đến hại người, nghe người xưng hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thì các quỷ dữ đó còn không thể dùng mắt dữ mà nhìn người, huống lại làm hại được.

Dầu lại có người hoặc có tội, hoặc không tội, gông cùm xiềng xích trói buộc nơi thân, xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát thảy đều đứt rã, liền được thoát khỏi.

Nếu kẻ oán tặc đầy trong cõi tam-thiên đại-thiên, có một vị thương chủ dắt các người buôn đem theo nhiều của báu, trải qua nơi đường hiểm trở, trong đó có một người xướng rằng: "Các Thiện nam tử! Chớ nên sợ sệt, các ông nên phải một lòng xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Bồ Tát đó hay đem pháp vô-úy thí cho chúng sanh, các ông nếu xưng danh hiệu thì sẽ được thoát khỏi oán tặc nầy".

Các người buôn nghe rồi, đều lên tiếng xưng rằng: "Nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát!" vì xưng danh hiệu Bồ Tát nên liền được thoát khỏi.

Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát sức oai thần to lớn như thế.


Thay Lời Tựa


Kinh Pháp Hoa là bộ kinh đại thừa gồm bảy quyển tổng cộng là hai mươi tám phẩm, suốt hơn sáu vạn lời, nghĩa lý sâu xa, kinh văn rộng lớn, chứa đựng tâm nguyện và phương tiện huyền diệu ngời sáng của Phật và Bồ Tát.


Tâm nguyện của Phật là tâm nguyện khắp độ chúng sanh đạt thành đạo quả giác ngộ. Bởi thế nên ngay quyển đầu của kinh về Phẩm Phương Tiện đã nói: "Phật ra đời là vì một nhơn duyên lớn duy nhất là khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật". Thế nghĩa là Phật rộng mở phương tiện pháp môn, chỉ bày chơn tâm Phật tánh để chúng sanh tin tưởng khả năng thánh thiện của mình mà tiến tu đến Phật quả.


Phương tiện của Phật là phương tiện huyền diệu được sanh trưởng và dinh dưỡng bởi trí tuệ từ bi hỷ xả lợi tha có khả năng đưa tất cả chúng sanh đồng chứng nhất thừa Phật quả. Ðức Phật nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật. Ta là Phật đã thành. Chúng sanh là Phật sẽ thành, nếu chúng sanh tinh tấn nỗ lực tu hành thì cũng sẽ thành Phật như ta vậy. Nhưng chúng sanh đắm chìm trong ngũ dục lạc, nên tạo nhiều tội lỗi để rồi hiện thành căn tánh cao thấp, nghiệp duyên nặng nhẹ khác nhau. Ðức Phật lại phải từ đó mà lập ra có muôn ngàn phương tiện để hóa độ. Nghĩa là từ nhứt thượng thừa mà đức Phật đã phải phương tiện huyền khai làm thành ba thừa để rồi sau đó, khi căn tánh chúng sanh thuần thục ngài lại dần dần đưa lên nhứt thừa Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác.


Hai mươi tám phẩm Kinh Pháp Hoa chan chứa tâm hạnh của Phật và Ðại Bồ Tát, trải dài những con đường phương tiện giáo hóa thênh thang ngõ hầu mang chúng sanh từ phàm đến thánh, từ tam thừa Thinh Văn Duyên Giác và Bồ Tát đến quả vị nhứt thừa vô thượng Phật quả.


Nội dung kinh Pháp Hoa cho ta thấy không phương tiện độ sanh nào mà không có, không cửa pháp môn giải thoát rốt ráo nào mà không mở, không cảnh giới Phật nào mầu nhiệm thiện duyên thâm mật với chúng sanh cõi ta bà này mà không ảnh hiện, không hạnh nguyện giáo hóa độ sanh nào của Phật và Bồ Tát mà không thể đạt ba la mật. Thật là một bộ kinh khế hợp cho đủ mọi trình độ căn tánh nghiệp duyên của chúng sanh. Vì thế xưa nay kinh Pháp Hoa đã được không biết bao nhà Phật học huyên bác chú thích sớ giải làm cho kinh Pháp Hoa rạng rỡ từ ngàn năm này đến ngàn năm khác và phổ cập nhân gian. Ðến nỗi nghĩa lý của kinh Pháp Hoa quá ư vi diệu tuyệt vời, kinh bản được đời đời ấn hành phổ biến uy thế tạo thành một tôn phái với danh xưng là Pháp Hoa Tôn hay Thiên Thai Tôn, một tôn phái có ảnh hưởng lớn ở Nhật Bản và Trung Hoa do Trí Giả Ðại Sư thành lập.


