• Danh sách
  • Thể loại
    • 5 Periods of Buddha’s teachings - Ngũ Thời Giáo
    • A Basic Buddhism Guide
    • Accounts of Request and Response
    • Activities
    • Agama - Thời Kỳ A Hàm
    • Ấn Quang Đại Sư
    • Avatamsaka Period - Thời Kỳ Hoa Nghiêm
    • Basic Teachings
    • Bộ A Hàm
    • Buddhist Education in China
    • Buddhist Scriptures
    • Buddhist Scriptures
    • Buddhist Studies
    • Buddhist Sutras
    • Cao Tăng Quảng Khâm
    • Changing Destiny
    • Chinaese
    • Chú Giải Kinh Vô Lượng Thọ
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 2
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 3
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 4
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 5
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 6
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 7
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 8
    • Chư Tổ - Cao Tăng
    • Chưa phân loại
    • Collected Talks
    • Contact
    • Cư Sĩ Lưu Tố Vân
    • Cultivation
    • Cultivation Hall
    • Cultivation Hall Rules
    • Curriculum
    • Daily Living
    • Dharma
    • Đại Đức Thích Đạo Thịnh
    • Đại sư Hành Sách
    • Đại sư Liên Trì
    • Đại sư Ngẫu Ích
    • Đại Tạng Kinh
    • Đệ Tử Quy
    • Đệ Tử Quy
    • Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện Kinh Giảng Ký
    • Đọc sách ngàn lần
    • EBook .Doc - .PDF
    • Essence of the Infinite Life Sutra
    • Eyewitness Accounts
    • Founder
    • Giảng Giải Kinh Sách
    • Giảng Kinh
    • Giảng Kinh Địa Tạng
    • Giảng Kinh Địa Tạng lần 1
    • Giảng Ý Nghĩa Pháp Hội Quán Âm TTHN
    • Glossary
    • Guidelines for Being a Good Person
    • Hán văn - 古文 - Cổ Văn
    • History and Culture
    • Hòa Thượng Diệu Liên
    • Hòa Thượng Thích Trí Tịnh
    • Hòa Thượng Tịnh Không
    • Hòa Thượng Tịnh Không Khai thị
    • Học Chữ Hán Việt
    • Học Tập Văn Hóa Truyền Thống
    • Indonesian Translation
    • Khoa Học
    • Kinh điển Bắc truyền
    • Kinh điển Hán tạng đã Việt dịch
    • Kinh điển Nam truyền
    • Kinh Tạng
    • Kinh Vô Lượng Thọ 1994
    • Kinh Vô Lượng Thọ lần 10
    • Kinh Vô Lượng Thọ lần 11
    • Lão pháp sư Thích Tịnh Không
    • Lão pháp sư Thích Tịnh Không
    • Learning
    • Lotus Nirvana - Thời Kỳ Pháp Hoa và Niết Bàn
    • Luận Tạng
    • Luật Tạng
    • Main
    • Main Thoughts
    • Mission
    • More...
    • Mr. Li Bingnan
    • Ms. Han Yin
    • Nghi Thức Tụng Niệm
    • Nhạc Niệm Phật
    • Nhạc Phật Giáo
    • Nhân Quả Báo Ứng
    • Online Study Guide
    • Phần mềm ứng dụng Phật Pháp
    • Pháp ngữ
    • Pháp Sư Ngộ Thông
    • Phật giáo nước ngoài
    • Phật Học Vấn Đáp
    • Phiên âm Hán Việt - 古Cổ 文Văn
    • Phim Phật Giáo
    • Phim Tài Liệu
    • PLLCA Library
    • Prajnã Period - Thời Kỳ Bát Nhã
    • Primary & Secondary
    • Professor Fang Dongmei
    • Pure Land Buddhism
    • Pure Land Organizations
    • Quốc tế
    • Resources
    • Retreat Application
    • Retreats
    • Sách
    • Sách nói Audio
    • Sách Văn Học PG
    • Six Harmonies
    • Six Paramitas
    • Stories
    • Sử Phật Giáo
    • Sutra Excerpts
    • Sutra Stories
    • Sutras Books
    • Symbolism
    • Tam tạng Kinh điển Sanskrit - PALI
    • Teachers
    • Teachings
    • Ten Attainments
    • Ten Great Vows
    • Ten Virtuous Karmas Sutra
    • Ten-recitation Method
    • Thái Thượng Cảm Ứng Thiên
    • The Buddhist World
    • The Supreme Buddha
    • Theo dấu chân Phật - Hành Hương Đất Phật
    • Thiên Hạ Phụ Tử
    • Three Conditions
    • Threefold Learning
    • Timelines
    • Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
    • Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014
    • Tịnh Tông Học Viện
    • Tổ Tịnh Độ Tông
    • Training in the Traditional Way
    • Training Procedure
    • Trần Đại Huệ
    • Trích Đoạn Khai Thị
    • Trích Yếu
    • Tripitaka - 大藏經
    • Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm
    • Truyện Phật giáo
    • Truyện thiếu nhi song ngữ
    • Truyện Tranh Phật Giáo
    • Tụng Kinh
    • Tuyên Hóa Thượng Nhân giảng thuật
    • Vaipulya Period - Thời Kỳ Phương Đẳng
    • Vấn Đáp Phật Pháp
    • Văn Học
    • Venerable Master Chin Kung: Books
    • Video
    • Video Pháp Âm
    • Visiting
    • Zhangjia Living Buddha
    • 中國 - Zhōngguó - Chinese
    • 人物故事 - Renwu - Câu Chuyện Nhân Vật
    • 佛教故事 - fojiaogushi
    • 佛经故事 - Fojing - Câu chuyện Phật
    • 古Cổ 文VănViệt
    • 哲理故事 - Zheli - Câu chuyện triết học
    • 漫畫 - Comics - Truyện tranh
    • 生活故事 - Shenghuo - Câu chuyện cuộc sống
  1. Trang chủ
  2. Kinh sách
  3. Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh Giảng Ký

