Vãng Sinh Tịnh Độ Luận giảng ký

Phần 1

trước
tiếp

Vãng Sinh Tịnh Độ Luận Giảng Ký
Tác giả: Ấn Thuận Đại Sư

 

VÃNG SINH TỊNH ÐỘ LUẬN

GIẢNG KÝ 

 

ẤN THUẬN PHÁP SƯ GIẢNG

CỐ PHÁP NGHIÊM GHI. 

 

Mùa đông năm 52 Dân Quốc giảng tại Huệ Nhật giảng đường ở Ðài bắc.

 

CHÍNH VĂN

 

Thế Tôn, con một lòng

quy mạng tận thập phương

vô ngại quang Như lai,

nguyện sinh nước An Lạc.

Con y Tu Ða La,

tướng công đức chân thật

nói nguyện kệ tổng trì,

cùng Phật giáo tương ưng.

Quán tướng thế giới kia,

Hơn hẳn đường ba cõi.

Cứu cánh tựa hư không

rộng lớn không bờ bến.

Chính đạo đại từ bi,

thiện căn xuất thế sinh.

Quang minh sạch đầy đủ

Như gương vành nhật nguyệt.

Ðủ tính chất trân bảo,

gồm hết diệu trang nghiêm

Quang vô cấu rực rỡ

Sáng sạch rọi thế gian

Có công đức bằng báu

mềm mại chuyển trái phải,

chạm vào sinh thắng lạc

hơn Ca Chiên Lân Ðà.

Hoa báu ngàn vạn loại

Che khắp suối ao hồ,

Gió thoảng lay hoa lá

Quang giao thoa loạn chuyển.

Cung điện cùng lầu gác

thấy không ngại mười phương,

cây tạp đủ quang sắc,

lan can báu giáp vòng.

Vô lượng báu giao nhau

hư không tràn lưới võng,

Ðủ loại linh vang hưởng

ngân nga âm diệu pháp.

Mưa hoa, y trang nghiêm

Vô lượng hương huân khắp.

Mặt trời Phật huệ sáng

Sạch trừ thế ám si.

Phạm thanh nói vang xa(1)

Vi diệu vọng mười phương.

A Di Ðà chính giác

Pháp vương khéo giữ trì.

Như Lai tịnh hoa chúng

Hóa sinh hoa chính giác.

Yêu thích Phật pháp vị

Thiền tam muội món ăn.

Dứt lìa thân tâm não

Thường thọ lạc không ngưng.

Ðại thừa thiện căn giới,

bằng, không danh xấu xa:

người nữ và căn khuyết,

giống nhị thừa chẳng sinh

Chúng sinh bao ước muốn,

tất cả đều đầy đủ.

Nên con nguyện vãng sinh(2)

nước Phật A Di Ðà(3).

Vô lượng vua báu lớn,

Đài hoa sạch vi diệu.

Tướng đẹp rạng một tầm,

sắc tượng vượt quần sinh.

Như Lai tiếng vi diệu,

âm phạm vọng mười phương.

Ðồng đất, nước, lửa, gió,

hư không, không phân biệt.

Chúng trời, người bất động,

biển trí thanh tịnh sinh.

Như Tu Di núi chúa

thắng diệu không gì hơn.

Trời, người, trượng phu chúng,

chiêm ngưỡng kính vây quanh.

Quán Phật bổn nguyện lực

Gặp không uổng qua không,

khiến được mau đầy đủ

Biển lớn công đức báu.

Nước An lạc thnh tịnh

thường chuyển vô cấu luân,

hóa Phật, Bồ tát nhật,

như Tu Di trụ trì.

Vô cấu quang trang nghiêm,

mỗi niệm và mỗi thời,

chiếu khắp các Phật hội,

lợi ích các quần sinh.

Nào mưa nhạc trời, hoa,

Y, diệu hương… cúng dường,

Khen công đức chư Phật,

Không có phân biệt tâm.

Những thế giới nào không

Phật, Pháp, công đức bảo,

Con đều nguyện vãng sinh

hiển Phật, Pháp như Phật.

Con làm luận nói kệ

Nguyện gặp Phật Di Ðà

Cùng khắp các chúng sinh

Sinh về An lạc quốc.

