Trích ở bộ “Vân Thê Pháp Vị”
Châu Hoằng Đại sư, người Hàng Châu, họ Trầm, tự Phật Huệ, hiệu Liên Trì([7]). Năm 17 tuổi đã được bổ làm Giáo thọ, có tiếng là người học hạnh gồm đủ. Bên nhà ngụ có mụ già, mỗi tối niệm Phật vài nghìn câu làm thường khóa. Đại sưhỏi. Mụ đáp: “Chồng tôi lúc sanh tiền chuyên trì niệm Phật. Đến ngày lâm chung không bệnh, vui vẻ vòng tay cáo từ mọi người mà đi. Do đó, nên tôi biết công đức niệm Phật không thể nghĩ bàn”.
Từ khi nghe lời mụ già láng giềng nói, Đại sư để tâm nơi pháp môn Tịnh độ. Ngài viết bốn chữ lớn “Sanh tử sự đại”treo trước bàn để tự răn nhắc.
Năm 32 tuổi xuất gia, ngài đến học với Biện Dung Thiền sư, Tiếu Nham Thiền sư, tham cứu câu “Niệm Phật đó là ai?”được tỉnh ngộ.
Năm Long Khánh thứ năm, nhà Minh, Đại sư khất thực ở Vân Thê, thấy cảnh núi u nhã bèn cất am ở, trong núi có nhiều cọp dữ. Đại sư hành Du Già Diệm Khẩu, cọp không khuấy hại người.
Năm đó trời nắng hạn. Người xứ ấy cầu Đại sư đảo võ. Ngài nói: “Tôi chỉ biết niệm Phật, không tài nghề gì khác”. Mọi người cố thỉnh, Đại sư cảm lòng thành khẩn của dân chúng, bèn tay cầm mõ, đi bộ theo bờ ruộng mà niệm Phật. Mưa to liền xối xuống. Dân chúng vui mừng kính đức, cùng nhau hiệp sức cất chùa xây điện. Tăng chúng quy tụ, không mấy lúc mà thành cảnh tòng lâm lớn.
Đại sư chủ trương Tịnh độ Cực Lạc bác bỏ cuồng thiền. Ngài trứ tác bộ “Phật Thuyết A Di Đà Kinh Sớ Sao”, dung hội cả sự lẫn lý, lợi khắp ba căn rất là uyên áo.
Đại sư một mặt chuyên tu Tịnh độ và giáo hóa người, một mặt thường thực hành các điều thiện để tư trợ tịnh nghiệp:thẩm định nghi “Thủy Lục” và văn “Du Già Diệm Khẩu” để cứu khổ u minh, khai ao phóng sanh, và làm văn giới sát. Năm Vạn Lịch thứ 40, cuối tháng Sáu, Đại sư đi vào thành từ biệt các đệ tử và những người cố cựu rằng: “Tôi sắp đi nơi khác”. Rồi ngài trở về đãi trà từ biệt đại chúng. Mọi người không hiểu là cớ gì.
Chiều mùng một tháng Bảy, Đại sư vào nhà Tăng nói: “Ngày mai tôi đi”.
Qua chiều hôm sau, Đại sư kêu mệt rồi vào tư thất đoan tọa nhắm mắt. Tăng chúng và các đệ tử, các người cố cựu trong thành đều hội đến. Đại sư mở mắt ra nhìn mà bảo rằng: “Đại chúng phải niệm Phật cho chín chắn, chớ nghi ngờcũng đừng phá hoại quy củ của tôi”. Dặn xong, Đại sư chắp tay hướng về Tây phương, xướng hồng danh của Phật mà tịch, thọ 81 tuổi.
PHỤ VẤN ĐÁP
Trích “Vân Thê Pháp Vị”
Ông Tào Lỗ Xuyên hai phen gửi thơ đến Vân Thê gạn hỏi, Đại sư hai phen phúc đáp. Nay trích vài đoạn đối đáp có liên quan với tông chỉ Tịnh độ:
Lỗ Xuyên.- Kinh Hoa Nghiêm thuộc Vô thượng Nhứt thừa Viên giáo, ngài cho Kinh Di Đà cùng đồng hàng, in tuồng như không được đúng. Và do đây nên có người làm luận, gác Tịnh độ trên Hoa Nghiêm. Xin ngài, với cơ Tịnh độ dạy Tịnh độcòn với cơ Hoa Nghiêm dạy Hoa Nghiêm. Như thế Phật pháp mới được lưu thông, truyền đủ ngũ giáo nhiếp cả ba căn.