  4. 6.5. Có bốn biện tài (thế trí biện tài) bị hết thảy chư Phật ngăn cấm

Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh Giảng Ký

6.5. Có bốn biện tài (thế trí biện tài) bị hết thảy chư Phật ngăn cấm

Chương trước
Chương tiếp

6.5. Có bốn biện tài (thế trí biện tài) bị hết thảy chư Phật ngăn cấm

          Chánh kinh:

          Di Lặc! Vân hà danh vi tứ chủng biện tài, nhất thiết chư Phật chi sở giá chỉ?

          彌勒。云何名為。四種辯才。一切諸佛。之所遮止。

          (Này Di Lặc! Thế nào gọi là bốn thứ biện tài bị hết thảy chư Phật ngăn cấm?)

          Đây là bốn thứ biện tài Phật chẳng hứa khả (chấp nhận), Phật quyết định chẳng tán thành. Bốn thứ biện tài này chẳng được chư Phật, Bồ Tát dùng đến, bốn thứ biện tài này tương phản khít khao với bốn thứ biện tài ở phần trước.

          Chánh kinh:

          Sở vị: phi lợi ích tương ứng, bất dữ lợi ích tương ứng.

          所謂非利益相應。不與利益相應。

          (Chính là: Tương ứng với không lợi ích, chẳng tương ứng với lợi ích).

          Điều thứ nhất, những điều kẻ ấy nói ra tuyệt đối chẳng có lợi ích gì. Chẳng có lợi ích gì mà sao lắm người tin tưởng đến thế? Vì sao có lắm người học theo kẻ ấy? Như tôi vừa mới nói đó, lợi ích đó rất nông cạn, rất ngắn ngủi (nói trên phương diện thời gian thì rất ngắn ngủi, tạm bợ), là lợi ích rất nhỏ, nhưng phải trả giá rất nhiều, đời sau quyết định chẳng được lợi ích, những đời sau đấy chẳng cần phải nói đến nữa. Đây là tương ứng với chẳng lợi ích, chẳng tương ứng với lợi ích. Điều thứ hai là:       

          Chánh kinh:

          Phi pháp tương ứng, bất dữ pháp tương ứng.

          非法相應。不與法相應。

          (Tương ứng phi pháp, chẳng tương ứng với pháp)

          Nhất định mâu thuẫn với lý luận, phương pháp, cảnh giới đức Phật đã nói, chẳng giống với điều đức Phật dạy. Điều thứ ba là:

          Chánh kinh:

          Phiền não tương ưng, bất dữ phiền não diệt tận tương ưng.

          煩惱相應。不與煩惱滅盡相應。

          (Tương ứng phiền não, chẳng tương ứng với diệt sạch phiền não)

          Nếu quý vị chẳng nghiên cứu Phật pháp sâu xa, quý vị sẽ chẳng biết là kẻ ấy có giảng đúng pháp hay không. Ở đây, ta có thể kiểm nghiệm điều này rất dễ dàng. Quý vị tu học theo kẻ ấy thấy nhiều phiền não hơn thì là “phiền não tương ứng”. Những điều kẻ ấy đề xướng là tăng trưởng tham, sân, si, mạn, nghi, chẳng phải là đoạn trừ tham, sân, si, mạn, nghi. Dẫu cho kẻ ấy nói nghe rất hay là: “Chúng ta sẽ ở trong phiền não mà đoạn được phiền não”, quý vị có đoạn được phiền não hay không? Trong phần sau, Di Lặc Bồ Tát có nêu câu hỏi về vấn đề này. Bởi lẽ, khi đức Phật dạy các Pháp Thân đại sĩ đại Bồ Tát những lời nào đều bị những kẻ ấy đều học theo, học xong rồi bèn giả mạo Phật pháp, dối gạt chúng sanh, quý vị học theo kẻ ấy thì phiền não ngày càng tăng trưởng, tâm quý vị chẳng thể thanh tịnh nổi! Cho nên, kẻ ấy “chẳng tương ứng với diệt hết phiền não” vậy! Điều thứ tư là:    

Chánh kinh:

          Sanh tử tương ứng, bất dữ Niết Bàn công đức tương ứng.