Các câu cú thuộcTu Ða La (về) Vô Lượng Thọ, con đã dùng kệ tụng (để) nói tổng quát xong.

Luận rằng: Các nguyện kệ này (muốn) nói lên nghĩa gì? Vì (muốn) quán thế giới An Lạc, (muốn) gặp Phật A Di Ðà, (muốn) nguyện sinh (về cõi) nước kia(4) .

Làm sao quán? Làm sao sinh tín tâm? Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân, người nào tu “năm niệm môn”(5) thành tựu, rốt cuộc sẽ được sinh về nước An Lạc, gặp Phật A Di Ðà kia.

Những gì là “năm niệm môn”? Một là lễ bái môn, hai là tán thán môn, ba là tác nguyện môn, bốn là quán sát môn, năm là hồi hướng môn.

Thế nào là lễ bái? Thân nghiệp lễ bái A Di Ðà Như Lai Ứng Cúng(6)Chính Biến tri, do vì ý muốn sinh về nước kia.

Thế nào là tán thán(7)? Xưng danh của Như Lai kia, (đúng) như trí tướng quang minh của Như Lai kia, (đúng) như danh (và) nghĩa kia, vì muốn như thật tu hành (cho được) tương ưng.

Thế nào là tác nguyện? Tâm thường tác nguyện: một lòng chuyên niệm rốt cuộc (sẽ) vãng sinh về cõi nước an lạc, bởi muốn như thật tu hành Sa ma tha vậy.

Thế nào là quán sát? (Dùng) trí huệ quán sát, chính niệm quán sát (nước) kia, bởi muốn như thật tu hành Tỳ bà xá na vậy.

Quán sát (cõi nước) kia có ba loại. Những gì là ba loại? Một là quán sát (sự) trang nghiêm (do) công đức của cõi nước Phật kia. Hai là quán sát (sự) trang nghiêm (do) công đức của Phật A Di Ðà. Ba là quán sát (sự) trang nghiêm (do) công đức của Bồ tát(8) .

Thế nào là hồi hướng? Không bỏ tất cả các chúng sinh khổ não, tâm thường tác nguyện, hồi hướng làm đầu, do (để) thành tựu tâm đại bi vậy(9) .

Thế nào là quán sát (sự) trang nghiêm (do) công đức của cõi nước phật kia(10)  ? Do thành tựu (năng) lực không thể suy lường, do y như tính (chất) của báu Ma Ni Như ý, (vốn là) tương tợ tương đối pháp.

Quán sát (sự) trang nghiêm (do) công đức của cõi nước của Phật kia(11)gồm có 17 sự cần phải biết. Thế nào là 17?

– một là (sự) thành tựu (của) công đức (về) thanh tịnh(12),

– hai là (sự) thành tựu (của) công đức (về) lượng,

– ba là (sự) thành tựu (của) công đức (về) tính,

– bốn là (sự) thành tựu (của) công đức (về) hình tướng,

– năm là (sự) thành tựu (của) công đức (về) đủ loại sự,

– sáu là (sự) thành tựu (của) công đức (về) diệu sắc,

– bẩy là (sự) thành tựu (của) công đức (về) xúc,

– tám là (sự) thành tựu (của) công đức (về) trang nghiêm(13)

– chín là (sự) thành tựu (của) công đức (về) mưa,

– mười là (sự) thành tựu (của) công đức (về) quang minh,

– mười một là (sự) thành tựu (của) công đức (về) thanh,

– mười hai là (sự) thành tựu (của) công đức (về) chủ,

– mười ba là (sự) thành tựu (của) công đức (về) quyến thuộc,

– mười bốn là (sự) thành tựu (của) công đức (về) thọ dụng,

– mười lăm là (sự) thành tựu (của) công đức (về) không có các nạn,

– mười sáu là (sự) thành tựu (của) công đức (về) đại nghĩa môn,

– mười bẩy là (sự) thành tựu (của) công đức (về) tất cả các sở cầu(14) .

(Sự) thành tựu (của) công đức (về) thanh tịnh là do kệ rằng: “Quán tướng thế giới kia, hơn hẳn đường ba cõi”.

