• Danh sách
  • Thể loại
    • 5 Periods of Buddha’s teachings - Ngũ Thời Giáo
    • A Basic Buddhism Guide
    • Accounts of Request and Response
    • Activities
    • Agama - Thời Kỳ A Hàm
    • Ấn Quang Đại Sư
    • Avatamsaka Period - Thời Kỳ Hoa Nghiêm
    • Basic Teachings
    • Bộ A Hàm
    • Buddhist Education in China
    • Buddhist Scriptures
    • Buddhist Scriptures
    • Buddhist Studies
    • Buddhist Sutras
    • Cao Tăng Quảng Khâm
    • Changing Destiny
    • Chinaese
    • Chú Giải Kinh Vô Lượng Thọ
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 2
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 3
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 4
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 5
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 6
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 7
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 8
    • Chư Tổ - Cao Tăng
    • Chưa phân loại
    • Collected Talks
    • Contact
    • Cư Sĩ Lưu Tố Vân
    • Cultivation
    • Cultivation Hall
    • Cultivation Hall Rules
    • Curriculum
    • Daily Living
    • Dharma
    • Đại Đức Thích Đạo Thịnh
    • Đại sư Hành Sách
    • Đại sư Liên Trì
    • Đại sư Ngẫu Ích
    • Đại Tạng Kinh
    • Đệ Tử Quy
    • Đệ Tử Quy
    • Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện Kinh Giảng Ký
    • Đọc sách ngàn lần
    • EBook .Doc - .PDF
    • Essence of the Infinite Life Sutra
    • Eyewitness Accounts
    • Founder
    • Giảng Giải Kinh Sách
    • Giảng Kinh
    • Giảng Kinh Địa Tạng
    • Giảng Kinh Địa Tạng lần 1
    • Giảng Ý Nghĩa Pháp Hội Quán Âm TTHN
    • Glossary
    • Guidelines for Being a Good Person
    • Hán văn - 古文 - Cổ Văn
    • History and Culture
    • Hòa Thượng Diệu Liên
    • Hòa Thượng Thích Trí Tịnh
    • Hòa Thượng Tịnh Không
    • Hòa Thượng Tịnh Không Khai thị
    • Học Chữ Hán Việt
    • Học Tập Văn Hóa Truyền Thống
    • Indonesian Translation
    • Khoa Học
    • Kinh điển Bắc truyền
    • Kinh điển Hán tạng đã Việt dịch
    • Kinh điển Nam truyền
    • Kinh Tạng
    • Kinh Vô Lượng Thọ 1994
    • Kinh Vô Lượng Thọ lần 10
    • Kinh Vô Lượng Thọ lần 11
    • Lão pháp sư Thích Tịnh Không
    • Lão pháp sư Thích Tịnh Không
    • Learning
    • Lotus Nirvana - Thời Kỳ Pháp Hoa và Niết Bàn
    • Luận Tạng
    • Luật Tạng
    • Main
    • Main Thoughts
    • Mission
    • More...
    • Mr. Li Bingnan
    • Ms. Han Yin
    • Nghi Thức Tụng Niệm
    • Nhạc Niệm Phật
    • Nhạc Phật Giáo
    • Nhân Quả Báo Ứng
    • Online Study Guide
    • Phần mềm ứng dụng Phật Pháp
    • Pháp ngữ
    • Pháp Sư Ngộ Thông
    • Phật giáo nước ngoài
    • Phật Học Vấn Đáp
    • Phiên âm Hán Việt - 古Cổ 文Văn
    • Phim Phật Giáo
    • Phim Tài Liệu
    • PLLCA Library
    • Prajnã Period - Thời Kỳ Bát Nhã
    • Primary & Secondary
    • Professor Fang Dongmei
    • Pure Land Buddhism
    • Pure Land Organizations
    • Quốc tế
    • Resources
    • Retreat Application
    • Retreats
    • Sách
    • Sách nói Audio
    • Sách Văn Học PG
    • Six Harmonies
    • Six Paramitas
    • Stories
    • Sử Phật Giáo
    • Sutra Excerpts
    • Sutra Stories
    • Sutras Books
    • Symbolism
    • Tam tạng Kinh điển Sanskrit - PALI
    • Teachers
    • Teachings
    • Ten Attainments
    • Ten Great Vows
    • Ten Virtuous Karmas Sutra
    • Ten-recitation Method
    • Thái Thượng Cảm Ứng Thiên
    • The Buddhist World
    • The Supreme Buddha
    • Theo dấu chân Phật - Hành Hương Đất Phật
    • Thiên Hạ Phụ Tử
    • Three Conditions
    • Threefold Learning
    • Timelines
    • Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
    • Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014
    • Tịnh Tông Học Viện
    • Tổ Tịnh Độ Tông
    • Training in the Traditional Way
    • Training Procedure
    • Trần Đại Huệ
    • Trích Đoạn Khai Thị
    • Trích Yếu
    • Tripitaka - 大藏經
    • Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm
    • Truyện Phật giáo
    • Truyện thiếu nhi song ngữ
    • Truyện Tranh Phật Giáo
    • Tụng Kinh
    • Tuyên Hóa Thượng Nhân giảng thuật
    • Vaipulya Period - Thời Kỳ Phương Đẳng
    • Vấn Đáp Phật Pháp
    • Văn Học
    • Venerable Master Chin Kung: Books
    • Video
    • Video Pháp Âm
    • Visiting
    • Zhangjia Living Buddha
    • 中國 - Zhōngguó - Chinese
    • 人物故事 - Renwu - Câu Chuyện Nhân Vật
    • 佛教故事 - fojiaogushi
    • 佛经故事 - Fojing - Câu chuyện Phật
    • 古Cổ 文VănViệt
    • 哲理故事 - Zheli - Câu chuyện triết học
    • 漫畫 - Comics - Truyện tranh
    • 生活故事 - Shenghuo - Câu chuyện cuộc sống
  1. Trang chủ
  2. Kinh sách
  3. Hương hoa vườn giáo pháp - Pháp uyển châu lâm

 Kinh sách ngắn mới

Xem thêm
TẬP 252, Nhìn Thấy Chúng Sanh Tạo Nghiệp Chịu Báo, Có Thể Không Có Tâm Từ Bi Sao, Tịnh Độ Đại Kinh G

TẬP 252, Nhìn Thấy Chúng Sanh Tạo Nghiệp Chịu Báo, Có Thể Không Có Tâm Từ Bi Sao, Tịnh Độ Đại Kinh G

TẬP 246, Nhân Quả Có Từ Khi Nào, Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, Diệu Âm

TẬP 246, Nhân Quả Có Từ Khi Nào, Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, Diệu Âm

TẬP 217, Muốn Phật Pháp Thịnh, Chỉ Có Tăng Khen Tăng, Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, Diệu Âm

TẬP 217, Muốn Phật Pháp Thịnh, Chỉ Có Tăng Khen Tăng, Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, Diệu Âm

TẬP 257, Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhân Lấy Thập Thiện Nghiệp Làm Điều Kiện, Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn

TẬP 257, Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhân Lấy Thập Thiện Nghiệp Làm Điều Kiện, Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn

TẬP 248, Vì Sao Phải Niệm A Di Đà Phật, Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, Diệu Âm

TẬP 248, Vì Sao Phải Niệm A Di Đà Phật, Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, Diệu Âm

Hương hoa vườn giáo pháp - Pháp uyển châu lâm

Hương hoa vườn giáo pháp - Pháp uyển châu lâm

Tác giả:

admin

Thể loại:

Sách

Trạng thái:

Đang cập nhật

Lượt xem:

1408

Hương hoa vườn giáo pháp - Pháp uyển châu lâm

Đánh giá: 10/10 từ 0 lượt

                  Hương hoa vườn giáo pháp - Pháp uyển châu lâm


                                             PHÁP UYỂN CHÂU LÂM


                    


                                                TỰA


Triều nghị Đại phu, Lan đài Thị lang: Lý nghiễm, tự Trọng Tư, người Lũng Tây biên soạn.