          生死相應。不與涅槃功德相應。

          (Tương ứng với sanh tử, chẳng tương ứng với công đức Niết Bàn).

          Kẻ ấy cùng quý vị tương ứng với sanh tử, đời sau vẫn phải tiếp tục luân hồi chẳng dứt. Đấy chẳng phải là điều Phật nói. Phải nhớ kỹ điều này nhé! Có pháp sư chẳng những dạy tín đồ như thế, mà chính pháp sư ấy cũng phát nguyện như thế này: Chẳng cầu liễu sanh tử, chẳng cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Họ cầu điều gì? Họ muốn đời đời kiếp kiếp làm pháp sư. Họ đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn mà! Chúng sanh trong thế gian này quá khổ nên họ chuyển sanh sang đời sau vẫn muốn sẽ là pháp sư.

Nói nghe rất hay, nhưng đời sau quý vị có làm nổi thân người hay không? Nếu chẳng được thân người cũng tốt thôi, cứ cho là quý vị vẫn làm pháp sư đi! Sẽ làm pháp sư trong đường súc sanh, làm pháp sư trong đường ngạ quỷ, trong địa ngục không có pháp sư, rốt cuộc quý vị vào đường nào đây? Nhất định đó chẳng phải là điều đức Phật nói. Khởi tâm động niệm như vậy, quyết định chẳng phải là đệ tử Phật, hoàn toàn trái nghịch lời Phật răn dạy.

          Chánh kinh:

          Di Lặc! Thị vi nhất thiết chư Phật chi sở giá chỉ tứ chủng biện tài.

彌勒。是為一切諸佛。之所遮止。四種辯才。

          (Này Di Lặc! Đấy là bốn thứ biện tài bị hết thảy chư Phật ngăn cấm)

          Bốn thứ biện tài vừa nói trên hoàn toàn bị Phật cấm chỉ, tuyệt đối chẳng phải là pháp Phật nói, cũng tuyệt đối chẳng phải là điều đệ tử Phật nói. Dưới đây, Di Lặc Bồ Tát thay chúng ta nêu lên một nghi vấn, chúng ta phải chú ý lắng nghe.

          Chánh kinh:

          Nhĩ thời Di Lặc Bồ Tát bạch Phật ngôn:

          – Thế Tôn! Như Phật sở thuyết, nhược hữu biện tài tăng trưởng sanh tử, phi chư Như Lai chi sở tuyên thuyết.

          爾時彌勒菩薩。白佛言。世尊。如佛所說。若有辯才增長生死。非諸如來之所宣說。

          (Lúc bấy giờ, Di Lặc Bồ Tát bạch Phật rằng:

          – Bạch đức Thế Tôn! Như Phật đã nói: Nếu có biện tài nào tăng trưởng sanh tử thì nó chẳng phải là điều được các Như Lai tuyên nói)    

          Quý vị xem đó: Đức Phật dạy bốn câu, mà Di Lặc Bồ Tát chỉ lấy một câu để hỏi là vì câu này rõ rệt, dễ kiểm nghiệm nhất.

          Chánh kinh:

          Vân hà Thế Tôn thuyết chư phiền não năng vi Bồ Tát lợi ích chi sự? Hựu phục xưng tán nhiếp thủ sanh tử, nhi năng viên mãn Bồ Đề phần pháp?Như thị đẳng biện, khởi phi Như Lai chi sở tuyên thuyết da?

          云何世尊。說諸煩惱。能為菩薩利益之事。又復稱贊攝取生死。而能圓滿菩提分法。如是等辯。豈非如來之所說耶。

          (Vì sao đức Thế Tôn nói các phiền não có thể biến thành những điều lợi ích cho Bồ Tát? Vì sao lại khen ngợi “nhiếp thủ sanh tử bèn có thể viên mãn pháp Bồ Đề phần?” Những câu nói như vậy há có phải là do đức Như Lai tuyên thuyết hay chăng?)

          Câu hỏi này rất hay, tựa hồ những điều đức Phật vừa giảng ở trên hoàn toàn tự mâu thuẫn! Ý nghĩa của câu hỏi này là: Chúng ta thường nghe nói “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”. Do phiền não tức là Bồ Đề nên chẳng cần phải đoạn phiền não, vì phiền não đã là Bồ Đề rồi mà! Sanh tử tức là Niết Bàn nên đâu cần phải liễu sanh tử. Những câu nói ấy có phải do đức Phật nói ra hay không? Đích thật đức Phật đã nói như thế! Nhưng quý vị phải hiểu: Đức Phật chẳng nói những điều ấy với kẻ sơ học! Đức Phật nói những điều ấy với ai? Nói với hàng Pháp Thân đại sĩ.