(Sự) thành tựu (của) công đức (về) lượng là do kệ rằng: “Cứu cánh tựa hư không, rộng lớn không bờ bến”.

(Sự) thành tựu (của) công đức (về) tính là do kệ rằng: “Chính đạo đại từ bi, thiện căn xuất thế sinh”.

(Sự) thành tựu (của) công đức (về) hình tướng là do kệ rằng: “Quang minh sạch đầy đủ, như gương vành nhật nguyệt”.

(Sự) thành tựu (của) công đức (về) đủ loại sự là do kệ rằng: “Ðủ tính chất trân bảo, gồm hết diệu trang nghiêm”.

(Sự) thành tựu (của) công đức (về) diệu sắc là do kệ rằng: “Quang vô cấu rực rỡ, sáng sạch rọi thế gian”.

(Sự) thành tựu (của) công đức (về) xúc là do kệ rằng: “Cỏ công đức bằng báu, mềm mại chuyển trái phải, chạm vào sinh thắng lạc, hơn ca chiên lân đà”.

(Sự) thành tựu (của) công đức (về) trang nghiêm gồm có ba loại cần phải biết. Những gì là ba? Một là nước, hai là đất, ba là hư không.

Trang nghiêm (về) nước là do kệ rằng: “Hoa báu ngàn vạn loại, che khắp suối ao hồ, gió thoảng lay hoa lá, quang giao thoa loạn chuyển”.

Trang nghiêm (về) đất là do kệ rằng: “Cung điện cùng lầu gác, thấy không ngại mười phương, cây tạp đủ trời Phật quang sắc, lan can báu giáp vòng”.

Trang nghiêm (về) hư không là do kệ rằng: “Vô lượng báu giao nhau, hư không tràn lưới võng, đủ loại linh vang hưởng, ngân nga âm diệu pháp”.

(Sự) thành tựu (của) công đức (về) mưa là do kệ rằng: “Mưa hoa, y, trang nghiêm, vô lượng hương huân khắp”.

(Sự) thành tựu (của) công đức (về) quang minh là do kệ rằng: “Mặt huệ sáng, sạch trừ hết ám si”.

(Sự) thành tựu (của) công đức (về) diệu thanh là do kệ rằng: “Phạm thanh nói vang xa, vi diệu vọng mười phương”.

(Sự) thành tựu (của) công đức (về) chủ là do kệ rằng: “ A Di Ðà chính giác, Pháp Vương khéo trụ trì”.

(Sự) thành tựu (của) công đức (về) quyến thuộc là do kệ rằng: “Như Lai tịnh hoa chúng, hóa sinh hoa chính giác”.

(Sự) thành tựu (của) công đức (về) thọ dụng là do kệ rằng: “Yêu thích Phật pháp vị,thiền tam muội món ăn”.

(Sự) thành tựu (của) công đức (về) không có các (tai) nạn là do kệ rằng: “Lìa xa thân tâm não, thường thọ lạc không ngưng”.

(Sự) thành tựu (của) công đức (về) đại nghĩa môn là do kệ rằng: “Ðại thừa thiện căn giới, bằng, không danh xấu xa, người nữ và căn khuyết, giống nhị thừa không sinh”. Quả báo Tịnh Ðộ lìa hai loại lỗi xấu xa(15)cần phải biết: một là thể, hai là danh. Thể có ba loại: một là người nhị thừa, hai là người nữ, ba là người không đầy đủ các căn. Không ba lỗi lầm ấy, gọi là “lìa (sự) xấu xa (về) thể”. Danh cũng đồng ba loại: là do không những không có ba thể, mà cho đến còn không nghe đến tên của ba loại nhị thừa, người nữ và không đủ các căn (kia), nên gọi là “lìa (sự) xấu xa (về) danh”. Bằng là do bằng nhau một tướng.

(Sự) thành tựu đầy đủ (của) công đức (về) tất cả các cầu mong(16)là do kệ rằng: “Chúng sinh bao ước muốn, tất cả đều đầy đủ”.