        Từ khi Lục hào chế tác, Bát quái thành hình, mới có văn tự, chiếu diệu Thi thư. Phụng chạm rồng tô, thẻ vàng chữ ngọc, Bách gia chi phái, vạn quyển phân ngành. Dù lý đạt tinh vi, lời mòn vật loại, nhưng gom tình góp tính, chưa siêu việt khỏi nhân gian, suy trước xét sau, há bao trùm ngoài vũ trụ? Cũng có Đạo đức kinh của Lão Đam, Nam hoa kinh của Trang Tử, quý báu mà viễn vông, gấm hoa mà quái đản, đều chạm trên tuyết không ra dáng dấp, vẽ giữa không chẳng được thật hình. So với bảo kệ nhiệm mầu, bối kinh vi diệu, Nhị thừa bác học, Bát tạng uyên thâm, cạnh tranh cạn sâu, đối chọi hơn kém, khác gì tổ kiến nhỏ nhoi muốn lớn hơn núi Tung núi Thái, vũng trâu cạn cợt mong dài hơn sông Hán sông Giang? Than ôi! Nghĩa lý rốt ráo của Hiển tông, phép tắc huyền vi của Mật giáo, pháp môn giải thoát, thần chú Tổng trì, bến trước bờ sau, đều khớp lý Chân như, niệm cuối niệm đầu, cùng về nơi Chính giác. Chỉ bảo đám u mê trong trong biển dục, khiến tình phàm tâm tục đều tiêu, chăn dắt kẻ khốn khó giữa nhà lành, ngọc búi tóc, chéo y đem cho hết. Giáo hóa đã đầy dẫy trần sa bát ngát, công ơn còn bao phủ kiếp bụi mỏng manh. Vĩ đại thay! Chu đáo quá! Lấy lời nào ca tụng cho vừa!


Kịp đến nhà Châu, sao lạ hai lần ứng hiện, sang qua triều Hán, mặt nhật sáng tỏa điềm lành. Sái Âm qua Tây quốc, Pháp Lan đến Đông độ. Lời vàng trên pháp hội, diệu chỉ ở bảo đài, tích lũy chan chứa lụa tre, loa truyền phổ biến Hoa Hạ. Song kinh điển bao la, tông phái sâu rộng, thật tướng chân nguyên khó lòng xem khắp. Từ ngày nhà Đường ta dựng nghiệp, trải đến khi Thánh thượng lên ngôi, Phật pháp lại được xiển dương, tăng đồ càng thêm đông đảo. Truyền bá đèn pháp, ban bố sữa mầu, rực rỡ sáng tươi đất nước. Lời kinh tiếng kệ ngân nga vang dội khắp chốn quận triều. Sự nghiệp hoằng hóa xem rất hưng thịnh, phương tiện giáo hóa lại càng vô tận.


Nay có Pháp sư Đạo Thế, tự Huyền Uẩn, ở chùa Tây Minh, xứng đáng là bậc lãnh tụ nơi cửa Phật. Nhóm thiện duyên từ thời tấm bé, quyết dứt màu áo gấm giữa tuổi thanh xuân,  nuôi từ tâm cứu độ sinh linh, tạo phúc đức lên đàn thọ cụ túc giới. Đạo hạnh sáng ngời, giữ gìn nghiêm minh như ngan nuốt ngọc mà giữ giới, giới luật tinh thông, hoan hỷ tựa hành giả sửa mình trước kính. Hâm mộ Đại thừa, thấu triệt thật tướng. Bác học đa tài rất nổi tiếng, được triệu làm Tọa chủ Tây Minh. Thường khi tu tập thanh nhàn, để mắt xem suốt thông Tam Tạng. Suy nghĩ rằng xưa nay nhiều đời, lắm người chế tác. Tuy ý đẹp lời hay, việc trước thuật vẫn chưa viên mãn. Do đó, mới thâu tóm tinh hoa trong vườn pháp, chọn lọc tuyệt phẩm của Đại thừa, phân chia từng mục, biên soạn thành sách, nhan đề là Pháp Uyển Châu Lâm, gồm có một trăm thiên, đóng thành mười tập.



  1. Duyệt trọn sách, nghĩa nhiều lời ít, nắm chặt lối toát yếu của họ Ngu, nối pháp đăng truyền bá đạo tâm, cố phò Thánh thượng phát huy minh đức. Ngôn từ hoa mỹ, nghĩa lý tinh tường. Chỗ ẩn áo nhiệm mầu, tuyên dương không thiếu sót, pháp môn vi diệu, bao quát tận ngọn nguồn. Thế nhưng, văn chương phồn tạp thì sướt mướt trữ tình, nghĩa lý đơn sơ thường hẹp hòi kiến thức. Nên Pháp sư không muốn hư cấu lời suông, giả dối khoa trương đầy trang đầy quyển. Trọng sách biên soạn, xem ra không thể chối từ, hiềm nỗi thư tịch bộn bề, sách đọc lâu ngày mới tỏ chỗ thiết yếu. Vì thế, đến niên hiệu Đại Đường Tổng chương nguyên niên, nhằm ngày ba mươi tháng ba năm Mậu Thìn, chi ứng Chấp từ, luật đúng Cô tẩy, công tác soạn thuật mới thật hoàn thành.

  2. Ước mong sao kẻ sưu tập lời huyền, tìm trong sách, ngộ đạo vô thượng, người tu theo Chính giáo, đọc văn chương, uống nước cam lồ. Nghiền ngẫm sách, hiểu thấu tinh vi, xem xét sách, thấy tới thâm diệu. Cùng thế gian, sách hằng soi sáng, với vũ trụ, sách mãi lưu truyền!


                    ---------------------------


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


GIỚI THIỆU PHÁP UYỂN CHÂU LÂM


GIỚI THIỆU


 