Quý vị hãy thử hỏi mình có phải là Pháp Thân đại sĩ hay không? Pháp Thân đại sĩ là bậc đã đoạn sạch Kiến Tư phiền não, đoạn sạch Trần Sa phiền não, phá một phẩm vô minh, chứng một phần Pháp Thân. Với người như vậy, đức Phật mới dạy “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”. Có lẽ quý vị đã từng nghe nói “nhập bất nhị pháp môn”. Đấy chẳng phải là cảnh giới của hàng sơ học, mà là cảnh giới của ai? Tối thiểu phải là hạng như Lục Tổ Huệ Năng đại sư bên Thiền tông, đức Phật mới nói pháp như thế, đó gọi là “pháp bất nhị”.

Nếu quý vị dùng cách thức này để nhận định lời đối đáp giữa Lục Tổ và Ấn Tông trong Pháp Bảo Đàn Kinh, quý vị sẽ thấy rất rõ. Hai người họ gặp nhau lần đầu ở chỗ hiện nay là chùa Quang Hiếu ở Quảng Châu, vừa nêu lên chuyện gió động hay phan động, ngài Ấn Tông liền biết Tổ là truyền nhân của Ngũ Tổ đại sư, đối với Tổ bèn hết sức cung kính, lễ độ, thỉnh giáo Tổ:

          – Ngài ở Hoàng Mai thường nghe Ngũ Tổ khai thị, Ngũ Tổ có giảng Thiền Định, giải thoát hay chăng? Ngài giảng như thế nào?

          Huệ Năng đại sư chẳng đáp trực tiếp, Ngài chỉ nói:

          – Thiền Định, giải thoát là hai pháp. Phật pháp là pháp bất nhị. Hai pháp chẳng phải là Phật pháp, vậy thì thầy muốn gì?

          Sanh tử và Niết Bàn là hai pháp. Hai pháp chẳng phải là Phật pháp. Phật pháp là pháp bất nhị. Phiền não và Bồ Đề cũng là hai pháp, hai pháp chẳng phải là Phật pháp. Đấy là nói với  Pháp Thân đại sĩ, chẳng phải nói với những người bình phàm. Chúng ta là phàm phu nghiệp chướng, phiền não sâu nặng, làm sao có thể học đòi các vị ấy cho được? Phật chẳng hề nói sai, chỉ vì chúng ta chẳng hiểu ý Phật, chẳng rõ ý Phật. Ở đây, Di Lặc Bồ Tát nêu lên một câu hỏi hết sức quan trọng để chúng ta chẳng bị mê hoặc bởi những tà sư trong thời kỳ Mạt Pháp.

Lúc tôi còn đang học Phật, xuất gia hai năm rồi mới thọ giới. Thọ giới xong, tôi ở tại chùa Hương Vân tại Đại Khê. Lúc ấy, chùa Hương Vân hoang tàn đổ nát, chẳng giống như bây giờ, hiện thời chùa rất đẹp đẽ. Không ai quản lý ngôi chùa hư nát, tôi bèn trụ tại đó, cuộc sống vô cùng gian khổ! Tôi giảng kinh tại miếu Quan Đế ở Đại Khê. Mỗi tuần giảng hai lượt, nhận lấy chút cúng dường để duy trì cuộc sống. Lúc ấy, trong chùa có năm người sống. Ở Đại Khê có chùa Trai Minh, Khuyết Thượng Sư truyền Mật Pháp ở đây, phái người tới báo tin với chúng tôi, hy vọng năm người bọn tôi sẽ đến lễ ông ta làm thầy, theo ông ta học Mật. Ông ta đề ra một điều kiện: Chu cấp mỗi người trong bọn tôi ba trăm đồng tiền chi dụng hằng tháng. Lúc ấy, Trụ Trì lão hòa thượng (ngài đã mất rồi) nghe nói vậy rất mừng: “Chúng ta mỗi tháng có một ngàn năm trăm đồng thu nhập”. Lúc đó, một ngàn năm trăm đồng có giá lắm nghe!

Sự việc này xảy ra chừng ba mươi năm trước. Hòa Thượng bèn gọi mấy người chúng tôi lại, nói Thượng Sư có hảo ý như thế đó, muốn thâu thập bọn tôi. Tôi nghe xong, trước đây vốn rất tôn kính vị Thượng Sư ấy, nay vì cử chỉ này, tâm tôi hết còn tôn kính Thượng Sư nữa. Vì thế, tôi nói với mấy người trong miếu rằng: “Nếu như chúng ta đến bái ông ấy làm thầy, muốn theo ông ấy học pháp, ổng chỉ dùng một chân đá chúng ta văng ra, tôi sẽ phục lắm, ông ta thật sự là Thượng Sư. Nay tụi mình chẳng đến cầu ổng, ổng lại đem lợi nhử tụi mình, dụ dỗ tụi mình tới, mỗi người bọn ta chỉ đáng ba trăm đồng ư? Ba trăm đồng là tiền bán thân khuất mình đấy!” Từ đấy về sau mấy người đó chẳng dám nói gì nữa. Quý vị phải biết: Mật giáo là Phật pháp tối thượng thừa, chúng ta có tư cách để học Mật hay chăng? Chúng tôi đã tự vấn, mình chẳng hề có tư cách!