Lược nói (xong) về 17 loại công đức (dùng) trang nghiêm cõi nước của Phật A Di Ðà(17) kia do hiện bày (ra) sự thành tựu của lực đại công đức lợi ích (cho) tự thân của Như Lai và sự thành tựu của công đức lợi ích (cho) người khác. Sự trang nghiêm cõi của Phật Vô Lượng Thọ kia (là) cảnh giới (vi) diệu (thuộc) đệ nhất nghĩa đế(18). Mười sáu câu và một câu tuần tự nói (ra), cần phải biết.

Thế nào là quán (sự) thành tựu (về) trang nghiêm (do) công đức (thuộc về) Phật(19)? Quán (sự) thành tựu trang nghiêm công đức (thuộc về) Phật gồm có tám loại cần biết . Những gì là tám loại? Một là trang nghiêm tòa, hai là trang nghiêm thân, ba là trang nghiêm khẩu, bốn là trang nghiêm tâm, năm là trang nghiêm chúng, sáu là trang nghiêm thượng thủ, bẩy là trang nghiêm chủ, tám là trang nghiêm không uổng làm trụ trì(20) .

Gì là trang nghiêm tòa? Là do kệ rằng: “Vô lượng vua báu lớn, đài hoa sạch vi diệu:.

Gì là trang nghiêm thân? Là do kệ rằng: “Tướng đẹp rạng một tầm, sắc tượng vượt quần sinh”.

Gì là trang nghiêm khẩu? Là do kệ rằng: “Như Lai tiếng vi diệu, âm phạm vọng mười phương”.

Gì là trang nghiêm tâm? Là do kệ rằng: “Ðồng đất, nước, lửa, gió, hư không, không phân biệt”. Không phân biệt là không có tâm phân biệt vậy.

Gì là trang nghiêm chúng? Là do kệ rằng: “Chúng trời, người, bất động, biến trí yhanh tịnh sinh”.  

Gì là trang nghiêm thượng thủ? Là do kệ rằng: “Như Tu Di núi chúa, thắng diệu không gì hơn”.

Gì là trang nghiêm chủ? Là do kệ rằng: “Trời, người, trượng phu chúng, chiêm ngưỡng kính vây quanh”.

Gì là trang nghiêm không uổng làm trụ trì? Là do kệ rằng: “Quán Phật bổn nguyện lực, gặp không uổng qua không, khiến được mau đầy đủ, biển lớn công đức báu”.

Nghĩa là do gặp Phật kia, Bồ Tát chưa chứng tịnh tâm, rốt cuộc sẽ đắc pháp thân bình đẳng, cùng với Bồ tát tịnh tâm không khác; (còn) Bồ Tát tịnh tâm (sẽ) cùng với các Bồ Tát thượng địa, rốt cuộc cùng được tịch diệt bình đẳng(21) .

Lược nói tám câu, thị hiện sự thành tựu (về các sự) trang nghiêm (do) công đức, (nhằm) lợi mình lợi người của Như Lai(22), cần phải biết.

Thế nào là quán (sự) trang nghiêm (do) công đức (thuộc về) Bồ Tát(23) ? Quán (sự) trang nghiêm công đức (thuộc về) Bồ Tát là quán các Bồ Tát kia có bốn loại thành tựu (của) công đức (chân) chính tu hành, cần phải biết.

Những gì là bốn? Một là nơi một cõi Phật, thân không động đậy mà (đến) khắp mười phương, (làm) đủ loại ứng hóa, (đúng) như thật (mà) tu hành, thường làm các Phật sự. Do kệ rằng: “Nước An Lạc thanh tịnh, thường chuyển vô cấu luân, hóa Phật, Bồ Tát nhật, như Tu Di trụ trì”. Vì để khai (mở) đóa hoa (trong) bùn lầy của chúng sinh vậy.

Hai là do thân ứng hóa kia (trong) mọi thời, không trước không sau, mỗi tâm mỗi niệm phóng ánh sáng lớn, đều có thể đến khắp các thế giới trong mười phương, (để) giáo hóa chúng sinh, (bằng) đủ phương tiện, (do) tu hành tạo nên, trừ diệt khổ cho tất cả chúng sinh. Do kệ rằng: “Vô cấu quang trang nghiêm, mỗi niệm và mỗi thời, chiếu khắp các Phật hội, lợi ích các quần sinh”.