Đại sư.- Hoa Nghiêm đủ vô lượng môn, cầu sanh Tịnh Độ là một môn trong vô lượng môn, trong bộ sớ sao, tôi cho rằng “Hoa Nghiêm cực Viên, Kinh Di Đà đặng ít phần Viên”, chính là tôi nói Kinh Di Đà là quyến thuộc của Hoa Nghiêm thôi,Hoa Nghiêm như vua, ai dám đem Thượng thơ Bộ trưởng gác trên Quốc vương? Người nào làm luận ấy? Ông bảo tôi nên tùy cơ, ý đó rất hay, nhưng có hai nghĩa:
A.- Nghìn cơ đều chiều dạy, đó là việc của Đức Như Lai xuất thế, sức tôi chưa làm được. Vì thế nên Tổ Tào Khê chỉ chuyên truyền môn Trực chỉ thiền, chẳng lẽ Tổ không thông giáo pháp khác. Nhẫn đến Vân Môn, Tào Động v.v… các Tổ đều lập môn đình riêng, chỗ dạy người đều riêng biệt. Chư Tổ còn như thế, huống tôi là hạng phàm ư! Nếu vọng bắt chước Phật, e rằng muốn lợi cho người mà trở thành hại người, chỉ có Phật mới là đấng Pháp Vương, với tất cả pháp được tự tại. Bình dân muốn mạo hiệu Quốc vương tất khó khỏi tai vạ.
B.- Giảng Hoa Nghiêm tất gồm Tịnh độ. Giảng Tịnh độ cũng thông Hoa Nghiêm. Vì thế nên người giảng Hoa Nghiêm thời cứ tự giảng Hoa Nghiêm, còn người giảng Tịnh độ thời cũng cứ giảng Tịnh độ, vẫn không có gì trái ngại nhau cả. Vả lại Kinh Hoa Nghiêm do Long Thọ Bồ Tát chép ra mà ngài vãng sanh Tịnh độ. Văn Thù và Phổ Hiền là hai vị Đại Thánh trong pháp hội Hoa Nghiêm, mà hai ngài đều có lời nguyện về Cực Lạc và cũng khuyên cả pháp chúng đồng nguyện. Ông tôn sùng Hoa Nghiêm mà chê Tịnh độ, há lại không trái với hạnh nguyện của ba vị Hoa Nghiêm đại Bồ Tátấy ư! Thiệt tôi không thể hiểu được…
Lỗ Xuyên.- Tề Kỷ Thiền sư bảo: “Người cầu về Tây phương là bỏ cha trốn chạy, dụng Đông chạm Tây, lưu lạc xứ người, khổ thay A Di Đà Phật!”. Lời ấy há không ý nghĩa?
Đại sư.- Ông nên đáp lại với Thiền sư như vầy: “Chính nay bèn là như con nhớ mẹ trở về gia hương, bỏ Đông đặng Tây, vui thay A Di Đà Phật!”.
Lỗ Xuyên.- Người đại ngộ nói: “Nhiều kiếp tu hành khổ sở chẳng bằng trong một niệm chứng Vô sanh Pháp nhẫn. Một niệm duyên khởi vô sanh vượt hơn bậc quyền học trong Tam thừa”. Huống là không luận Tam thừa hay Nhứt thừa đềuvô ngã, vô ngã sở. Nay người sanh Tịnh Độ thời mình là năng sanh, độ là sở sanh, năng sở rõ ràng tất thành diệt. Nếu đợi “Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh” thời thành lâu chậm.
Đại sư.- Ông đã chứng Vô sanh Pháp nhẫn chưa? Nếu đã chứng thời tất không nên cho rằng: mình là năng sanh, Tịnh Độ là sở sanh. Vì tâm tức là độ thời ai là năng sanh? Còn độ chính là tâm thời gì là sở sanh? Vãng sanh mà không thấy năng sanh sở sanh, dầu sanh mà vẫn vô sanh đây mới là chơn vô sanh. Còn bỏ sanh mà nói vô sanh thời là đoạn diệtkhông, chớ chẳng phải chánh lý vô sanh vậy. Ông đã thấu Thiền tông há chẳng hiểu rằng: “Từ mê đặng giác ngộ, như nằm mê chợt tỉnh, như hoa sen nở” ư? Người niệm Phật, có người hiện đời này thấy Phật kiến tánh đó là hoa nở hiện tiền. Có người sau khi sanh về Cực Lạc mới thấy Phật kiến tánh, đó là hoa nở về sau. Do công tu có siêng cùng trễ, căn cơ có lợi cùng độn, nên hoa nở có sớm và muộn. Đâu nên cho là chậm lâu cả.