          Vị thầy dạy tôi học Phật đầu tiên là Chương Gia đại sư. Ngài là bậc đại đức trong Mật Tông; bởi thế tình hình trong Mật giáo tôi được biết khá nhiều. Phật giáo giống như nhà trường, Mật là viện nghiên cứu, là phân ban tiến sĩ. Chúng tôi thuộc trình độ nào? Chưa đạt trình độ tiểu học. Khuyết Thượng Sư cứ kêu chúng tôi học lớp tiến sĩ, đem học vị tiến sĩ cấp cho chúng tôi, thì đương nhiên là giả, chẳng phải thật rồi! Ông ta lừa dối ai còn được, chứ lừa dối tôi thì đừng hòng!

          Đoạn kinh trên đây là nói đến sự việc ấy. Trong xã hội ngày nay, có quá nhiều sự việc mê hoặc con người, chẳng hạn như “tức thân thành Phật” (thành Phật ngay trong thân này). Quý vị có thành Phật được hay chăng? Nói thật ra, tức thân đọa địa ngục thì có, chứ đâu có tức thân thành Phật! Cần phải biết Mật là gì? Mật là có thể thực hiện được tiêu chuẩn “vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng” đã dạy trong kinh Kim Cang thì mới có tư cách học. Phải như vậy mới có thể chẳng cần đoạn phiền não. Vì sao chẳng đoạn phiền não? Chẳng có phiền não ư? Vì sao chẳng cần? Bồ Đề cũng chẳng có chăng? Phiền não, Bồ Đề đều chẳng thể được! Nhập vào cảnh giới ấy, đâu có phải là cảnh giới của phàm phu bọn ta! Bởi thế, xác thực là quý vị đều phải đoạn trừ sạch vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì quý vị mới có tư cách học Mật. Nếu quý vị vẫn còn vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, quý vị còn chẳng đạt được lợi ích nơi Hiển Giáo, đối với Mật Giáo bất tất phải nói đến nữa!

          Mật Tông hay nói: “Chẳng học Mật chẳng thể thành Phật”. Câu nói này đúng hay sai? Đúng, chẳng sai tí nào! Mỗi cá nhân đều phải học Mật thì quý vị mới có thể thành Phật. Lúc nào mới học Mật được? Khi quý vị đã là Bát Địa Bồ Tát. Trong tương lai, khi quý vị chứng Bát Địa rồi, đức Phật bèn dạy quý vị pháp môn ấy, còn hiện tại quý vị là Bồ Tát thuộc địa nào? Bát Địa Bồ Tát gọi là Bất Động Địa, cho nên ngàn vạn phần đừng bị người khác lừa dối. Thầy tôi là Chương Gia Đại Sư rất tốt! Tôi theo học với Ngài ba năm, Ngài chẳng truyền Mật giáo cho tôi vì tôi chẳng có tư cách. Tôi là kẻ mới bắt đầu học. Ngài dạy tôi những gì? Ngài dạy tôi lấy Giới Luật làm nền tảng, Mật pháp kiến lập trên nền tảng Hiển Giáo. Hiển Giáo kiến lập trên nền tảng Giới Luật. Bởi thế, Ngài là một vị thầy giỏi thật sự, Ngài dạy cho tôi cơ sở. Hiện tại những kẻ vô trí bị lừa dối, bị mê hoặc chẳng biết là bao nhiêu? Vì thế, đoạn kinh văn này đặt ở đây thật là hay. Di Lặc Bồ Tát nêu ra câu hỏi rồi, quý vị hãy xem tiếp đức Thế Tôn dạy chúng ta như thế nào.

          Chánh kinh:

          Phật cáo Di Lặc Bồ Tát Ma Ha Tát ngôn:

          – Di Lặc! Ngã kim vấn nhữ, tùy nhữ ý đáp.

          佛告彌勒菩薩摩訶薩言。彌勒。我今問汝。隨汝意答。

          (Phật bảo Di Lặc Bồ Tát Ma Ha Tát rằng:

          – Này Di Lặc! Nay ta hỏi ông, ông tùy ý đáp).

          Phật hỏi ngược lại Di Lặc Bồ Tát, bảo rằng: “Ông cứ tùy ý mà trả lời”.

          Chánh kinh:

          Nhược hữu thuyết ngôn: Bồ Tát vị dục viên mãn thành tựu Bồ Đề phần cố, nhiếp thủ sanh tử, hựu phục thuyết ngôn: Dĩ chư phiền não vi lợi ích sự.

          若有說言。菩薩為欲圓滿成就菩提分故。攝取生死。又復說言。以諸煩惱為利益事。

          (Nếu có kẻ nói rằng: Bồ Tát vì muốn viên mãn thành tựu Bồ Đề phần nên nhiếp thủ sanh tử, lại có kẻ nói rằng: Lấy các phiền não để làm chuyện lợi ích).

          Trong Phật pháp xác thực là có dạy như vậy, nhưng câu tiếp theo đây mới là trọng yếu.          

Chánh kinh:

          Như thị thuyết giả, vi dữ lợi ích tương ứng? Phi lợi ích tương ứng? Vi dữ pháp tương ứng? Phi pháp tương ứng?