Ba là (các hóa thân Bồ Tát) kia trong tất cả các thế giới không sót (một thế giới nào), chiếu các đại chúng của các Phật hội không sót (một đại chúng nào)(24), (một cách) rộng lớn vô lượng cúng dường, cung kính, tán thán chư Phật Như Lai. Do kệ rằng: “Nào mua nhạc trời, hoa, y, diệu hương… cúng dường, khen các công đức Phật, không có phân biệt tâm”.

Bốn là (Bồ Tát hóa thân) kia ở nơi tất cả các thế giới khắp mười phương, các chỗ nào (không có) biển công đức lớn Phật, Pháp, Tăng (Tam) Bảo trụ trì trang nghiêm, (thì sẽ) hiển bày đến khắp (các nơi đó) khiến (họ) hiểu biết, và như thật mà tu hành. Do kệ rằng: “Những thế giới nào không, Phật, pháp, công đức bảo, con đều nguyện vãng sinh, hiển Phật, pháp như Phật”.

Lại (cho) đến đây (là đã) nói về sự thành tựu trang nghiêm công đức của cõi nước, sự thành tựu trang nghiêm công đức của Phật, sự thành tựu trang nghiêm công đức của Bồ Tát. Ba loại trang nghiêm (do) nguyện tâm thành tựu này (là) do nói tóm nhập vào một câu pháp(25). Một câu pháp là nói cho câu thanh tịnh. Câu thanh tịnh là vì nói cho pháp thân vô vi chân thật trí huệ.

Thanh tịnh này có hai thứ cần phải biết, những thứ gì là hai? Một là thanh tịnh (thuộc) khí thế gian, hai là thanh tịnh (thuộc) chúng sinh thế gian. Thanh tịnh (thuộc) khí thế gian là (như) trước đã nói (về) 17 loại thành tựu trang nghiêm công đức cõi nước Phật(26), đó gọi là thanh tịnh (thuộc) khí thế gian. Thanh tịnh (thuộc) chúng sinh thế gian, như tám loại thành tựu trang nghiêm công đức (về) Phật và bốn loại thành tựu trang nghiêm công đức (về) Bồ Tát(27)đã nói trên, đó gọi là thanh tịnh (thuộc) chúng sinh thế gian. Một câu pháp như thế nhiếp hai loại thanh tịnh(28) cần phải biết.

Bồ Tát như thế (một cách) rộng rãi và tóm lược (mà) tu hành Sa ma tha  và Tỳ bà xá na, (nhờ đó) thành tựu tâm mềm mại, (và) biết (đúng) như (sự) thật (về) các pháp (một cách) rộng rãi và tóm lược, (và) như thế (là) thành tựu sự hồi hướng (bằng) phương tiện(29).

Gì là hồi hướng (bằng) phương tiện khéo của Bồ Tát? Hồi hướng (bằng) phương tiện khéo của Bồ Tát là nói về tất cả các thiện căn công đức do tu hành năm môn lễ bái này nọ… tích tập lại, (song) không cần sự an lạc giữ chắc nơi thân mình, (mà vì) muốn nhổ hết khổ cho tất cả chúng sinh, (nên) lập nguyện gom hết tất cả chúng sinh cùng nhau sinh về nước Phật an lạc kia, đó gọi là sự thành tựu hồi hướng (bằng) phương tiện khéo.

Bồ tát như thế biết rõ (cách) thành tựu hồi hướng, (sẽ) lìa xa(30)ba loại pháp tương vi với môn Bồ Ðế. Những gì là ba? Do một là y theo môn trí huệ, không cầu (lợi) lạc riêng cho mình, lìa xa (cái) tâm (chấp) tôi (chuyên) tham đắm (cho) thân mình. Do hai là môn từ bi, (muốn) nhổ hết khổ cho tất cả chúng sinh, lìa xa (cái) tâm không (đem lại) an (lạc) cho chúng sinh. Do ba là y theo môn phương phương tiện, (là) tâm thương tưởng tất cả chúng sinh, lìa xa tâm (chỉ lo) cung kính cúng dường (cho) thân mình. Ðó gọi là lìa xa ba loại pháp tương vi với môn Bồ Ðề.