Pháp uyển châu lâm một trăm quyển do pháp sư Đạo Thế tự Huyền Uẩn soạn vào đời Đường, Trung Quốc. Sư họ Hàn, người Trường An, Kinh Triệu (1). Năm mười hai tuổi, Sư xuất gia tại chùa Thanh Long. Sau thời gian tu tập, sư nổi tiếng tinh thông Luật học. Trong khoảng niên hiệu Hiển Khánh (556-561), sư tham gia dịch trường của ngài Huyền Trang. Sau đó, sư vâng chiếu chỉ đến trụ tại chùa Tây Minh cùng với ngài Đạo Tuyên xiển dương Luật học. Năm Hiển Khánh thứ tư (659), sư soạn xong bộ Chu kinh yếu tập hai mươi quyển. Sư lại tiếp tục dành khoảng thời gian mười năm (659-668) mở rộng bộ này thành bộ Pháp uyển châu lâm, mời Lan đài thị lang Lí Nghiễm viết lời tựa. Theo các nhà nghiên cứu Phật học, sách này có hai điểm đặc sắc:
        1. Ghi chép đầy đủ về người và vật: Hoàn toàn chú trọng vào các kinh sách y cứ, không ức thuyết, suy đoán, hư cấu. Vì thế Pháp uyển đã dẫn dụng rất nhiều kinh sách. Ngoài ba tạng của nhà Phật, còn có sấm thư (2), vĩ thư (3) của Nho gia, Đạo sĩ pháp luân kinh, Lão Tử thăng huyền kinh… là kinh điển của Đạo giáo. Sư lại trích dẫn cả Tạp sử, Bại sử (4), như Ngụy lược, Tể xuân thu, Liệt dị truyện, Tinh dị truyện… Nếu việc gì không có điển cứ thì y theo lời của người thời bấy giờ kể, như Vương Đồng Nhân, Vương Huyền Sách, Uyển sư, Pháp Vân, tì nữ của Thôi Nghĩa Khởi ( vì thấy không cần thiết nên người dịch lược bỏ những đoạn này).
      2. Bảo tồn được những văn hiến và sử liệu quí báu: về Phật điển, Pháp uyển trích dẫn văn của năm mươi hai loại kinh sách đã thất lạc mà từ lúc soạn Khai Nguyên Thích giáo lục đến nay chưa tìm thấy, như kinh Thiện quyền, Quán Phật tam-muội, Tịnh độ tam-muội… cùng rất nhiều bản kinh thuộc loại Nghi ngụy (5) bị thất lạc. Về ngoại thư thì dẫn những đoạn văn trong Minh tường kỉ, Trung Thiên Trúc hành kỉ của Vương Huyền Sách… nay đã thất truyền. Pháp uyển châu lâm, “Pháp uyển” tức sự hội tụ Phật pháp* “châu” là báu vật, dụ cho giáo pháp Phật-đà quí giá và dung thông vô ngại; “lâm” nghĩa là nhóm họp. Như vậy Pháp uyển châu lâm là một bộ sách trọng yếu, gom tập tất cả những giáo nghĩa tinh hoa của Phật pháp. Bộ sách này có đầy đủ tính chất của một bộ Bách khoa toàn thư Phật giáo. Toàn sách gồm một trăm chương, từ chương Kiếp lượng đến chương Truyện kí. Tùy theo nội dung, đặc tính của mỗi chương mà phân chia thành sáu trăm sáu mươi tám bộ. Trong mỗi chương hoặc bộ, ngoài việc dẫn dụng ba tạng, truyện kí, còn có riêng phần Cảm ứng. Phần này trích dẫn người, vật, sự việc trong một trăm tám mươi bảy bộ sách nội ngoại giáo để minh chứng. Trong đó bao gồm các sách về sử kí, bút kí, Chư tử (6), chường cố (7), tiểu thuyết… Đặc biệt, những dẫn chứng đều chú trọng đến xuất xứ, nếu là sự việc đương thời thì mỗi mỗi đều ghi là do người nào ở đâu kể lại. (Về phần này, khi gặp những chương dài, mà trong đó có nhiều nội dung khác nhau, Ban dịch thuật mạo muội chia thành một hoặc hai bộ loại, hoặc chia ra thành nhiều mục nhỏ. Do đó so với nguyên bản có thể hơn sáu trăm sáu mươi tám bộ loại). Vì sách trích dẫn rất nhiều nội ngoại điển, lại được sắp xếp có hệ thống, tùy theo nội dung mà phân ra chương mục riêng biệt, nên rất dễ dàng tra cứu và xem đọc, không thể thiếu đối với hành giả nghiên cứu tu tập. Hơn nữa, những đoạn kinh văn dẫn dụng không phải sao chép nguyên bản mà trích chọn những yếu nghĩa liên quan đến đề tài muốn nói. Đây thật một bộ sách cực kì quí báu trong kho tàng văn hiến Phật giáo.


Tiện đây, Ban dịch thuật xin lược nêu đại ý mỗi chương.
   1. Chương Kiếp lượng: Nội dung nói về bốn giai đoạn: Thành, trụ, hoại, không của quá trình thế giới từ hình thành đến hoại diệt. Trong đó đặc biệt nêu ra hai tai kiếp là đại và tiểu tam tai. Đây chính là thuyết về chu kì lịch sử thế giới của Phật giáo.



  1. Chương Tam giới: Nội dung nói về việc thế giới được hình thành bởi ba cõi Dục, Sắc và Vô sắc. Trung tâm của thế giới là núi Tu-di, chung quanh là biển lớn, trong biển có bốn châu lớn. Từ lưng chừng núi Tu-di trở lên là trụ xứ của chư thiên. Đây là dạng thức kết cấu của vũ trụ theo thuyết của Phật giáo. Nội dung chương này còn nói về các hình thái thụ sinh, trụ xứ lớn nhỏ, thân lượng, thọ mạng cho đến việc kết hôn, sống chung và phương thức sinh hoạt của tất cả các loài chúng sinh.

  2. Chương Nhật nguyệt: Nội dung chương này nói về sự vận hành của mặt trời, mặt trăng và các vì sao, nguyên nhân phát sinh mây mưa, sấm chớp. Đây cũng là quan niệm về thiên văn của Phật giáo.

  3. Chương Sáu đường: Nội dung chương này nói về việc chúng sinh trong ba cõi do hành vi thiện ác khác nhau, mà chiêu cảm quả bảo sinh vào sáu đường: trời, người, a-tu-la, ngạ quỉ, súc sinh, địa ngục. Đây chính là quan niệm về hữu tình của Phật giáo.

  4. Chương Thiên Phật: Nội dung thuật về việc thành Phật, thuyết pháp, niết-bàn của các Đức Phật quá khứ cho đến Đức Phật Thích-ca Mâu-ni và tình hình các thánh đệ tử kết tập ba tạng.
    6. Chương Kinh Phật: Nội dung nói về tín ngưỡng A-di-đà và tín ngưỡng Di-lặc. Đồng thời dẫn chứng rộng các thí dụ trong kinh điển để nêu rõ điểm ưu việt của pháp môn Niệm Phật. Sau cùng là các câu chuyện cảm ứng.

  5. Chương Kính Pháp: Nội dung nói về công đức tụng kinh, giảng nghĩa, truyền bá Phật pháp.

  6. Chương Kính Tăng: Nội dung nói về công đức và phúc báo kính lễ chúng tăng.

  7. Chương Kính lễ: Nội dung nói về công đức lễ lạy mười phương và cách thức lễ lạy.

  8. Chương Phúc điền: Nội dung nói về công đức và lợi ích của việc bố thí cúng dường.

  9. Chương Quy y và thành tín: Nội dung nói về việc quy y Tam bảo, đó là phép tắc trọng yếu của tín ngưỡng Phật pháp.
    12. Chương Nam nữ thế gian: Nội dung nói về các hành vi buông lung thân tâm của nam nữ thế gian, như cậy thế hiếp người…
      13. Chương Nhập đạo: Nội dung nói về ý nghĩa và phép tắc cạo tóc xuất gia.

  10. Chương Tàm quý: Nội dung nói về tâm hổ thẹn là biểu hiện cho tính thiện của con người. Người có lòng hổ thẹn, không chi bản thân không tạo ác mà còn dạy người khác không tạo ác.

  11. Chương Khuyên dạy: Nội dung nói về những tội lỗi trong cuộc sống thế gian. Từ đó khuyên dạy mọi người siêng năng, dũng mãnh tu tập Phật pháp để có thể đạt được vô lượng phúc đức.
    16. Chương Nghe pháp và giảng pháp: Nội dung nói về nghi thức và ý nghĩa của việc thuyết pháp và nghe pháp.
    17. Chương Kiến giải: Nội dung nói về những sở trường khác nhau của các đệ tử ưu tú Đức Phật Thích-ca. Như A-na-luật đệ nhất về thiên nhãn…

  12. Chương Túc mạng: Nội dung nói về việc chúng sinh đều có khả năng nhớ lại các hành vi của đời trước.
    19. Chương Chí thành: Nội dung nói người có tâm chí thành cầu đạo, nhất định sẽ cảm ứng và đạt được đạo quả.
    20. Chương Thần dị: Nội dung nói thần thông linh dị, là công dụng trọng yếu trong quá trình truyền bá Phật pháp.
    21. Chương Cảm thông: Nội dung nói về các thánh tích Phật giáo mà ngài Huyền Trang đã gặp trong hành trình sang Ấn Độ thỉnh kinh.

  13. Chương Tam bảo trụ trì: Nội dung nói về đức hạnh và các điều kiện mà người truyền giáo và hộ pháp cần có.
    23. Chương Ẩn tích: Nội dung nói về các bậc cao sĩ ẩn giấu đức hạnh, sống đồng thế tục.