          如是說者。為與利益相應。非利益相應。為與法相應。非法相應。

          (Thì kẻ nói như vậy là tương ứng với lợi ích hay chẳng tương ứng với lợi ích? Là tương ứng với pháp hay chẳng tương ứng với pháp?)

          Hai câu hỏi này của đức Phật rất hay. Hai câu hỏi ấy như sau:

          – Tương ứng với lợi ích hay không?

          – Tương ứng với pháp hay không?

          Nếu tương ứng thì là Phật nói, nếu không tương ứng, sẽ chẳng phải là đức Phật nói.

          Chánh kinh:

          Di Lặc Bồ Tát bạch Phật ngôn:

          – Thế Tôn! Nhược chánh thuyết giả, tắc dữ nghĩa lợi tương ứng.

彌勒菩薩。白佛言。世尊。若正說者。則與義利相應。

          (Di Lặc Bồ Tát bạch Phật rằng:

          – Bạch Thế Tôn! Nếu là chánh thuyết thì sẽ tương ứng với nghĩa lợi)   

          Tức là tương ứng với lợi ích. “Nghĩa lợi” là lợi ích chánh đáng. Tương ứng với pháp thì có thể khiến cho pháp Bồ Đề phần được viên mãn. Điều này không sai! Đó là Pháp Thân đại sĩ đấy! Nói với họ như vậy thì là chánh thuyết.

          Chánh kinh:

          Phật ngôn: “Di Lặc! Nhược thuyết Bồ Tát vị dục viên mãn Bồ Đề phần, cố nhiếp thủ sanh tử”.

          佛言彌勒。若說菩薩為欲圓滿菩提分故攝取生死。

          (Phật nói: “Này Di Lặc! Nếu nói Bồ Tát vì muốn viên mãn Bồ Đề phần mà nhiếp thủ sanh tử”)

          Giống như trong kinh Địa Tạng, Địa Tạng Bồ Tát nói: “Ta chẳng vào địa ngục, ai vào địa ngục”. Địa Tạng Bồ Tát làm được! Ta nghe nói vậy cũng phát khởi tâm đại từ đại bi, theo gót Địa Tạng Bồ Tát vào địa ngục là xong rồi, hoàn toàn lầm mất rồi! Bởi lẽ, đấy là những việc thuộc quả địa của chư Phật Như Lai, phàm phu chúng ta chẳng có năng lực ấy.

          Chánh kinh:

          Thuyết chư phiền não năng vi Bồ Tát lợi ích chi sự, như thị biện tài, chư Phật Như Lai chi sở tuyên thuyết. Hà dĩ cố? Di Lặc! Thử chư Bồ Tát đắc pháp tự tại.

          說諸煩惱能為菩薩利益之事。如是辯才。諸佛如來之所宣說。何以故。彌勒。此諸菩薩得法自在。

          (Nói các phiền não có thể tạo thành sự lợi ích cho Bồ Tát thì biện tài như vậy được chư Phật Như Lai tuyên nói. Vì sao thế? Này Di Lặc! Các Bồ Tát ấy được tự tại nơi pháp).

          Quý vị xem đó: Phật nói những pháp ấy là nói với những vị Bồ Tát được tự tại nơi pháp. Nếu ai đối với pháp vẫn chưa được tự tại thì Phật quyết định chẳng nói những pháp ấy. Những Bồ Tát nào được tự tại nơi pháp? Là Pháp Thân đại sĩ, cũng như tôi vừa mới đó, họ nhập Bất Nhị pháp môn. Những vị này, mức độ thấp nhất là đã phá được một phẩm vô minh, chứng một phần Pháp Thân. Những điều đức Phật dạy họ chẳng giống với những điều Phật dạy cho hạng sơ học chúng ta. Quý vị xem nhé:

          Chánh kinh:

          Sở khởi phiền não, vô hữu quá thất.

          所起煩惱。無有過失。  

          (Khởi lên phiền não, chẳng có lầm lỗi)

          Các vị ấy tỏ vẻ phiền não, nhưng phiền não ấy chẳng có lầm lỗi, là vì sao? Tâm các Ngài thanh tịnh, tâm rất tự tại! Nói cách khác, đối với các vị Pháp Thân đại sĩ ấy, phiền não tức Bồ Đề, các vị dùng phiền não làm phương cách độ sanh. Chúng ta xem trong kinh Hoa Nghiêm, phần năm mươi ba lần tham học, thấy Cam Lộ Hỏa Vương dùng nóng giận để độ chúng sanh; nóng giận là đại phiền não đấy nhé! Ngài hiện vẻ nóng giận, nhưng tâm Ngài thanh lương tự tại, một dạ từ bi. Điều này chúng ta rất khó thấu hiểu nổi!