Do Bồ Tát lìa xa ba loại pháp tương vi với môn Bồ Ðề như thế, thì sẽ được đầy đủ ba loại pháp tùy thuận với môn Bồ Ðề. Những gì là ba? Một là tâm thanh tịnh vô nhiễm, do không vì riêng thân mình mà cầu các (lợi) lạc. Hai là tâm thanh tịnh an, do nhổ hết khổ cho tất cả chúng sinh. Ba là tâm thanh tịnh lạc, do khiến cho tất cả chúng sinh được đại Bồ Ðề, do gom trọn chúng sinh sinh về cõi nước kia. Ðó gọi là trọn đủ ba loại pháp tùy thuận với môn Bồ Ðề, cần phải biết.

Ba thứ môn trí huệ, từ bi và phương tiện vừa nói trên, gom lấy Bát Nhã, Bát Nhã (lại) gom lấy phương tiện, cần phải biết.

Trên đã nói lìa xa tâm (chấp) tôi không tham đắm thân mình, xa lìa tâm không (đem lại) an (lạc) cho chúng sinh, lià xa tâm (cầu) cung kính cúng dường (cho) riêng thân mình, ba loại pháp này (là) lià xa tâm chướng (ngại cho) Bồ Ðề, cần phải biết.

Trên đã nói về tâm thanh tịnh vô nhiễm, tâm thanh tịnh an, tâm thanh tịnh lạc, ba loại tâm này tóm lược lại một chỗ, (là) thành tựu tâm diệu lạc thắng chân, cần phải biết.

Như vậy Bồ tát (do) tâm trí huệ, tâm phương tiện, tâm không chướng, tâm thắng chân, (nên) có thể sinh vào cõi nước thanh tịnh của Phật, cần phải biết.

Ðó gọi là Bồ Tát Ma Ha Tát tùy thuận năm loại pháp môn, những gì phải làm (được) tùy ý, tự tại (mà) thành tựu. Như những gì đã nói ở trên là về thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, trí nghiệp, phương tiện trí nghiệp, tùy thuận pháp môn.

Lại có năm loại (pháp) môn, tuần tự từ từ thành tựu năm loại công đức cần phải biết. Gì là năm môn? Một là môn gần, hai là môn đại hội chúng, ba là môn nhà, bốn là môn phòng, năm là môn chốn vườn rừng rong chơi. Năm loại môn này, thì bốn loại môn đầu thành tựu công đức vào, môn thứ năm thành tựu công đức ra.

Vào môn thứ nhất là do lấy lễ bái A Di Ðà Phật để sinh (về) cõi nước kia, (nên) được sinh (vào) thế giới An Lạc, đó gọi là vào môn thứ nhất.

Vào môn thứ hai là do ca ngợi Phật A Di Ðà, tùy theo danh (và) nghĩa (mà) xưng danh Như Lai, y theo (quán) tưởng (về) ánh sáng(31)(của) Như Lai (mà) tu hành, (nên) được vào (trong) số chúng (của) đại hội, đó gọi là vào môn thứ hai.

Vào môn thứ ba là do một lòng chuyên niệm lập nguyện sinh (cõi nước) kia (để) tu hành tam muội tịch tĩnh Sa ma tha (nên) được vào trong thế giới Hoa Tạng, đó gọi là môn thứ ba.

Vào môn thứ tư là do chuyên niệm quán sát sự trang nghiêm (vi) diệu của (cõi) kia (để) tu Tỳ bà xá na. (Nên) được đến chốn kia, thọ dụng đủ loại (an) lạc pháp vị, đó gọi là vào môn thứ tư.

Ra môn thứ năm là do đại từ bi, quán sát tất cả chúng sinh khổ não, thị hiện ứng hóa thân, vào trở lại trong vườn sinh tử rừng phiền não, (như) thần thông rong chơi, đến vùng đất giáo hóa, do bổn nguyện lực hồi hướng vậy, đó gọi là ra môn thứ năm.

Bốn loại môn vào của Bồ Tát (là) sự thành tựu của hạnh lợi mình cần phải biết. Môn thứ năm ra của Bồ Tát (tự) sự thành tựu hồi hướng lợi ích người. Do Bồ Tát tu hạnh của năm môn như vậy, lợi mình lợi người, mau được thành tựu A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề.

