• Danh sách
  • Thể loại
    • 5 Periods of Buddha’s teachings - Ngũ Thời Giáo
    • A Basic Buddhism Guide
    • Accounts of Request and Response
    • Activities
    • Agama - Thời Kỳ A Hàm
    • Ấn Quang Đại Sư
    • Avatamsaka Period - Thời Kỳ Hoa Nghiêm
    • Basic Teachings
    • Bộ A Hàm
    • Buddhist Education in China
    • Buddhist Scriptures
    • Buddhist Scriptures
    • Buddhist Studies
    • Buddhist Sutras
    • Cao Tăng Quảng Khâm
    • Changing Destiny
    • Chinaese
    • Chú Giải Kinh Vô Lượng Thọ
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 2
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 3
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 4
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 5
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 6
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 7
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 8
    • Chư Tổ - Cao Tăng
    • Chưa phân loại
    • Collected Talks
    • Contact
    • Cư Sĩ Lưu Tố Vân
    • Cultivation
    • Cultivation Hall
    • Cultivation Hall Rules
    • Curriculum
    • Daily Living
    • Dharma
    • Đại Đức Thích Đạo Thịnh
    • Đại sư Hành Sách
    • Đại sư Liên Trì
    • Đại sư Ngẫu Ích
    • Đại Tạng Kinh
    • Đệ Tử Quy
    • Đệ Tử Quy
    • Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện Kinh Giảng Ký
    • Đọc sách ngàn lần
    • EBook .Doc - .PDF
    • Essence of the Infinite Life Sutra
    • Eyewitness Accounts
    • Founder
    • Giảng Giải Kinh Sách
    • Giảng Kinh
    • Giảng Kinh Địa Tạng
    • Giảng Kinh Địa Tạng lần 1
    • Giảng Ý Nghĩa Pháp Hội Quán Âm TTHN
    • Glossary
    • Guidelines for Being a Good Person
    • Hán văn - 古文 - Cổ Văn
    • History and Culture
    • Hòa Thượng Diệu Liên
    • Hòa Thượng Thích Trí Tịnh
    • Hòa Thượng Tịnh Không
    • Hòa Thượng Tịnh Không Khai thị
    • Học Chữ Hán Việt
    • Học Tập Văn Hóa Truyền Thống
    • Indonesian Translation
    • Khoa Học
    • Kinh điển Bắc truyền
    • Kinh điển Hán tạng đã Việt dịch
    • Kinh điển Nam truyền
    • Kinh Tạng
    • Kinh Vô Lượng Thọ 1994
    • Kinh Vô Lượng Thọ lần 10
    • Kinh Vô Lượng Thọ lần 11
    • Lão pháp sư Thích Tịnh Không
    • Lão pháp sư Thích Tịnh Không
    • Learning
    • Lotus Nirvana - Thời Kỳ Pháp Hoa và Niết Bàn
    • Luận Tạng
    • Luật Tạng
    • Main
    • Main Thoughts
    • Mission
    • More...
    • Mr. Li Bingnan
    • Ms. Han Yin
    • Nghi Thức Tụng Niệm
    • Nhạc Niệm Phật
    • Nhạc Phật Giáo
    • Nhân Quả Báo Ứng
    • Online Study Guide
    • Phần mềm ứng dụng Phật Pháp
    • Pháp ngữ
    • Pháp Sư Ngộ Thông
    • Phật giáo nước ngoài
    • Phật Học Vấn Đáp
    • Phiên âm Hán Việt - 古Cổ 文Văn
    • Phim Phật Giáo
    • Phim Tài Liệu
    • PLLCA Library
    • Prajnã Period - Thời Kỳ Bát Nhã
    • Primary & Secondary
    • Professor Fang Dongmei
    • Pure Land Buddhism
    • Pure Land Organizations
    • Quốc tế
    • Resources
    • Retreat Application
    • Retreats
    • Sách
    • Sách nói Audio
    • Sách Văn Học PG
    • Six Harmonies
    • Six Paramitas
    • Stories
    • Sử Phật Giáo
    • Sutra Excerpts
    • Sutra Stories
    • Sutras Books
    • Symbolism
    • Tam tạng Kinh điển Sanskrit - PALI
    • Teachers
    • Teachings
    • Ten Attainments
    • Ten Great Vows
    • Ten Virtuous Karmas Sutra
    • Ten-recitation Method
    • Thái Thượng Cảm Ứng Thiên
    • The Buddhist World
    • The Supreme Buddha
    • Theo dấu chân Phật - Hành Hương Đất Phật
    • Thiên Hạ Phụ Tử
    • Three Conditions
    • Threefold Learning
    • Timelines
    • Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
    • Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014
    • Tịnh Tông Học Viện
    • Tổ Tịnh Độ Tông
    • Training in the Traditional Way
    • Training Procedure
    • Trần Đại Huệ
    • Trích Đoạn Khai Thị
    • Trích Yếu
    • Tripitaka - 大藏經
    • Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm
    • Truyện Phật giáo
    • Truyện thiếu nhi song ngữ
    • Truyện Tranh Phật Giáo
    • Tụng Kinh
    • Tuyên Hóa Thượng Nhân giảng thuật
    • Vaipulya Period - Thời Kỳ Phương Đẳng
    • Vấn Đáp Phật Pháp
    • Văn Học
    • Venerable Master Chin Kung: Books
    • Video
    • Video Pháp Âm
    • Visiting
    • Zhangjia Living Buddha
    • 中國 - Zhōngguó - Chinese
    • 人物故事 - Renwu - Câu Chuyện Nhân Vật
    • 佛教故事 - fojiaogushi
    • 佛经故事 - Fojing - Câu chuyện Phật
    • 古Cổ 文VănViệt
    • 哲理故事 - Zheli - Câu chuyện triết học
    • 漫畫 - Comics - Truyện tranh
    • 生活故事 - Shenghuo - Câu chuyện cuộc sống
  1. Trang chủ
  2. Kinh sách
  3. Sự Tích Đức Phật Thích Ca