  14. Chương Yêu quái: Nội dung nói về các loại yêu mị, quỉ quái xúc phạm loài người.

  15. Chương Biến hóa: Nội dung nói về thần thông biến hóa.
    26. Chương Ngủ mộng: Nội dung nói về nguyên nhân ngủ mộng là do tâm thức phát động. Lại căn cứ vào trạng thái mà chia mộng thành bốn loại: Mộng do bốn đại không điều hòa, mộng do đã thấy từ trước, mộng do chư thiên gá vào, mộng do tưởng. Căn cứ vào đặc tính mà chìa mộng thành ba loại: Thiện, ác, vô kí.

  16. Chương Tạo phúc: Nội dung nói về các loại phúc như phúc tạo chùa tháp, khắc họa tượng Phật, cúng dường chúng tăng, trồng cây, tu sửa cầu cống, đắp đường đào giếng, cấp thuốc cho người bệnh, xây phòng ốc, nhà vệ sinh… Kế đó là nói về các vật dùng cho tắm Tăng và phòng tắm tốt.
    28. Chương Nhiếp niệm: Nội dung nói về các phương pháp chế ngự vọng niệm tán loạn.

  17. Chương Phát nguyện: Nội dung nói về việc lập thệ phát nguyện tu tập Phật đạo.

  18. Chương Pháp phục: Nội dung nói về công đức của ca-sa ý nghĩa tăng chúng đắp pháp phục.

  19. Chương Đốt đèn: Nội dung nói về ý nghĩa và công đức đốt đèn trước tượng Phật.

  20. Chương Treo tràng phan: Nội dung nói về ý nghĩa và công đức treo tràng phan trong chùa tháp.

  21. Chương Hương hoa: Nội dung nói về ý nghĩa và công đức đốt hương, cúng hoa trước Phật.

  22. Chương Tán tụng: Nội dung giới thiệu các loại hình và công đức tán tụng thù thắng của Phật giáo. Theo đó cũng nêu lên tình hình lưu truyền môn này.

  23. Chương Kính tháp: Nội dung nói về nguồn gốc, qui cách, ý nghĩa, tu sửa và quản lý tháp Phật.


36: Chương Già-lam: Nội dung nói về nguồn gốc của già-lam, nghi thức và qui củ vào chùa lễ lạy.



  1. Chương Xá-lợi: Nội dung nói về tình hình tám nước xây tháp tôn thờ xá-lợi Phật Thích-ca sau khi Ngài vào niết-bàn. Đồng thời cũng nói đến công đức cúng dường xá-lợi Phật.
    38. Chương Cúng dường: Nội dung nói về phúc đức cúng dường và các đối tượng cần cúng dường trong Phật giáo như Phật, Bồ-tát, A-la-hán, Tăng chúng, Cha mẹ, Thầy tổ…
    39. Chương Thụ thỉnh: Nội dung nói về phúc đức và lợi ích của việc thí chủ tổ chức trai hội cúng dường chư Tăng, những qui củ và nghi thức cụ thể khi chúng tăng thụ thực.
    40. Chương Luân vương: Nội dung nói về đức hạnh của các Chuyển luân vương như vua A-dục…

  2. Chương Quân thần: Nội dung nói tầm ảnh hưởng của việc quốc vương và đại thần hộ trì Phật pháp và đức hạnh phải có của các vị này.

  3. Chương Nghe lời khuyên can: Nội dung nói về việc quốc vương cai trị, hành giả tu đạo cần phải nghe những lời khuyên can bổ ích, để tránh những sai lầm đáng tiếc.

  4. Chương Suy xét kĩ: Nội dung nói về việc làm người ở đời nên dùng trí tuệ để suy xét, phân biệt rõ chính tà, thiện ác.
    44. Chương Suy nghĩ thận trọng: Nội dung nói về việc làm người nên suy nghĩ thận trọng để phòng tránh lỗi lầm, lại cũng nên ít nói và bặt lo nghĩ.

  5. Chương Kiệm ước: Nội dung nói kiệm ước tri túc là căn bản của việc tu đạo.

  6. Chương Trừng phạt lỗi lầm: Nội dung nói về nghĩa “ý là gốc của nghiệp, thân miệng từ đây khởi”. Nếu người muốn ngăn chặn hành vi ác của thân, phòng ngừa lời ác của miệng thì trước phải làm trong sạch ý niệm.

  7. Chương Hòa thuận: Nội dung nói về người có tính tình nhu thuận thì bậc hiền kẻ ngu đều nương tựa, người có tính tham ác thì chúng bạn đều lánh xa.

  8. Chương Khuyên răn: Nội dung trình bày những điều liên quan đến việc dứt ác hành thiện.

  9. Chương Trung hiếu: Nội dung trích dẫn nhiều kinh luận để giải thích về ý nghĩa hiếu kính trong Phật giáo.
    50. Chương Bất hiếu: Nội dung nêu các quả báo do bất hiếu với cha mẹ, như đọa địa ngục…

  10. Chương Báo ân: Nội dung nói đệ tử Phật làm thế nào để báơ đáp ân sâu nghĩa nặng của cha mẹ và Như Lai.

  11. Chương Quên ân và trái ân: Nội dung nói các quả báo của hành vi bội ân.

  12. Chương Bạn tốt: Nội dung nói về việc kết giao với bạn tốt thì dần dần sẽ thành người hiền minh.

  13. Chương Bạn xấu: Nội dung nói về việc kết giao với người vô đức thì sẽ tổn hại mình và tổn hại người.

  14. Chương Chọn bạn: Nội dung dẫn chứng kinh luận để nói về việc chọn bạn kết giao, theo đó nên chọn bạn lành, xa lánh bạn xấu.

  15. Chương Quyến thuộc: Nội dung nói về tình thân quyến thuộc, ái ân vợ chồng là hư giả không chân thật và bền lâu.
    57. Chương So sánh hơn kém: Nội dung nói về nghiệp hạnh thiện ác chiêu cảm quả báo lên xuống sáu đường sai biệt.
    58. Chương Thông minh cơ trí: Nội dung luận thuật các cuộc tranh biện thông minh cơ trí của ngài Xá-lợi-phất, A-nan, Mã Minh, Long Thọ… với các ngoại đạo.

  16. Chương Ngu độn: Nội dung thuật lại các câu chuyện ngụ ngôn như kẻ ngu đánh rắn, đập ruồi, chữa mắt, chia y, ghét bóng…
    60. Chương Trá ngụy: Nội dung nói về các câu chuyện khinh khi, dối gạt của những kẻ trá ngụy.

  17. Chương Luời biếng: Nội dung trình bày các nhân duyên khiến người tu hành không thể đắc đạo.

  18. Chương Phá tà: Nội dung nửa chương trước trích dẫn những đoạn kinh luận liên quan đến phá tà, lấp bít các dị kiến. Nửa chương sau nói về sự tích Tăng chúng hộ giáo.

  19. Chương Phú quí: Nội dung nói đời trước hành thiện, hào phóng bố thí thì đời này giàu sang.

  20. Chương Bần tiện: Nội dung nói đời trước tạo ác, bỏn xẻn không thí xả thì đời này nghèo hèn.

  21. Chương Mắc nợ: Nội dung nói về lí nhân quả báo ứng như bóng theo hình, như mắc nợ thì phải trả. Dù mảy may cũng phải chịu quả báo.

  22. Chương Tranh tụng: Nội dung nói về đạo lí “dùng tranh cãi để dứt tranh cãi, thì tranh cãi không bao giờ dứt; dùng nhẫn dứt tranh cãi là pháp tối tôn”.

  23. Chương Mưu hại vàphỉ báng: Nội dung nói về các nhân duyên cố sự nguyền rủa và phỉ báng Thánh hiền. Đặc biệt chương này còn nêu lên mười nạn của Đức Phật Thích-ca.