Quý vị nghĩ xem: Cha mẹ giáo huấn con cái mình, có lúc đánh, có lúc chửi, có lúc mặt mũi rất khó coi, là vì sao? Là vì yêu thương, che chở con mình đấy chứ! Là để dạy con thành người đấy chứ! Chứ nào phải là giận dữ thật sự đâu! Cha mẹ dùng phương cách ấy đối với con cái mình, sao không dùng phương cách ấy đối với con cái người khác? Là vì yêu thương, gìn giữ vậy! Con cái người khác chẳng liên quan gì đến mình, cho nên thường tươi cười đó mà! Quý vị đối chiếu những điều được nói trong đoạn kinh này với kinh Hoa Nghiêm, sẽ thấy rất thú vị! Bởi lẽ đó, các Ngài khởi lên phiền não, nhưng không có lầm lỗi!

          Chánh kinh:

          Thị vi Bồ Tát thiện xảo phương tiện, phi chư Thanh Văn, Duyên Giác cảnh giới.

          是為菩薩善巧方便。非諸聲聞緣覺境界。

          (Đấy là phương tiện hay khéo của Bồ Tát, chẳng phải là cảnh giới của hàng Thanh Văn, Duyên Giác).

          Chẳng phải là cảnh giới của Thanh Văn, A La Hán, Bích Chi Phật, các vị ấy chẳng làm được! Các vị ấy còn chẳng làm được thì phàm phu chúng ta làm sao nổi? Nhất định phải biết điều này. Chúng ta phải biết, phải hiểu rõ Phật pháp ở mức độ cao, nhưng quyết định chẳng học đòi các Ngài ấy được, đó chẳng phải là cảnh giới ta làm được!  

          Chánh kinh:

          Di Lặc! Nhược hữu phiền não, bất năng vị tha tác lợi ích sự, diệc bất năng viên mãn Bồ Đề phần pháp, nhi phát khởi giả, bất dữ nghĩa lợi tương ứng, bất dữ pháp tương ứng, đản vi hạ liệt thiện căn nhân giả, Bồ Tát ư trung ninh xả thân mạng, diệc bất tùy bỉ phiền não nhi hành.

          彌勒。若有煩惱。不能為他作利益事。亦不能滿菩提分法。而發起者。不與義利相應。不與法相應。但為下劣善根因者。菩薩於中寧舍身命。亦不隨彼煩惱而行。

          (Này Di Lặc! Nếu có phiền não, chẳng thể vì người khác làm điều lợi ích, cũng chẳng thể viên mãn pháp Bồ Đề phần, mà phát khởi, chẳng tương ứng với nghĩa lợi, chẳng tương ứng với pháp, chỉ tại thành cái nhân cho thiện căn hèn kém, thì Bồ Tát thà xả thân mạng chứ chẳng hành theo những phiền não đó).         

          Đoạn khai thị này vô cùng yếu khẩn. Nếu bây giờ có ai nói với ta những điều [chẳng tương ứng với lợi ích, chẳng tương ứng với pháp] như thế đó, ta chớ nên tùy thuận theo. Nếu quý vị tùy thuận theo lời ấy, nói cách khác là quý vị tùy thuận làm ác, quý vị sẽ đọa tam đồ đấy! Nếu là bị ép buộc, bất đắc dĩ, trong tâm mình phải hiểu rõ, phải chân chánh sám hối, thiện thì ta tùy thuận theo, còn ác thì chẳng tùy thuận. Lúc quý vị tùy thuận sẽ “chẳng tạo thành cái nhân cho thiện căn hèn kém”, “hạ liệt” (hèn kém) là tam đồ ác đạo! Một đệ tử Phật chân chánh, một Bồ Tát chân chánh tu hành bèn thà xả thân mạng, chứ chẳng thể tùy thuận phiền não mà hành!          

          Chánh kinh:

          Hà dĩ cố? Di Lặc! Hữu dị Bồ Tát đắc trí lực cố, ư chư phiền não hiện hữu phan duyên.

          何以故。彌勒。有異菩薩得智力故。於諸煩惱現有攀緣。

          (Vì sao thế? Này Di Lặc! Có Bồ Tát khác do đắc trí lực nên đối với các phiền não bèn hiện có vin nắm).

          Đây là nói về các Pháp Thân đại sĩ, các Ngài thị hiện. Các vị “Bồ Tát khác” ấy là những vị Bồ Tát tâm đã thanh tịnh, giống như trong kinh Vô Lượng Thọ nói là “thanh tịnh bình đẳng giác”, tâm các Ngài thật sự đạt được tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, trong hết thảy cảnh duyên chỉ giác chứ không mê. Các vị Bồ Tát ấy có trí huệ, trí huệ Bát Nhã hiện tiền. “Đối với các phiền não bèn hiện có vin nắm” là vì lợi ích chúng sanh, các Ngài bèn dùng thủ đoạn ấy, cho nên chẳng có lỗi lầm gì! Các Ngài làm được, ta không làm được đâu!