  4. 2- Tuổi trưởng thành Siddhattha lập gia đình

Sự Tích Đức Phật Thích Ca

2- Tuổi trưởng thành Siddhattha lập gia đình

Chương trước
Chương tiếp

2- Tuổi trưởng thành Siddhattha lập gia đình[59]

 

          Khi Siddhattha được 16 tuổi, vua Suddhodana bàn tính với triều thần tìm người vợ tương lai cho Siddhattha, mong rằng với sự ràng buộc gia đình Siddhattha sẽ bỏ ý định xuất gia và sẽ trở thành một đại đế mang lại sự vẻ vang cho dòng họ Sākya. Các vị đại thần giới thiệu nhiều cô gái nhan sắc và đức hạnh, nhưng vua Suddhodana bảo :

– Siddhattha khó tính lắm ! Chúng ta phải hỏi trước xem Siddhattha thích có người vợ như thế nào.

Vâng lệnh vua, các vị đại thần liền đến gặp Siddhattha để hỏi ý kiến ngài về việc chọn lựa người vợ tương lai. Siddhattha đáp :

– Bảy ngày nữa tôi sẽ trả lời quý vị.

Rồi Siddhattha tự nghĩ :

– Ta đã biết rõ rằng vô số đau khổ đều do ham muốn, tham ái mà ra. Ái dục là nguồn gốc của đau khổ, xích mích, hung dữ, phiền muộn, là ly thuốc độc, là ngọn lửa, là lưỡi gươm hại người. Ta không cảm thấy sung sướng gì khi ở bên cạnh một người nữ. Tại sao ta lại không chọn lối sống yên tĩnh trong rừng ? Ở đó tâm ta sẽ được an nhàn, thảnh thơi trong cái vui thiền định.