  24. Chương Chú thuật: Nội dung nêu ra các bài thần chú trong kinh, phương pháp trì tụng các điều cần chú ý và các linh ứng thần diệu khi trì tụng thần chú.

  25. Chương Cúngtế: Nội dung nói về công đức dâng hoa quả thức ăn ngon cúng dường Phật, Tăng, phúc đức cúng tế quỷ thần.

  26. Chương Xem tướng: Nội dung trình bày tướng trạng của chúng sinh trong sáu đường. Nếu quan sát kỹ tướng ấy có thể biết được nghiệp nhân quá khứ.

  27. Chương Cầu mưa:Nội dung nói về cách thức cầu thỉnh rồng tuôn mưa, dứt mưa.

  28. Chương Vườncây: Nội dung nói về công đức cúng dường vườn cây ăn quả và rừng Trúc, nguồn gốc các loại hạt giống ở thế gian, các qui định rồng cây và chặt cây.

  29. Chương Săn bắn:Nội dung nói về quả báo của việc săn bắn sát sinh.

  30. Chương Từ bi: Nội dung nói về tinh thần “Cứu tế làm đầu, từ bi làm gốc” của Phật và Bồ-tát. Đồng thời cũng thuật rõ các hạnh Bồ-tát của Phật trong đời quá khứ.

  31. Chương Phóng sinh: Nội dung nói phóng sinh, không giết hại là hành vi nhân từ, cũng nói rõ những phúc báo của việc làm này.

  32. Chương Cứu nguy: Nội dung nói về công đức và ý nghĩa xả thân cứu nạn.

  33. Chương Oán khổ: Nội dung nói về các khổ nạn mà chúng sinh phải chịu.

  34. Chương Nghiệp nhân:Nội dung nói về các ý niệm và hành vi thiện ác của chúng sinh.

  35. Chương Thụ báo: Nội dung nói về việc chúng sinh do ba nghiệp thân miệng ý mà chiêu cảm các quả báo lành dữ.

  36. Chương Tội phúc: Nội dung nói về việc tạo tội và tu phúc của chúng sinh.

  37. 81. Chương Dục cái: Nội dung nói về năm dục: sắc, thanh, hương, vị, xúc; năm món ngăn che: Tham dục, sân khuế, thùy miên, điệu hối, nghi là mối nguy hại cho thân tâm hữu tình.

  38. Chương Bốn loài:Nói về bốn hình thái sinh của hữu tình: thai sinh, noãn sinh, thấp sinh và hóa sinh.

  39. Chương Mười kiết sử: Nội dung nêu lên năm độn sử và năm lợi sử là mười loại phiền não trói buộc chúng sinh.

  40. Chương Mười nghiệp ác: Nội dung nói mười nghiệp ác chính là mười hành vi tội khiến chúng sinh tự chuốc lấy ác báo, đắm chìm trong biển khổ.

  41. Chương Lục độ:Nội dung nói sáu độ là sáu phương thức tu hành giúp chúng sinh thoát luân hồi sinh tử, đạt đến Niết-bàn.

  42. Chương Sám hối: Nội dung nói về nghi thức, nội dung và phương pháp sám hối diệt tội.

  43. Chương Thụ giới: Nội dung nói về việc đệ tử Phật làm thế nào để thụ trì ba quy y, năm giới, tám giới, mười thiện, ba tụ tịnh.

  44. Chương Phá giới:Nội dung nói về đệ tử Phật bị quả báo rơi vào các đường ác do phạm giới và phá giới.

  45. Chương Thụ trai: Nội dung nói về các loại trai pháp, nghi thức và công đức trì trai.

  46. Chương Phá trai: Nội dung nói về thụ thực phi thời là phá trai. Phi thời thực là sau giờ Ngọ không được ăn.

  47. 91. Chương Thưởng phạt: Nội dung nói về việc thưởng thiện phạt ác không được sai lầm.

  48. Chương Lợi hại: Nội dung nói tài sắc, danh lợi như huyễn hóa, là nhân duyên chướng ngại việc tu đạo. Một khi đắm chìm vào đó, thì mai sau chịu tội không cùng.

  49. Chương Uống rượu và ăn thịt: Nội dung nói về những mối nguy hại của việc uống rượu và ăn thịt.

  50. Chương Uế trược: Nội dung dẫn chứng các đoạn kinh luận nói về những qui định trong sinh hoạt hằng ngày cho đệ tử Phật, như: không được uống rượu, ăn thịt, hành, hẹ, tỏi, ném, không được tùy tiện hắt hơi, đại tiểu tiện bừa bãi trên đất già-lam.

  51. Chương Bệnh khổ: Nội dung nói về nguyên nhân sinh bệnh, làm thế nào để chăm sóc người bệnh cho đến phương pháp chữa trị.

  52. Chương Xả thân: Nội dung nêu lên các phúc đức của hạnh xả thân cứu vật.

  53. Chương Tống chung: Nội dung nói về cách xử lí tử thi, nghi lễ ai điếu và các tướng trạng thần thức thụ sinh.

  54. Chương Pháp diệt: Nội dung nêu lên những sự suy đồi của Tăng đoàn và những nguy hại của xã hội sẽ xảy ra khi Phật pháp suy vi.

  55. Chương Tạp yếu: Nội dung nói về giáo pháp Tứ y, bốn quả vị của Thanh Văn thừa, bốn loại thức ăn duy trì sinh mạng hữu tình, phương pháp làm sạch miệng và lợi ích của việc này, khởi nguyên của việc hô chuông dứt khổ, oai nghi nhập chúng của tăng nhân, phương pháp xua đuổi các loài rắn rết, chim chuột…

  56. Chương Truyện kí: Nội dung nêu lên những câu chuyện lịch sử liên quan đến công tác phiên dịch kinh luận, các Đế vương tạo phúc và hộ trì Phật pháp.


Như vậy nội dung một trăm chương của Pháp uyển châu lâm đã bao quát tất cả giáo nghĩa cơ bản Phật giáo. Về hình thức, sách cũng đã phân chia, sắp xếp theo thứ tự từng bộ loại riêng biệt để giới thiệu đến người đọc về giáo lí và tri thức Phật giáo như: quan niệm về không gian và thời gian, quan niệm về vũ trụ và hữu tình, phương thức truyền giáo, nhân quả nghiệp lực, thiện ác báo ứng, việc tu tập và đức hạnh phải có của hai chúng tăng tục, phân loại Thánh phàm, giới luật và thiền quán, thần thông và chú ngữ, danh tướng pháp số, chùa tháp và pháp khí, âm nhạc và hình tượng, nghi lễ và phép tắc oai nghi, vệ sinh giữ gìn sức khóe… Nhưng quan trọng hơn, sách này đã luận bàn rộng đến những hiện tượng xã hội và quan niệm đúng sai về luân lí thế gian. Vì thế có thể nói đây là một bộ sách lớn gom tập tất cả tư tưởng xuất thế và nhập thế.


 


 



[1]
Kinh Triệu: Tức Kinh Triệu Doãn, một địa khu hành chính của kinh đô thời Hán, nay là vùng từ Tây An trở về đông đến huyện Hoa, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.


[2]Sấm thư: Những bộ sách ghi các lời dự đoán.


[3]Vĩ thư: Những loại sách mượn lời trong kinh điển Nho gia để nói về phù chú, bói toán.


[4]Bại sử: Loại sách ghi chép những truyền thuyết, những lời đồn đoán, những việc vụn vặt trong nhân gian, trái với chính sử.


[5]


[6]Chư tử:Tất cả những học giả của các học phái xuất hiện từ thời Tiền Trần đến đầu đời Hán, hoặc chỉ cho những trước tác của họ.


[7]Chưởng cố: Những thể chế, luật lệ xưa, hoặc chỉ cho chuyện xưa, hoặc sự thật lịch sử.


