Năm 1920, Hòa thượng Hải Hiền 20 tuổi, tại Thiền tự Vân Đài trên đỉnh Thái Bạch núi Đồng Bách, nằm ở nơi giao tiếp Hà Nam và Hồ Bắc, xuất gia với lão Hòa thượng Truyền Giới. Lão Hòa thượng Truyền Giới xuống tóc cho Ngài, ban cho Pháp danh là Hải Hiền, tự Tính Thành. Lúc 23 tuổi, đến chùa Vinh Bảo ở Hồ Bắc thọ Ngài cụ giới (Tỳ kheo giới).
Thiền tự Vân Đài là Tổ đình hệ Bạch Vân tông Lâm tế Thiền tông Trung Quốc, được cho là “Cung Potala của Trung Quốc”. Lâm tế tông là một trong năm tông thiền của Phật giáo Trung Quốc, tông phong của tông này đơn đao trực nhập, lời nói sắc bén mãnh liệt, khiến người hoảng nhiên tỉnh ngộ là nét đặc sắc của tông phong, cho nên rất được quân nhân, tục sĩ yêu chuộng, tướng sĩ, chính khách v.v…cũng phần lớn tham pháp Thiền tông này. Đến triều đại nhà Thanh, tông Lâm Tế chính bởi vì phong cách thiền tự do mà trở thành dòng chính của Thiền tông Trung Quốc.
Sư xuống tóc cho Hòa thượng Hải Hiền là Hòa thượng Truyền Giới, người Bạch Khưu huyện Hà Nam Đường (tên huyện cũ của Hà Nam), từng y chỉ Thiền sư Trực Tính (tự Chân Không) đương thời có thể nói là thạc đức Thiền môn, sau theo Thiền sư Trực Tính đến viện Di Lặc ở Bắc Kinh, bên cạnh hầu hạ, đồng thời nhậm chức đường chủ. Sau khi Chính phủ mới Trung Quốc thành lập về đến núi Đồng Bách, dẫn đồ đệ, kết cỏ tranh khai hoang, đích thân phục dịch y tế.
Là một vị Đại đức của hệ phái Bạch Vân tông Lâm Tế, Hòa thượng Truyền Giới lại không có truyền thụ Hải Hiền đả tọa tham thiền, cũng không có dạy Ngài giảng kinh thuyết Pháp, duy chỉ truyền sáu chữ hồng danh “Nam Mô A Di Đà Phật”, dặn Ngài niệm liên tục. Lời khuyên dạy của thầy, Hòa thượng Hải Hiền cả đời phụng hành.
Sau khi xuất gia, Hòa thượng Hải Hiền trước sau thường trú ở chùa Phổ Hóa, chùa Vân Đài, chùa Tháp Viện trên núi Đồng Bách, năm 1976 sau khi “Văn Cách” kết thúc, nhiều vị cư sĩ nghênh thỉnh Ngài đến chùa Phật Lai huyện Xã Kỳ ở dưới núi chủ trì chính pháp. Khoảng năm 1981, Hòa thượng Hải Hiền thường trú chùa Phật Lai, đến tận năm 2013 vãng sinh.