Nhưng dưới áp lực gia đình và của mọi người xung quanh, cuối cùng Siddhattha đành tùy thuận theo truyền thống gia đình và gác lại lý tưởng xuất gia. Siddhattha nhớ lại các vị Bồ tát trước kia cũng đều lập gia đình cả. Hoa sen thanh tịnh không thể lấm bùn nhơ. Đến kỳ hẹn, Siddhattha nói với các vị đại thần :

– Nếu phải lập gia đình thì tôi thích có người vợ đạo đức hơn là chỉ có sắc đẹp. Người đó phải dịu hiền, từ thiện, chân thật, không gian xảo và ganh tị, không thích se sua, rượu chè, cờ bạc và tiệc tùng. Người đó cũng phải là một cô dâu hiền, một bà chủ tốt với tôi tớ, không nề hà thức khuya dậy sớm. Người đó phải trẻ đẹp nhưng không tự cao.

Sau khi nghe các vị đại thần thuật lại lời Siddhattha, vua Suddhodana ra lệnh cho vị giáo sĩ Bà-la-môn trong triều :

– Này ông Bà-la-môn, ông hãy đi khắp thủ đô Kapilavatthu, vào từng nhà tìm những cô gái có những đặc điểm mà Siddhattha đã mô tả, dù là con nhà quý tộc, hay Bà-la-môn, hay thương gia, hay nông dân cũng được. Vì Siddhattha chỉ chú trọng đến đức hạnh chứ không phân biệt giai cấp. Ông báo cho ta biết tất cả những cô gái đó.

Chẳng bao lâu, ông Bà-la-môn về báo cáo với vua về những cô gái ông đã chọn cho Siddhattha. Trong số đó ông chú ý đặc biệt đến Gopā Yasodharā (Da Du Đà La) còn có tên khác là Bhaddakaccānā, cùng tuổi với Siddhattha, con vua Suppabuddha (Thiện Giác) xứ Koliyā, là người có đầy đủ nhất những đặc điểm mà Siddhattha đã nêu ra. Nhà vua liền cho tổ chức một đại lễ phát quà cho những cô gái nói trên. Trong buổi lễ, từng cô gái trẻ đẹp bước đến nhận một món nữ trang quý giá do chính tay Siddhattha trao cho. Nhưng Siddhattha vẫn thản nhiên, không tỏ ra chú ý đến cô nào cả. Cuối cùng Yasodharā bước đến vái chào, đôi mắt tròn sáng, vui vẻ, diệu hiền nhìn thẳng vào mặt Siddhattha làm chàng hơi lúng túng vì không còn món nữ trang nào để tặng cho cô. Yasodharā mỉm cười nói :

– Thưa Thái tử, hình như tôi có lỗi gì nên ngài không muốn tặng quà cho tôi phải chăng ?

– Thưa cô, không phải vậy, chỉ tại cô đến sau cùng đó thôi. Vậy cô hãy nhận món quà này.

Nói xong, Siddhattha cởi chiếc nhẫn trong tay mình ra, trao cho Yasodharā. Nhưng Yasodharā cười nói :

– Tôi không dám nhận chiếc nhẫn riêng của Thái tử đang dùng đâu ?

– Cô cứ nhận đi, đây là món quà mọn của tôi tặng cô mà !

– Tôi không dám ! Tôi đến đây không phải để lấy món trang sức của Thái tử mà chính là để làm món trang sức cho Thái tử.

Nói xong, Yasodharā mỉm cười và rút lui. Siddhattha thừ người nhìn theo.

Các vị đại thần đều cho rằng Siddhattha đã chú ý đặc biệt đến Yasodharā. Vua Suddhodana liền cử sứ thần đến thủ đô Devadaha xứ Koliyā xin cầu hôn công chúa Yasodharā cho thái tử Siddhattha. Nhưng vua Suppabuddha gạt ngang, cho rằng chưa ai thấy Siddhattha có tài cán gì về võ thuật. Vua Suddhodana rất phiền muộn vì bị mất thể diện. Để an ủi cha, Siddhattha vén màn bí mật cho cha biết tuy chưa bao giờ biểu diễn võ thuật, chàng có thể tranh tài với bất cứ ai. Yên chí, vua Suddhodana đề nghị với vua Suppabuddha tổ chức một cuộc tranh tài về võ thuật mà người thắng cuộc sẽ thành hôn với Yasodharā.