 


 


 


 


 


                      HƯƠNG HOA VƯỜN GIÁO PHÁP


                            (PHÁP UYỂN CHÂU LÂM)


Đời Đường, Triều nghị đại phu Lan đài thị lang Lý Nghiễm tự Trọng Tư người Lũng Tây, Trung Quốc soạn.


Sáu hào (1) vừa khởi, tám quẻ (2) liền thành; văn tự lập xong, phép tắc sáng tỏ; cho đến kinh điển Đạo gia, ngôn từ của vua chúa; sách vàng chữ ngọc (3), trăm nhà (4) trăm lối, vạn quyển vạn dòng; tuy nghĩa lí thật sâu xa, ngôn từ đúng phép tắc, nhưng bàn tâm luận tính chưa vượt thế gian, từ đầu đến cuối chưa đến chỗ xuất tục! Dù cũng có thuyết của Lão Tử, lời của Trang Chu, song ý kinh đều hoang đường, lời sách cũng quái đản, giống như chạm khắc trên băng tuyết không thành hình, khác gì viết vẽ vào hư không chẳng ra nét. Tất cả nếu tranh cạn sâu, so hơn kém với ý diệu của Phật kinh, lời mầu trong Phật điển bao gồm hai thừa rộng lớn, tám tạng (5) sâu xa, thì cũng như đống kiến đùn thấp bé so với hai ngọn Tung, Hoa cao vút; hoặc tựa vũng chân trâu cạn hẹp sánh với đôi dòng Giang Hán (6) rộng dài. Kinh Phật, dù nghĩa rõ ràng, hay phép tắc sâu kín, hoặc là cửa giải thoát, hay là vườn tổng trì (7), quá khứ vị lai đều phù hợp chân như, tâm đầu tâm cuối đều trở về chính giác. Thế Tôn xuất thế đưa chúng sinh mê muội vượt biển tham dục, tình trần và tâm cấu cùng tiêu; dắt đứa con nghèo (8) vào ngôi từ thất (9) khiến hạt châu trong vạt áo và viên ngọc trên búi tóc cùng hiện. Đức Phật giáo hóa khắp hằng sa cõi, công đức trùm vi trần kiếp. Vĩ đại thay! Cao cả thay! Không lời nào ca tụng nổi! Từ triều Chu hiện điềm sao rụng như mưa (10), đến Hán đế mộng thấy người vàng (11), rồi Thái Âm sang Tây Vực, Trúc Pháp Lan vào Trung Hoa, thì lời từ kim khẩu, ý chỉ nơi đài báu (12) chép đầy trên giấy, truyền bá khắp nơi. Nhưng kinh quyển quá nhiều, chủng loại lại sâu rộng, nên thật khó thấu được thật tướng (13) chân nguyên. Đến đời Đại Đường ta định quốc, Thánh thượng trị vì thì Phật giáo hưng thịnh, tăng đồ đông đúc, việc truyền dạy, biên soạn phát triển khắp muôn nơi, lời kinh tiếng kệ râm ran chốn kinh kì; giáo pháp Phật được hoàng truyền mạnh mẽ, khó kể hết được. Bấy giờ, có pháp sư đại đức Đạo Thế tự Huyền Huy ở chùa Tây Minh là vị lãnh tụ Phật giáo, từ nhỏ đã mến đạo, lìa tục xuất gia, lòng từ nhuần khắp. Sau khi sư thụ giới cụ túc, giới phẩm tròn sáng, giữ nghiêm như chuyện ngỗng nuốt châu (14), thông hiểu luật nghi, lòng vui như người nhìn vào gương sáng; lại kính mộ Đại thừa, thông tỏ thật tướng. Vì biết sư học rộng tài cao, thái tử thỉnh sư trụ chùa Tây Minh. Tại đây, sư đọc hết năm bộ (15), xem trọn ba tạng giáo. Sư cho rằng kinh luật xưa nay trải qua nhiều đời được nhiều người biên soạn, tuy ý hay lời đẹp, song chưa có bộ nào ghi chép đầy đủ. Do đó, sư mới chọn lấy hoa quí trong vườn kinh văn, hút lấy hương chiêm-bặc (16) nơi nghĩa Đại thừa, ghi chép theo từng bộ loại, rồi biên tập thành sách, đặt tên là Pháp uyển châu lâm, gồm 100 thiên, đóng thành 10 tập. Sách này nghĩa rộng sâu, văn ngắn gọn, có thể bổ sung chỗ thiếu sót trong Bác yếu (17) của họ Ngu; lời giáo đã tuyên dương, ý đạo cũng sáng tỏ, có thể soi rõ Hoằng minh (18) của Tăng Hựu; lời văn diễm lệ, lí đạo rõ ràng, nêu hết chi thú tột cùng, gồm trọn pháp môn vi diệu. Nhưng văn dài dòng thì người ngán đọc, nghĩa sơ lược thì ít ai nghe. Thật tôi chẳng muốn đặt thêm lời hoa mĩ để chép ghi đầy trong pho quyển, bất đắc dĩ mới phải như vậy. Lời văn tuy nhiều, nhưng nếu xem đọc lâu ngày thì sẽ thấu chỗ trọng yếu. Sách này biên soạn xong vào tháng ba, năm Tổng Chương thứ nhất (668) triều Đại Đường, nhằm ngày ba mươi, luật Cô Tẩy, năm Mậu Thìn. Mong người nghiên tầm lời sâu xa lật sách này sẽ tìm được ngọc như ý, người tu theo chính pháp xem văn này sẽ nếm được vị cam lộ. Nếu giảng thuật sách này mà biết nghĩa vi diệu, xem đọc sách này mà thấy lí sâu mầu, thì hẳn người ấy sẽ rực sáng cùng mặt trời, tồn tại mãi với hư không.


 


1.                PHẦN MỤC LỤC – PHÁP UYỂN CHÂU LÂM – TẬP 1



  1. CHƯƠNG KIẾP LƯỢNG


Tiểu tam tai – Lời dẫn  – Tiểu tai dịch bệnh – Tiểu tai đao binh – Tiểu tai đói kém  – Nguyên nhân dẫn khởi  – Đối trị – Đại tam tai – Thời lượng – Thời tiết – Kiếp hoại  – Kiếp thành.


QUYỂN 2



  1. CHƯƠNG TAM GIỚI


Bốn châu – Lời dẫn – Giải thích tên gọi – Lượng của đại địa – Lượng của núi – Các khoảng cách – Cõi nước-con người-sàn vật – Chiều cao-tuổi thọ-y phục – Hơn kém – Chư thiên – Luận về giai vị – Giải thích tên gọi – Nghiệp nhân – Thụ sinh – Tứ thiên vương thụ sinh – Chư thiên cõi Đao-lợi thụ sinh – Khoảng cách các tầng trời.


QUYỂN 3


Thân lượng – Thân lượng chư thiên cõi Dục – Thân lượng chư thiên cõi Sắc – Y phục – Thọ lượng  – Thọ lượng chư thiên cõi Dục – Thọ mạng chư thiên cõi Sắc – Thọ mạng chư thiên cõi Vô sắc – Giải nghi – Trụ xứ  – Trụ xứ rộng hẹp – Trang hoàng trụ xứ  – Tâu trình – Sức thần thông  – Ánh sáng của thân – Mua bán-đổi chác – Hôn phối và sinh con – Thức ăn – thức uống  – Tùy tùng và vật cưỡi  – Quyến thuộc  – Sang hèn-giàu nghèo – Tống táng.


QUYỂN 4



  1. CHƯƠNG NHẬT NGUYỆT TINH TÚ


Lời đẫn  –  Tinh tú  – Nhật cung  – Nguyệt cung – Lạnh nóng – Chiếu dụng – Khuyết và tròn – Mây bay – Sấm sét – Chớp – Tuôn mưa – Không đúng thời – Động đất.