Trong thời thế sự cuồng quây, đạo tâm ngày một suy vi, phong hóa niềm tin lay chuyển đến tận gốc rễ như thời này đây, để cho mọi người còn chút phước duyên đang bềnh bồng trên bể đời có thuyền nương tựa, có đất phì nhiêu của bến bờ để gieo giống Bồ Ðề, nên Phật Học Viện Quốc Tế nguyện in lại kinh Pháp Hoa này ngõ hầu làm thuyền bát nhã, làm ruộng phước phì nhiêu, làm hải đăng và bến đổ cho khắp cả mọi kiếp thuyền đời trở thành những thiện hữu Bồ Ðề kết duyên cùng Phật đạo Chánh Ðẳng Chánh Giác.


Khắp nguyện mười phương bạn lành gần xa mở rộng lòng ra phát tâm Bồ Ðề thọ trì và ấn tống kinh Pháp Hoa này để tạo cơ hội sớm ngộ nhập tri kiến Phật, ngõ hầu thăng hoa đời sống đạo quả Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác.


Phật lịch 2530, Vía Phật A Di Ðà - 1986 Bính Dần


Thích Ðức Niệm


Nghi-Thức Sám Hối Trước Khi Tụng Kinh


(Dùng ba nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh mà tụng kinh, thời phước đức vô lượng, nên trước khi tụng kinh cần phải sám-hối, sám-hối tức là làm cho 3 nghiệp thanh tịnh)


Nam-mô thập-phương tận hư-không giới nhứt thiết Chư Phật. (1 lạy)


Nam-mô thập-phương tận hư-không giới nhứt thiết Tôn Pháp. (1 lạy)


Nam-mô thập-phương tận hư-không giới nhứt-thiết Hiền Thánh Tăng (1 lạy)



(Quì, tay cầm hương cúng-dường phát nguyện)


Nguyện mây hương mầu này


Khắp cùng mười phương cõi


Cúng-dường tất cả Phật.


Tôn Pháp, các Bồ-Tát,


Vô biên chúng Thanh-văn


Và cả thảy Thánh-hiền


Duyên khởi đài sáng chói


Trùm đến vô biên cõi,


Khắp xông các chúng-sanh


Ðều phát lòng Bồ-đề,


Xa lìa những nghiệp vọng


Trọn nên đạo vô-thượng.


(cầm hương lạy 1 lạy)



(Ðứng chắp tay xướng)


Sắc thân Như-Lai đẹp


Trong đời không ai bằng


Không sánh, chẳng nghĩ bàn


Nên nay con đảnh lễ


Sắc thân Phật vô-tận


Trí-tuệ Phật cũng thế,


Tất cả Pháp thường-trụ


Cho nên con về nương,


Sức trí lớn nguyện lớn


Khắp độ chúng quần-sanh,


Khiến bỏ thân nóng khổ


Sanh kia nước mát vui.


Con nay sạch ba nghiệp


Qui-y và lễ tán


Nguyện cùng các chúng-sanh


Ðồng sanh nước An-Lạc.


Án phạ nhựt ra vật. (7 lần)


Chí Tâm Ðảnh Lễ


(Câu này thông cả 9 câu dưới, đều xướng ở đầu câu)


Thường-tịch-quang tịnh độ


A-Di-Ðà Như-Lai


Pháp-thân mầu thanh-tịnh


Khắp pháp-giới chư Phật (1 lạy)


Thật báo trang nghiêm độ


A-Di-Ðà Như-Lai


Thân tướng hải vi-trần


Khắp pháp-giới chư Phật (1 lạy)


Phương-tiện thánh cư độ


A-Di-Ðà Như-Lai


Thân trang-nghiêm giải-thoát


Khắp pháp-giới chư Phật (1 lạy)


Cõi An-Lạc phương Tây


A-Di-Ðà Như-Lai


Thân căn giới đại-thừa


Khắp pháp-giới chư Phật (1 lạy)


Cõi An-Lạc phương Tây


A-Di-Ðà Như-Lai


Thân hóa đến mười phương


Khắp pháp-giới chư Phật (1 lạy)


Cõi An-Lạc phương tây


Giáo hạnh lý ba kinh


Tột nói bày y chánh


Khắp pháp-giới Tôn Pháp (1 lạy)