Cuộc tranh tài gồm ba bộ môn: đãu kiếm, bắn cung và đấu vật. Có cả thảy 500 thanh niên tham dự. Về đấu kiếm, chỉ có Devadatta đở được 5 chiêu của Siddhattha, Nanda đở được 3 chiêu, còn mấy người khác chỉ đở được 1 – 2 chiêu là cùng.

Về bắn cung thì có 3 tấm bia được dựng lên từ gần đến xa, mỗi người chỉ được bắn một mũi tên vào mỗi tấm bia. Nanda chỉ bắn được một mũi tên trúng vào tâm điểm bia gần nhất, còn hai mũi kia đều ra ngoài tâm điểm. Devadatta bắn được hai  mũi tên trúng vào tâm điểm bia thứ nhất và bia thứ nhì, mọi người hoan hô nhiệt liệt, nhưng đến mũi thứ ba thì ra ngoài tâm điểm. Những người khác thì cả 3 mũi tên đều sai tâm điểm. Đến phiên Siddhattha, ba lần giương cung, cung đều bị gãy. Siddhattha hỏi cha có cây cung nào khác chắc chắn hơn không. Vua Suddhodana bèn sai quân cận vệ vào đền thờ hoàng thượng Sīhahanu mang ra một cây cung thật to và nặng, không ai dùng nổi. Siddhattha giương cung một cách nhẹ nhàng, bắn cả 3 mũi tên đều trúng vào tâm điểm của 3 tấm bia. Toàn thể khán giả vỗ tay hoan hô nhiệt liệt. Mũi tên cuối cùng xuyên qua tấm bia gỗ, bay xa 10 câu-lô-xá[60] về hướng đông nam, khi rơi cắm sâu xuống đất làm thành một giếng nước gọi là Giếng Tên (Sarakupa), có tài liệu gọi là Suối Tên (Arrow Spring).

Đến phần đấu vật, không ai địch nổi Siddhattha. Devadatta 3 lần bị hạ lưng chấm đất. Sau cùng Siddhattha chấp cả 36 thanh niên vào ôm mình một lượt, chàng chuyển thần lực vung tay ra một cái, cả 36 người đều ngã lăn xuống đất. Devadatta tức giận vì ganh tị, bỏ về trước.

Vua Suddhodana rất vui mừng, phấn khởi, và cao hứng sai quân  hầu là Channa (Xa Nặc) dắt con ngựa chứng hung dữ Kanthaka (Kiền Trắc) ra cho mọi người cỡi thử. Vài thanh niên cỡi thử đều bị ngựa hất văng xuống đất. Siddhattha vuốt ve vỗ về con ngựa rồi nhẹ nhàng lên lưng ngựa, con ngựa đứng yên gục gậc đầu ra vẻ hài lòng. Siddhattha cho ngựa chạy ba vòng sân, rồi trở lại chào vua Suddhodana và vua Suppabuddha.

Để tôn vinh Siddhattha, vua Suddhodana lại sai Channa về triều dắt con voi trắng tốt đẹp nhất của mình ra cho Siddhattha cỡi về cung. Channa vừa dắt voi ra tới cổng thành thì gặp Devadatta vừa về đến nơi. Devadatta hỏi :

– Ngươi dắt voi đi đâu ?

– Thưa ngài, tôi dắt voi ra cho Thái tử cỡi về.

Đang cơn nóng giận, Devadatta, tay trái nắm lấy vòi voi, tay phải đấm mạnh vào đầu voi. Con voi to lớn ngã gục chết liền, nằm chật cả cổng thành khiến người qua lại không được. Nanda tới sau, nắm vòi kéo voi ra khỏi cửa thành. Siddhattha đi trên chiến xa[61] lộng lẫy cũng vừa về đến nơi, thấy vậy lên tiếng trách Devadatta và khen ngợi Nanda, rồi bước xuống dùng thần lực nhấc voi lên ném ra xa một câu-lô-xá, khi voi rơi xuống làm lún đất thành một cái hố lớn, đến nay còn lưu truyền là Hố Voi (Hastigarta).