Lỗ Xuyên.- Vừa rồi có đồ đệ của ngài từ Vân Thê qua Tô Châu, tôi luận đến thiền cơ thượng thừa thời ông ta mắt sửng lòng kinh hoặc và không tin mà cười. Đó là lỗi của trò hay là lỗi nơi thầy ư? Phàm bậc trượng phu khí vũ xung thiên lấyđộ sanh làm phận sự gấp. Ngài đã xuất thế đã khai đường, đã phu tọa, mà chẳng đủ quyền năng của bậc đại nhơn, chỉ có cử chỉ của ông lão mụ già ăn chay. Một mai bị người thông minh gạn hỏi, hay bị nhà trí thức bẻ bác, chừng ấy toan trốn lên mây ẩn vào núi ư?…
Đại sư.- Ở trước ông dạy tôi với cơ Hoa Nghiêm thời truyền Hoa Nghiêm, với cơ Tịnh độ thời truyền Tịnh độ. Nay sao đối với ông Tăng ở núi hoang nào đó, vốn là kẻ ở vào hạng độn căn hạp với môn Tịnh độ, mà ông lại đem thiền cơthượng thừa gạn ông ta, làm cho ông ta mắt sửng lòng kinh trở lại cười ông, đó có phải là ông tự phạm vào lỗi “cho thuốc không trúng bệnh” ư!
Lão Tăng này từ nào chẳng dám tự xưng xuất thế độ đời, lẽ tất nhiên là chưa đủ quyền năng của bậc đại nhơn. Ông lại chê người tu Tịnh độ là “ông lão mụ già ăn chay”. Cổ đức từng nói: như thế chẳng phải là chê hạng ngu phu ngu phụ mà chính là chê đại Bồ Tát: Văn Thù, Phổ Hiền, Mã Minh, Long Thọ, nhẫn đến Thiên Thai, Viễn Công, Thiện Đạo, Vĩnh Minh v.v… chư đại Tổ sư. Các bậc ấy là ông già ăn chay cùng là mụ già ăn chay đấy ư? Các ông Lưu Di Dân, Bạch Thiếu Phó, Liễu Liễu Châu, Tô Trường Công v.v… chư đại cư sĩ ấy là ông lão mụ già ăn chay đấy ư?
Dầu là ông lão mụ già ăn chay, nhưng niệm Phật được vãng sanh liền đặng trụ bậc bất thoái chuyển, liền đặng ngự tòa sen dự hàng Thánh, đâu nên khinh bỉ! Vả ông lão mụ già chỉ biết ăn chay niệm Phật giữ kỹ tâm hạnh mà cho là hạng ngu cũng được. Còn như người thông minh trí thức mà luận suông Bát nhã, ăn cá thịt cho no rồi đi tìm các ông Tăng để nói thiền nói lý, đó chính là ma vậy. Người ngu quý nơi an phận ngu, chúng ta thà làm ông lão ăn chay niệm Phật hay làbà già ăn chay niệm Phật, chớ chẳng nên làm ma dân cùng ma nữ vậy.
Đến như nếu có kẻ thông minh hay nhà trí thức nào đến bẻ bác, thời không cần phải lên mây vào núi, ông lão mụ già ấy cứ đặt giường ngay họng kẻ thông minh, cùng trải chiếu nơi tròng mắt nhà trí thức đó là xong. Để chi vậy? Để bảo va tạm bỏ nói lý luận thiền suông mà tự phản chiếu hồi quang thiệt tu thiệt hành vậy.
LỜI PHỤ.- Trước Bát Tổ, các Tổ sư dầu hoằng truyền Tịnh độ nhưng một mặt vẫn không bỏ Thiền tông. Chỉ Bát Tổ là một Thiền sư được chính thức ấn khả nơi Tiếu Nham Thiền sư, Tổ dòng chính của Lâm Tế tông, trở lại chủ trương Tịnh độ, mà cực lực bài xích cuồng thiền. Vì thế nên các nhà thiền học đương thời rất không bằng lòng mới thành có những sự tranh biện như thế.