Cõi An-Lạc phương tây


Quán-thế-Âm Bồ-tát


Thân tử-kim muôn ức


Khắp pháp-giới Bồ-tát (1 lạy)


Cõi An-Lạc phương tây


Ðại Thế-Chí Bồ-tát


Thân trí sáng vô-biên


Khắp pháp-giới Bồ-tát (1 lạy)


Cõi An-Lạc phương tây


Thanh-tịnh đại-hải-chúng


Thân hai nghiêm: Phước, trí


Khắp pháp-giới Thánh-chúng (1 lạy)


( Ðứng chắp tay nguyện: )


' Con nay khắp vì bốn ơn ba cõi cùng chúng sanh ' Trong pháp-giới, đều nguyện


dứt trừ ba chướng(1)' nên qui mạng (2) sám-hối(3)'


(1 lạy quỳ chắp tay sám hối)


Chí Tâm Sám Hối:


Ðệ tử... và chúng sanh trong pháp giới, từ đời vô thỉ nhẫn đến ngày nay, bị vô minh che đậy nên điên đảo mê-lầm, lại do sáu căn ba nghiệp (4) quen theo pháp chẳng lành, rộng phạm mười điều dữ cùng năm tội vô-gián (5) và tất cả các tội khác, nhiều vô-lượng vô-biên nói không kể hết. Mười phương các đức Phật thường ở trong đời, tiếng pháp không dứt, hương mầu đầy lấp, pháp vị ngập tràn, phóng ánh sáng sạch trong chiếu soi tất cả Lý mầu thường trụ đầy dẫy hư-không.


Con từ vô-thỉ đến nay, sáu căn che mù, ba nghiệp tối tăm, chẳng thấy, chằng nghe, chẳng hay chẳng biết, vì nhân duyên đó trôi mãi trong vòng sanh tử, trải qua các đường dữ (6) trăm nghìn muôn kiếp trọn không lúc nào ra khỏi. - Kinh rằng: 'Ðức Tỳ-Lô-Giá-Na thân khắp cả chỗ, chỗ của Phật ở gọi là Thường-Tịch-Quang, cho nên phải biết cả thảy các pháp đều là Phật-pháp, mà con không rõ lại theo giòng vô-minh, vì thế trong trí Bồ-đề mà thấy không thanh-tịnh, trong cảnh giải thoát mà sanh ràng buộc. Nay mới tỏ ngộ, nay mới chừa bỏ ăn năn, phụng đối trước các đức Phật và A-Di-Ðà Thế-Tôn mà pháp lồ (7) sám hối làm cho đệ tử và pháp-giới chúng-sanh, tất cả tội nặng do ba nghiệp sáu căn, gây tạo từ vô thỉ, hoặc hiện tại cùng vị-lai, chính mình tự gây tạo hoặc biểu người, hay là thấy nghe người gây tạo mà vui theo, hoặc nhớ hoặc chẳng nhớ, hoặc biết hoặc chẳng biết, hoặc nghi hoặc chẳng nghi, hoặc che giấu hoặc chẳng che giấu, thảy đều được rốt ráo thanh tịnh.


Ðệ-tử sám-hối rồi, sáu căn cùng ba nghiệp trong sạch, không lỗi lầm, căn lành tu tập cũng trọn thanh-tịnh, thảy đều hồi hướng dùng trang-nghiêm Tịnh-Ðộ khắp với chúng-sinh, đồng sanh về nước An-Dưỡng.


Nguyện đức A-Di-Ðà Phật thường đến hộ trì, làm cho căn-lành của đệ tử hiện-tiền tăng-tấn, chẳng mất nhân duyên Tịnh-độ, đến giờ lâm chung, thân an niệm chánh, xem nghe đều rõ ràng, tận mặt thấy đức A-Di-Ðà cùng các Thánh-chúng, tay cầm đài hoa tiếp dẫn đệ tử, trong khoảng sát-na sanh ra trước Phật, đủ đạo-hạnh Bồ-tát, rộng độ khắp chúng-sanh đồng thành Phật-đạo.


Ðệ-tử sám-hối phát nguyện rồi qui mạng đảnh lễ: Nam-mô Tây-phương Cực-lạc thế-giới, đại-từ đại-bi, A-Di-Ðà Như-Lai, biến pháp-giới Tam-Bảo (1 lạy)


( lạy xong tiếp Nghi Thức tụng kinh )



Thích Nghĩa Sám Pháp


(1) Phiền não, nghiệp nhân, quả báo ba món đều hay làm chướng ngại đường giải thoát nên gọi: 'Ba món


chướng.'