Lúc bấy giờ Siddhattha được 17 tuổi, lễ thành hôn với Yasodharā được tổ chức vô cùng long trọng. Sau lễ thành hôn là lễ tấn phong Hoàng tử Siddhattha làm Thái tử (Yuvarāja) kiêm Thống đốc vùng Kalishaka, lân cận thủ đô Kapilavatthu. Nhưng một thời gian sau, nhận thấy Yasodharā không đủ sức quyến rũ làm cho Siddhattha bỏ ý định xuất gia, vua Suddhodana lại kén thêm cho thái tử hai bà thứ phi nữa là Gopikā (Cù Di) và Migāranikā (Lộc Dã), ngoài ra còn các thế nữ không kể. Nhà vua lại cho xây ba cung điện cho thái tử ở tùy theo thời tiết nóng, lạnh hay mưa.

Về cuộc đời nhung lụa ấy đức Phật đã kể lại như sau[62] :

“Đời sống của ta (lúc bấy giờ) thật là tế nhị, vô cùng tinh vi. Trong hoàng cung, chỗ ta ở, phụ hoàng có đào ao, xây những đầm sen. Khi sen xanh đua nhau khoe màu ở đây thì sen đỏ vươn mình phô sắc phía bên kia, và trong đầm bên cạnh sen trắng đua nhau khoe vẻ đẹp dưới ánh nắng ban mai. Trầm hương của ta dùng đều là loại thượng hảo hạng từ xứ Kāsi[63] đưa về. Khăn và xiêm áo của ta cũng may toàn bằng hàng lụa bậc nhất từ Kāsi chở đến.

“Ngày cũng như đêm, mỗi khi ta bước chân ra khỏi cung điện là có tàng lộng che sương đỡ nắng.

“Phụ hoàng cũng kiến tạo riêng cho ta ba tòa cung điện. Một để cho ta ở mùa lạnh, một mùa nóng và một mùa mưa. Trong suốt bốn tháng mưa ta lưu trú tại một biệt điện có đầy đủ tiện nghi, giữa những cung tần phi nữ. Cho đến hàng nô tỳ của phụ hoàng cũng được ăn sung mặc sướng chứ không phải như ở các nhà khác, gia đình chỉ được ăn cơm xấu và thức ăn cũ”.

Vua Suddhodana làm đủ mọi cách để ngăn cản việc xuất gia của thái tử. Vừa tổ chức các trò chơi, ca, vũ, nhạc, kịch trong cung nội, vừa tổ chức các cuộc bố thí, phóng sinh, khuyên dân tu thiện, vừa bố trí không cho thái tử ra khỏi thành nhìn thấy cảnh dân đói khổ, già, bệnh, chết. Thái tử Siddhattha ở trong hoàng cung vui thú với năm cảnh dục lạc[64] thế gian ròng rã mười năm.

 

 

 


Chương trước Chương tiếp
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.

Bài mới

  • Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích
  • Con Gái Đức Phật
  • Truyện Tiền Thân Đức Phật Thích Ca (song ngữ)
  • SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI
  • TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM

Meta

  • Log in
  • Entries feed
  • Comments feed
  • WordPress.org
  • Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích, Con Gái Đức Phật, Truyện Tiền Thân Đức Phật Thích Ca (song ngữ), SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI, TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM, Liên Hoa Hóa Sanh - Pháp Sư Đạo Chứng, Luân Lý Giáo Khoa Thư, Quốc Văn Giáo Khoa Thư, Kinh Bảo Khiếp Ấn Thần Chú về Bí Mật Toàn Thân Xá-lợi ở Trong Tâm của Tất Cả Như Lai, Đại Cương Kinh Thủ Lăng Nghiêm,