          Trong lịch sử, cũng như trong phim ảnh hiện thời, các vị đã từng xem truyện Tế Công, Tế Công ưa uống rượu, Ngài có vì rượu mà làm bậy hay không? Ngài có uống đến say khướt hay chăng? Chẳng hề có! Cận đại, chúng ta biết đến vị Phật sống chùa Kim Sơn: Năm Dân Quốc thứ nhất (1911), pháp sư Diệu Thiện ở chùa Kim Sơn, Trấn Giang, tỉnh Giang Tô, hành vi cũng chẳng khác Tế Công mấy tí, chẳng khác gì nhau, cũng lôi thôi nhếch nhác. Ngài ăn uống, sanh hoạt đi đứng vô cùng tùy tiện, chẳng có chút câu thúc nào, nhưng người học Phật chúng ta chẳng học theo được. Quý vị xem Ngài ăn cơm, ăn hai, ba mươi chén không hề chi, mấy ngày chẳng ăn cơm cũng chẳng việc gì. Tại Đài Loan có một vị pháp sư theo dõi Ngài rất kỹ, theo dõi những việc Ngài đã làm, đó là pháp sư Lạc Quán. Sư viết thành sách Kim Sơn Hoạt Phật Truyện Ký. Có một bữa, Ngài ép pháp sư Lạc Quán ăn cơm, cứ từng chén, từng chén ép ăn, pháp sư Lạc Quán vô tình ăn hết mười chén cơm, đó là do sức gia trì của Ngài vậy.

          Pháp sư Lạc Quan từng hỏi Ngài: “Ăn nhiều vậy sao chẳng bị no căng bụng?” Ngài đáp: “Ông chưa nghe nói trong Phật pháp chẳng tăng chẳng giảm ư?” Bất tăng bất giảm là chuyện của người ta, ta chẳng học được, ta bắt chước Ngài chắc chắn sẽ sanh bệnh. Ngài làm được chuyện chẳng tăng chẳng giảm: Ăn nhiều đến mấy vẫn chẳng tăng, không ăn vẫn chẳng giảm. Ngài có năng lực ấy, những người tầm thường chúng ta chẳng học đòi được đâu! Câu tiếp theo là:

          Chánh kinh:

          Hữu dị Bồ Tát, vô trí lực cố.

          有異菩薩。無智力故。

          (Có Bồ Tát khác, vì không có trí lực)

 

          Không có trí huệ, không có thần thông đạo lực, đây cũng là nói có một hạng Bồ Tát có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước.

          Chánh kinh:

          Ư chư phiền não, tăng thượng chấp trước.

於諸煩惱。增上執著。

          (Đối với các phiền não, chấp trước tăng mạnh mẽ thêm).

          Lúc quý vị muốn học theo như thế, phiền não sẽ càng tăng thêm. Điều khai thị trong đoạn này cực trọng yếu, trong xã hội hiện tại của chúng ta, ở bất cứ địa phương nào cũng đều thấy có hiện tượng này. Chính mình phải minh bạch, phải hiểu rõ ràng.

Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh Lược Giảng, phần 2 hết

[1] Tử tâm tháp địa: Ý nói tâm chuyên dốc vào một việc niệm Phật, dứt bặt mọi ý niệm vọng cầu khác, giống như cõi lòng đã chết, đã nguội lạnh đối với những gì phù phiếm, viển vông, tâm khiêm hạ, không tự ngông nghênh nghĩ “ta đây bản lãnh phi phàm, không thèm cậy vào Phật lực”!

[2] Đây là một thành ngữ hàm nghĩa chỉ nêu ra những điểm chính, như người học võ giao đấu để ấn chứng trình độ, không quyết chí sát phạt. Ở đây, Hòa Thượng chỉ gợi ý những điểm chính để thính chúng tự lãnh hội, không thể nói huỵch toẹt ra hết, kẻo đụng chạm.

[3] Theo pháp sư Viên Anh, Số là những gì liên quan đến bói toán, lịch pháp, toán pháp v.v… Còn Thuật là những cách thức chữa bệnh, coi tướng, phong thủy, địa lý v.v…

[4] Nguyên văn “phá âm tự”, tức là những chữ được cổ nhân dùng theo lối giả tá. Do chữ Đương (當) và Đáng (擋) vào thời Đường có âm đọc tương tự như nhau nên được dùng lẫn, phải tùy theo ngữ cảnh mà đọc khác âm và hiểu cho đúng nghĩa.



Nguồn: www.niemphat.net


Chương trước Chương tiếp
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.

Bài mới

  • Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích
  • Con Gái Đức Phật
  • Truyện Tiền Thân Đức Phật Thích Ca (song ngữ)
  • SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI
  • TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM

Meta

  • Log in
  • Entries feed
  • Comments feed
  • WordPress.org
  • Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích, Con Gái Đức Phật, Truyện Tiền Thân Đức Phật Thích Ca (song ngữ), SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI, TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM, Liên Hoa Hóa Sanh - Pháp Sư Đạo Chứng, Luân Lý Giáo Khoa Thư, Quốc Văn Giáo Khoa Thư, Kinh Bảo Khiếp Ấn Thần Chú về Bí Mật Toàn Thân Xá-lợi ở Trong Tâm của Tất Cả Như Lai, Đại Cương Kinh Thủ Lăng Nghiêm,