(2) Ðem thân mạng về nương, giao phó cho Phật, Pháp, Tăng chính là nghĩa của hai chữ 'Nam-mô'.


(3) Nói đủ là Sám-ma hối quá. 'Sám ma' là tiếng Phạm, nghĩa là 'hối quá', tức là ăn năn tội trước, ngừa giữ lỗi sau.


(4) Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý: sáu căn, và ba nghiệp: thân, khẩu, ý.


(5) Giết cha, giết mẹ, giết thánh nhơn, ác tâm làm thân Phật ra máu, phá hòa hiệp Tăng, gọi là năm tội


Nghịch, nếu phạm sẽ bị đọa vào ngục Vô-gián nên gọi là tội Vô-gián - Ngục Vô-gián là chỗ thọ khổ không có lúc nào ngừng ngớt.


(6) A-tu-la, Súc-sanh, Ngạ quỉ, Ðịa ngục, các đường đó vui ít khổ nhiều, do nghiệp dữ cảm ra.


(7) Bày lộ tội lỗi ra trước Chúng-Nhơn không chút giấu che thời gọi là phát lồ, trái với phú tàng (che giấu). Có phát lồ thời tội mới tiêu, như bịnh cảm mà đặng phát hạn (ra mồ hôi).


________________________


Nghi Thức Trì Tụng


----------------


Bài Tán Lư Hương


Lò hương vừa nhen nhúm


Pháp-giới đã được xông


Các Phật trong hải hội đều xa hay


Theo chỗ kết mây lành


Lòng thành mới ân cần


Các Phật hiện toàn thân.


Nam-mô Hương-Vân-Cái Bồ-tát Ma-ha-tát (3lần)



Chân Ngôn Tịnh Pháp Giới


Án lam ( 7 lần )


( Trì chú này thì thân tâm, cảnh vật đều thanh tịnh )


Chân Ngôn Tịnh Khẩu Nghiệp


Tu rị tu rị, ma ha tu rị, tu tu rị ta bà ha. (7 lần)


( Trì chú này thì hơi miệng trong sạch )


Án ta phạ, bà phạ thuật đà ta phạ, đạt mạ ta phạ bà phạt thuật độ hám (3 lần)


(Trì chú này thì hoa hương cùng tiếng tụng niệm sẽ khắp cúng-dường cả mười phương)



Văn Phát Nguyện


Nam-mô Thập-phương Thường-trụ Tam-bảo (3 lần)


Cúi lạy đấng Tam-giới Tôn,


Qui mạng cùng mười phương Phật


Tôi nay phát nguyện rộng


Thọ-trì kinh Pháp-Hoa


Trên đền bốn ơn nặng


Dưới cứu khổ tam đồ ( súc sanh, ngạ quỉ, địa ngục )


Nếu có kẻ thấy nghe


Ðều phát lòng Bồ-đề


Hết một báo-thân này


Sanh qua cõi Cực-Lạc.


Nam-mô Bổn-sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật (3 lần)



Bài Khai Kinh


Pháp vi-diệu rất sâu vô-lượng


Trăn nghìn muôn ức khó gặp


Tôi nay nghe thấy được thọ trì


Nguyện hiểu nghĩa chơn thật của Như-Lai.



Bài Khen Ngợi Kinh


Hơn sáu muôn lời, thành bảy cuốn


Rộng chứa đựng vô-biên nghĩa mầu


Trong cổ nước cam-lộ rịn nhuần


Trong miệng chất đề-hồ nhỏ mát


Bên răng ngọc trắng tuôn xá-lợi


Trên lưỡi sen hồng phóng hào quang


Dầu cho tạo tội hơn núi cả


Chẳng nhọc Diệu-Pháp vài ba hàng.


Nam-mô Pháp-Hoa Hội-Thượng Phật Bồ-tát. ( 3 lần )


 
Xem thêm »

Các chương mới nhất

  • Quyển Thứ Bảy
  • Quyển Thứ Sáu
  • Quyển Thứ Năm
  • Quyển Thứ Tư
  • Quyển Thứ Ba
  • Quyển Thứ Hai
  • Quyển Thứ Nhất
  • Nhĩ căn viên thông hay là pháp môn Quán Âm

Danh sách chương

  • Nhĩ căn viên thông hay là pháp môn Quán Âm
  • Quyển Thứ Nhất
  • Quyển Thứ Hai
  • Quyển Thứ Ba
  • Quyển Thứ Tư
  • Quyển Thứ Năm
  • Quyển Thứ Sáu
  • Quyển Thứ Bảy