QUYỀN 5



  1. CHƯƠNG LỤC ĐẠO


Cõi trời – Lời dẫn – Giải thích danh từ Sáu thú – Thụ khổ – Những nỗi khổ ở cõi Sắc và Vô sắc – Nỗi khổ chư thiên cõi Dục – Hết phúc trời  – Tiểu ngũ suy – Đại ngũ suy – Cảm ứng – Đời Tấn. cư sĩ Sử Thế Quang – Đời Tấn, Thích Tuệ Ngôi – Đời Ngụy, Thích Đàm Loan  – Đời Tào Ngụy, cư sĩ Chuyên Huyền Siêu – Đời Lương, sa-môn Thích Tuệ Thiệu – Cõi người – Lời dẫn – Giải thích danh từ Nhân (loài người) – Trụ xứ – Nghiệp nhân – Sang hèn-Giàu nghèo – Thụ khổ – Cảm ứng  – A-tu-la – Lời dẫn – Giải thích từ A-tu-la – Trụ xứ  – Nghiệp nhân – Quyến thuộc – Y phục và thức ăn  – Chiến đấu – Cảm ứng.


QUYỂN 6


Quỉ thần – Lời dẫn – Giải thích danh từ quỷ – Trụ xứ của quỷ – Số lượng – Nghiệp nhân – Thân lượng-thọ mạng – Đẹp xấu-khổ vui-sang hèn – Nhà cửa – Cảm ứng  – Đời Tống, Tư Mã Văn Tuyên – Đời Tống, Vương Hồ – Đời Tống, Lí Đán – Đời Tống, Thượng thư tả bộc xạ Trịnh Tiên Chi – Đời Đường, Tuy Nhân Thiến – Yêu mị vùng Lâm Xuyên – Các quỉ thần trong nhân gian – Nam Dương, Tống Định Bá – Súc sinh – Lời dẫn – Giải thích danh từ Súc sinh  – Trụ xứ của súc sinh –  Thân lượng –  Thọ mạng và nghiệp nhân – Thụ báo –  Tu phúc – Khổ vui và ưa ghét – Cảm ứng  – Quỉ hiện dọa người – Gia quốc ở đất Thục  – Trị ô ở đất Việt – Quái của cây, đá  – Đời Tấn, loài Tê khuyển  – Tồ tiên của Man Di – Truyện trong Tây quốc kí của ngài Huyền Trang.


QUYỂN 7


Địa ngục – Lời dẫn – Giải thích danh từ Địa ngục – Thụ quả báo – Thời gian chịu tội – Vua quản ngục – Cung điện của vua Diêm-la – Nghiệp nhân – Khuyên răn – Cảm ứng – Đời Tấn, cư sĩ Triệu Thái – Đời Tấn, sa-môn Chi Pháp Hành – Nước Triệu, cư sĩ Thạch Trường Hòa – Uất khí – Suối nước nóng ở nước Thổ-Phồn – Đời Đường, Liễu Trí Cảm


QUYỂN 8



  1. CHƯƠNG THIÊN PHẬT


Thất Phật – Lời dẫn – Thời gian Phật xuất thế – Họ và tên – Giai cấp – Cội cây đắc đạo – Ánh sáng thân Phật  – Các hội thuyết pháp – Đệ tử  – Lâu mau – Nhân duyên – Lời dẫn – Dẫn chứng – Nghiệp nhân – Dòng họ


Lời dẫn – Họ vua – Dòng tộc – Cầu hôn – Giáng thai – Lời dẫn – Hiện tướng suy  – Quán xét căn cơ  – Hiện điềm lành – Giáng thai  – Giáo hóa


QUYỂN 9


Xuất thai – Lời dẫn – Đón hoàng hậu – Hiện điềm  – Gá thai – Chiêu cảm phúc báo – Hàng phục tà ma – Đồng ứng hiện sinh – So sánh và suy lường  – Nuôi dưỡng – Lời dẫn  – Nuôi dưỡng – Điềm lành  – Xem tướng – Lời dẫn – Ban lịnh xem tướng – Thể hiện lòng cung kính – Hiện tướng – Nghiệp nhân – Giống và khác – So sánh – Trăm phúc – Du học – Lời dẫn – Mời thầy dạy học – Đấu sức – So sánh


QUYỂN 10


Nạp phi – Lời dẫn – Quán đỉnh  – Cầu hôn – Nghi ngờ và phỉ báng – Nạn ở trong thai sáu năm – Thần dị – Nhàm chán khổ – Lời dẫn – Thăm đồng ruộng – Ra thành du ngoạn – Chán khổ – Xuất gia – Lời dẫn  – Lìa dục vọng – Cạo tóc – Y phục – Bảo Xa-nặc trở về  – Vua Tịnh Phạn ngăn thái từ xuất gia – Tóc Phật – Thời gian xuất gia – Hội thông


2.               Giới thiệu bộ "Pháp uyển châu lâm"


Pháp uyển châu lâm một trăm quyển do pháp sư Đạo Thế tự Huyền Uẩn soạn vào đời Đường, Trung Quốc, Thị lang Lí Nghiễm viết tựa. Sách đã được ban Dịch thuật Pháp Âm chuyển sang tiếng Việt và xuất bản vào năm 2011, gồm bảy tập. Trải qua bảy năm lưu thông, năm nay theo nhu cầu của người đọc, ban Dịch thuật đã cho tái bản có sửa chữa và gom lại thành 5 tập với khổ lớn hơn.



                          Bộ "Pháp uyển châu lâm"


 Theo các nhà nghiên cứu Phật học, bộ sách này có hai điểm đặc sắc:



  1. Ghi chép đầy đủ về người và vật.         

  2. Bảo tồn được những văn hiến và sử liệu quí báu.


Theo Lời tựa trong Pháp uyển châu lâm, “Pháp uyển” tức sự hội tụ Phật pháp; “châu” là báu vật, dụ cho giáo pháp Phật-đà quí giá và dung thông vô ngại; “lâm” nghĩa là nhóm họp. Như vậy Pháp uyển châu lâm là một bộ sách trọng yếu, gom tập tất cả những giáo nghĩa tinh hoa của Phật pháp. Bộ sách này có đầy đủ tính chất của một bộ Bách khoa toàn thư Phật giáo. Trong đó bao gồm các sách về sử kí, bút kí, chư tử, chưởng cố, tiểu thuyết…


Vì sách trích dẫn rất nhiều nội ngoại điển, lại được sắp xếp có hệ thống, tùy theo nội dung mà phân ra chương mục riêng biệt, nên rất dễ dàng tra cứu và xem đọc, không thể thiếu đối với hành giả nghiên cứu tu tập. Hơn nữa, những đoạn kinh văn dẫn dụng không phải sao chép nguyên bản mà trích chọn những yếu nghĩa liên quan đến đề tài muốn nói. Đây thật một bộ sách cực kì quí báu trong kho tàng văn hiến Phật giáo.


Xem thêm »

Các chương mới nhất

Danh sách chương

 Chương xem nhiều

Xem thêm
  • Lịch ngày kiêng cử các việc dâm bảo vệ thân mạng theo thọ khang bảo giám 8803
  • 如來讚歎品第六 3589
  • 閻羅王眾讚歎品第八 3358
  • 地獄名號品第五 3299
  • 閻浮眾生業感品第四 3263
  • 稱佛名號品第九 3256
  • 忉利天宮神通品第一 3250
  • 分身集會品第二 3244
  • 囑累人天品第十三 3235
  • 校量布施功德緣品第十 3230
  • 見聞利益品第十二 3203
  • 地神護法品第十一 3197
  • 利益存亡品第七 3176
  • 觀眾生業緣品第三 3168
  • 閻Diêm 浮Phù 眾Chúng 生Sanh 業Nghiệp 感Cảm 品Phẩm 第đệ 四tứ 2975
  • 校Giảo 量Lượng 布Bố 施Thí 功Công 德Đức 緣Duyên 品Phẩm 第đệ 十thập 2906
  • 觀Quán 眾Chúng 生Sanh 業Nghiệp 緣Duyên 品Phẩm 第đệ 三tam 2889
  • 地Địa 獄Ngục 名Danh 號Hiệu 品Phẩm 第đệ 五ngũ 2877
  • 利Lợi 益Ích 存Tồn 亡Vong 品Phẩm 第đệ 七thất 2851
  • 如Như 來Lai 讚Tán 歎Thán 品Phẩm 第đệ 六lục 2844

Kinh Sách dài tập

  • Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích 24th September 2021
  • Con Gái Đức Phật 28th March 2021
  • Truyện Tiền Thân Đức Phật Thích Ca (song ngữ) 24th March 2021
  • SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI 21st March 2021
  • TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM 21st March 2021
  • Liên Hoa Hóa Sanh - Pháp Sư Đạo Chứng 5th March 2021
  • Luân Lý Giáo Khoa Thư 30th October 2020
  • Quốc Văn Giáo Khoa Thư 30th October 2020
  • Kinh Bảo Khiếp Ấn Thần Chú về Bí Mật Toàn Thân Xá-lợi ở Trong Tâm của Tất Cả Như Lai 25th October 2020
  • Đại Cương Kinh Thủ Lăng Nghiêm 24th October 2020
  • Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú Giảng Lần Thứ 4 2014 MP3 (508 tập) – HT Tịnh Không 12th October 2020
  • Sách Giáo Dục Gia Đình Sách Bảo Thân Tiết Dục 9th October 2020
  • Sách Bảo Thân Tiết Dục Pháp Ngữ 9th October 2020
  • Nữ Đức Vi Yếu 7th October 2020
  • Lão Hòa Thượng Hải Hiền 112 tuổi tự tại Vãng Sinh 21st September 2020
  • Kinh Pháp Cú 1st September 2020
  • Chú Đại Bi 1st September 2020
  • Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh 3rd August 2020
  • Kinh Bản Nguyện của Bồ Tát Địa Tạng 2nd August 2020
  • 24 Tấm Gương Hiếu Thảo -二Nhị 十Thập 四Tứ 孝Hiếu 7th July 2020
  • Học Đạo Đức 5th July 2020
  • Sa Di Luật Nghi Yếu Lược giảng giải 28th June 2020
  • Sự Tích Đức Phật Thích Ca 13th February 2020
  • Truyện cổ Phật giáo 9th February 2020
  • Truyện thiếu nhi song ngữ 20th January 2020
  • Lòng thương yêu sự sống 12th January 2020
  • Tuyển tập các bài kinh sám 9th January 2020
  • Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh Giảng Ký 9th January 2020
  • Buddhist Stories Collection 13th August 2019
  • Amitabha-Recitation Leads to Rebirth in the Pure Land 7th April 2019
  • Chư Tổ Tịnh Độ Tông 1st April 2019
  • Vũ Trụ Và Sinh Mệnh Là Từ Đâu Đến - Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm 31st March 2019

Hồi hướng

Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,

Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,

may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,

the Land of Ultimate Bliss.

Ủng hộ/support us – bằng Paypal

Ủng hộ/support us – bằng Paypal

Hoà Thượng Tịnh Không Ân Sư

simple hit counter simple hit counter
Hoà Thượng Tịnh Không Ân Sư

Tất cả Danh mục

Thư Viện Download


  • Thư Viện Đại Tạng Kinh

  • Nghe Pháp Âm Mp3

  • Hoà Thượng Tịnh Không Nghe Hoà Thượng Tịnh Không

  • H.T Tuyên HóaNghe Hoà Thượng Tuyên Hóa

  • Ấn Quang Đại Sư Nghe Ấn Quang Đại Sư

  • Pháp Sư Ngộ ThôngNghe Pháp Sư Ngộ Thông

  • Nghe Kinh-Nikaya 1

  • Nghe Kinh-Nikaya 2

  • Xem Video Pháp Âm HD

  • Thư Viện Download

    Thư Viện DownloadThư Viện Download
    Thư Viện Tipitaka
    Flag Counter

    Menu

    • Hòa Thượng Tịnh Không
    • Đại Tạng Kinh
    • Pháp Âm - Kinh Sách - Tôn Giáo - Đạo Đức
    • Dharma
    • Kinh Sách ngắn
    • Danh Sách Pháp Âm trên NCT
    • Nhạc Niệm Phật
    • Kinh Tạng
    • Luận Tạng
    • Luật Tạng
    • Sách
    • Truyện Phật giáo
    • HT Thích Minh Châu
    • Video Pháp Âm HD
    • Giới thiệu về chư tổ Tịnh Độ Tông và các Cao Tăng Tịnh Độ
    • Thư viện Phật Pháp Hay
    • Chú Giải Kinh Vô Lượng Thọ
    • AMTB Singgapore
    • AMTB Đài Loan
    • Amitabha Buddha
    • AMTB HongKong
    • Lingyen Mountain Temple
    • Buddhist music
    • Dharma China
    • Kênh Chùa Khai Nguyên
    • Pháp Sư Tịnh Tông - 淨宗法師 - Dharma Master Jingzong
    • Bảo Vệ Động Vật - Dominionmovement
    • The Love of Life - Read by Venerable Wuling, mp3 audio
    • Home
    • Truyện Phật Giáo.com
    • Sutra
    • Sutra Longzang
    • Dharma Talk
    • Buddhist Stories Collection
    • Bộ Phật Quang Đại Từ điển
    • BẢN KINH CHỮ Tập T1 - Tập 9 A HÀM I-IX (pdf) mp3
    • BỘ BẢN DUYÊN 8 tập 10-17
    • BỘ BÁT NHÃ 16 tập 18-33
    • BỘ BẢO TÍCH 5 tập 42-46
    • BỘ ĐẠI TẬP 4 tập 50-53
    • BỘ HOA NGHIÊM 6 tập 36-41
    • BỘ PHÁP HOA 2 tập 34-35
    • Bộ NIẾT BÀN 3 tập 47-49
    • BỘ KINH TẬP 14 tập 54-69
    • MẬT TÔNG - KINH THỦ LĂNG NGHIÊM tập 70
    • Toàn bộ Tạng Luật hiển thị từ tập 71 đến tập 82
    • Toàn bộ Tạng Luận từ tập 83 Thích Kinh Luận đến tập 160 Luận Sớ
    • Sutra Collection
    • BẢN KINH CHỮ Tập T125 KINH SỚ 11(pdf) (Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Sớ)
    • Toàn bộ Tạng Tạp từ tập 161 Bộ Chư Tông 1 đến tập 202 Sự Vựng 8 Bên trái pdf (chữ) được chiết nhỏ tương ưng mp3
    • Thư Viện Download
    • MỤC LỤC TỤC TẠNG
    • Phiên Âm Đại Tạng Kinh
    • Phiên Âm Đại Tạng Kinh Chữ Vạn
    • Hiện Trạng Đại Tạng Kinh
    • Bộ Luận Tạng Tập 25 - Tập 32
    • Đại Tạng Kinh Linh Sơn Pháp Bảo
    • Sách Phật Học PDF
    • THƯ VIỆN THERAVĀDA
    • 英文典集列表
    • Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích, Con Gái Đức Phật, Truyện Tiền Thân Đức Phật Thích Ca (song ngữ), SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI, TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM, Liên Hoa Hóa Sanh - Pháp Sư Đạo Chứng, Luân Lý Giáo Khoa Thư, Quốc Văn Giáo Khoa Thư, Kinh Bảo Khiếp Ấn Thần Chú về Bí Mật Toàn Thân Xá-lợi ở Trong Tâm của Tất Cả Như Lai, Đại Cương Kinh Thủ Lăng Nghiêm,