 Chương xem nhiều

Xem thêm
  • Lịch ngày kiêng cử các việc dâm bảo vệ thân mạng theo thọ khang bảo giám 8804
  • 如來讚歎品第六 3590
  • 閻羅王眾讚歎品第八 3360
  • 地獄名號品第五 3300
  • 閻浮眾生業感品第四 3263
  • 稱佛名號品第九 3257
  • 忉利天宮神通品第一 3250
  • 分身集會品第二 3244
  • 囑累人天品第十三 3235
  • 校量布施功德緣品第十 3232
  • 見聞利益品第十二 3203
  • 地神護法品第十一 3197
  • 利益存亡品第七 3176
  • 觀眾生業緣品第三 3169
  • 閻Diêm 浮Phù 眾Chúng 生Sanh 業Nghiệp 感Cảm 品Phẩm 第đệ 四tứ 2976
  • 校Giảo 量Lượng 布Bố 施Thí 功Công 德Đức 緣Duyên 品Phẩm 第đệ 十thập 2907
  • 觀Quán 眾Chúng 生Sanh 業Nghiệp 緣Duyên 品Phẩm 第đệ 三tam 2889
  • 地Địa 獄Ngục 名Danh 號Hiệu 品Phẩm 第đệ 五ngũ 2877
  • 利Lợi 益Ích 存Tồn 亡Vong 品Phẩm 第đệ 七thất 2852
  • 如Như 來Lai 讚Tán 歎Thán 品Phẩm 第đệ 六lục 2844

Kinh Sách dài tập

  • Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích 24th September 2021
  • Con Gái Đức Phật 28th March 2021
  • Truyện Tiền Thân Đức Phật Thích Ca (song ngữ) 24th March 2021
  • SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI 21st March 2021
  • TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM 21st March 2021
  • Liên Hoa Hóa Sanh - Pháp Sư Đạo Chứng 5th March 2021
  • Luân Lý Giáo Khoa Thư 30th October 2020
  • Quốc Văn Giáo Khoa Thư 30th October 2020
  • Kinh Bảo Khiếp Ấn Thần Chú về Bí Mật Toàn Thân Xá-lợi ở Trong Tâm của Tất Cả Như Lai 25th October 2020
  • Đại Cương Kinh Thủ Lăng Nghiêm 24th October 2020
  • Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú Giảng Lần Thứ 4 2014 MP3 (508 tập) – HT Tịnh Không 12th October 2020
  • Sách Giáo Dục Gia Đình Sách Bảo Thân Tiết Dục 9th October 2020
  • Sách Bảo Thân Tiết Dục Pháp Ngữ 9th October 2020
  • Nữ Đức Vi Yếu 7th October 2020
  • Lão Hòa Thượng Hải Hiền 112 tuổi tự tại Vãng Sinh 21st September 2020
  • Kinh Pháp Cú 1st September 2020
  • Chú Đại Bi 1st September 2020
  • Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh 3rd August 2020
  • Kinh Bản Nguyện của Bồ Tát Địa Tạng 2nd August 2020
  • 24 Tấm Gương Hiếu Thảo -二Nhị 十Thập 四Tứ 孝Hiếu 7th July 2020
  • Học Đạo Đức 5th July 2020
  • Sa Di Luật Nghi Yếu Lược giảng giải 28th June 2020
  • Sự Tích Đức Phật Thích Ca 13th February 2020
  • Truyện cổ Phật giáo 9th February 2020
  • Truyện thiếu nhi song ngữ 20th January 2020
  • Lòng thương yêu sự sống 12th January 2020
  • Tuyển tập các bài kinh sám 9th January 2020
  • Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh Giảng Ký 9th January 2020
  • Buddhist Stories Collection 13th August 2019
  • Amitabha-Recitation Leads to Rebirth in the Pure Land 7th April 2019
  • Chư Tổ Tịnh Độ Tông 1st April 2019
  • Vũ Trụ Và Sinh Mệnh Là Từ Đâu Đến - Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm 31st March 2019

Hồi hướng

Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,

Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,

may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,

the Land of Ultimate Bliss.

Ủng hộ/support us – bằng Paypal

Ủng hộ/support us – bằng Paypal

Hoà Thượng Tịnh Không Ân Sư

simple hit counter simple hit counter
Hoà Thượng Tịnh Không Ân Sư

Tất cả Danh mục

Thư Viện Download


  • Thư Viện Đại Tạng Kinh

  • Nghe Pháp Âm Mp3

  • Hoà Thượng Tịnh Không Nghe Hoà Thượng Tịnh Không

  • H.T Tuyên HóaNghe Hoà Thượng Tuyên Hóa

  • Ấn Quang Đại Sư Nghe Ấn Quang Đại Sư

  • Pháp Sư Ngộ ThôngNghe Pháp Sư Ngộ Thông

  • Nghe Kinh-Nikaya 1

  • Nghe Kinh-Nikaya 2

  • Xem Video Pháp Âm HD

  • Thư Viện Download

    Thư Viện DownloadThư Viện Download
    Thư Viện Tipitaka
    Flag Counter

    Menu

    • Hòa Thượng Tịnh Không
    • Đại Tạng Kinh
    • Pháp Âm - Kinh Sách - Tôn Giáo - Đạo Đức
    • Dharma
    • Kinh Sách ngắn
    • Danh Sách Pháp Âm trên NCT
    • Nhạc Niệm Phật
    • Kinh Tạng
    • Luận Tạng
    • Luật Tạng
    • Sách
    • Truyện Phật giáo
    • HT Thích Minh Châu
    • Video Pháp Âm HD
    • Giới thiệu về chư tổ Tịnh Độ Tông và các Cao Tăng Tịnh Độ
    • Thư viện Phật Pháp Hay
    • Chú Giải Kinh Vô Lượng Thọ
    • AMTB Singgapore
    • AMTB Đài Loan
    • Amitabha Buddha
    • AMTB HongKong
    • Lingyen Mountain Temple
    • Buddhist music
    • Dharma China
    • Kênh Chùa Khai Nguyên
    • Pháp Sư Tịnh Tông - 淨宗法師 - Dharma Master Jingzong
    • Bảo Vệ Động Vật - Dominionmovement
    • The Love of Life - Read by Venerable Wuling, mp3 audio
    • Home
    • Truyện Phật Giáo.com
    • Sutra
    • Sutra Longzang
    • Dharma Talk
    • Buddhist Stories Collection
    • Bộ Phật Quang Đại Từ điển
    • BẢN KINH CHỮ Tập T1 - Tập 9 A HÀM I-IX (pdf) mp3
    • BỘ BẢN DUYÊN 8 tập 10-17
    • BỘ BÁT NHÃ 16 tập 18-33
    • BỘ BẢO TÍCH 5 tập 42-46
    • BỘ ĐẠI TẬP 4 tập 50-53
    • BỘ HOA NGHIÊM 6 tập 36-41
    • BỘ PHÁP HOA 2 tập 34-35
    • Bộ NIẾT BÀN 3 tập 47-49
    • BỘ KINH TẬP 14 tập 54-69
    • MẬT TÔNG - KINH THỦ LĂNG NGHIÊM tập 70
    • Toàn bộ Tạng Luật hiển thị từ tập 71 đến tập 82
    • Toàn bộ Tạng Luận từ tập 83 Thích Kinh Luận đến tập 160 Luận Sớ
    • Sutra Collection
    • BẢN KINH CHỮ Tập T125 KINH SỚ 11(pdf) (Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Sớ)
    • Toàn bộ Tạng Tạp từ tập 161 Bộ Chư Tông 1 đến tập 202 Sự Vựng 8 Bên trái pdf (chữ) được chiết nhỏ tương ưng mp3
    • Thư Viện Download
    • MỤC LỤC TỤC TẠNG
    • Phiên Âm Đại Tạng Kinh
    • Phiên Âm Đại Tạng Kinh Chữ Vạn
    • Hiện Trạng Đại Tạng Kinh
    • Bộ Luận Tạng Tập 25 - Tập 32
    • Đại Tạng Kinh Linh Sơn Pháp Bảo
    • Sách Phật Học PDF
    • THƯ VIỆN THERAVĀDA
    • 英文典集列表
    • Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích, Con Gái Đức Phật, Truyện Tiền Thân Đức Phật Thích Ca (song ngữ), SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI, TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM, Liên Hoa Hóa Sanh - Pháp Sư Đạo Chứng, Luân Lý Giáo Khoa Thư, Quốc Văn Giáo Khoa Thư, Kinh Bảo Khiếp Ấn Thần Chú về Bí Mật Toàn Thân Xá-lợi ở Trong Tâm của Tất Cả Như Lai, Đại Cương Kinh Thủ Lăng Nghiêm,