Chú Thích:

(1) Theo bản Ðông Doanh có hơi khác: “Phạm thanh ngộ sâu xa”. Hán văn theo bản Ðại Chính Tạng là Phạm thanh ngữ thâm viễn. và theo bản Ðông Doanh là Phạm thanh ngộ thâm viễn.

(2) Hán văn theo bản Ðại Chính Tạng là cố ngã nguyện vãng sinh nghĩa là “nên con nguyện vãng sinh”; trong khi bản Ðông Doanh đọc là thị cố nguyện vãng sinh, nghĩa là “cho nên nguyện vãng sinh”.

(3)     Hai câu này Ấn Thuận không đưa ra trong phần giảng giải của ngài.

(4)    Bản Ðông Doanh đọc khác, như sau: “Do thị hiện quán thế giới An lạc kia, gặp Phật A Di Ðà, nguyện sinh nước kia”. Hán văn: Thị hiện quán bỉ An Lạc thế giới, kiến A Di Ðà phật, nguyện sinh bỉ quốc cố.

(5)    Bản Ðông Doanh đọc là “tu hạnh” năm niệm môn “thành tựu”. Hán văn: Tu ngũ niệm môn hạnh thành tựu.

(6)     Bản Ðông Doanh không có chữ cúng.

Ở đây sau câu hỏi: “Thế nào là tán thán?”, bản Ðông Doanh có thêm câu “khẩu nghiệp tán thán”, rồi mới đọc tiếp “xưng danh của Như Lai kia…”.

(7)     Về ba loại “trang nghiêm (do) công đức” này, bản Ðông Doanh đọc ngược thành “công đức trang nghiêm”. Như bản Ðại Chính Tạng ở đây đọc là (hán văn:) Quán sát bỉ Phật quốc độ công đức trang nghiêm, (việt dịch là: “quán sát sự trang nghiêm (do) công đức (mà nên) của cõi nước của Phật kia”), thì bản Ðông Doanh đọc là (hán văn:) quán sát bỉ Phật quốc độ trang nghiêm công đức, (Việt dịch là: quán sát các công đức trang nghiêm của cõi nước của Phật kia”).

(8)     Câu : “do thành tựu tâm đại bi vậy”, bản Ðông Doanh có thêm chữ đắc đứng đầu, đọc thành: “do được thành tựu tâm đại bi vậy”.

(9)      Bản Ðông Doanh đọc là “Thế nào là quán sát công đức trang nghiêm của cõi nước của Phật kia? Công đức trang nghiêm của cõi nước của Phật kia là…”

(10)   Bản Ðông Doanh đọc là: “Quán sát (sự) thành tựu của công đức trang nghiêm của công đức trang nghiêm của cõi nước của Phật kia gồm…”

(11)   Ðông Doanh đọc 17 “sự thành tựu công đức” này đều có thêm chữ trang nghiêm sau cùng. Thí dụ:  “(sự) thành tựu (của) công đức (về) thanh tịnh” ở đây sẽ đọc là: “(sự) thành tựu (của) công đức (về) thanh tịnh trang nghiêm”. 16 sự kia chiếu lệ theo đây mà đọc.

(12)   Ðông Doanh có thêm hai chữ “ba sự” và đọc thành “(sự) thành tựu (của) công đức (về) ba sự trang nghiêm”.

(13)   Ðông Doanh có thêm hai chữ “đầy đủ”, đọc thành” (sự) thành tựu (của) công đức (về) đầy đủ tất cả các cơ sở cầu trang nghiêm. Phần 17 thành tựu công đức dưới đây với các câu kệ tụng, sự khác biệt của bản Ðông Doanh, xin chiếu theo các chú thích trên mà chuẩn định.

(14)   “Xấu xa” hán ngữ là cơ hiềm, đúng nghĩa là bị chỉ trích và chê bai.

(15)   Ðại chính bản đến đây cho thêm hai chữ “đầy đủ” vào, nhưng lại đọc thành”(Sự) thành tựu đầy đủ (của) công đức (về) tất cả các cầu mong”. (Hán văn: Nhất thiết sở cầu công đức mãn túc thành tựu), thay vì đọc như Ðông Doanh: “(Sự) thành tựu (của) công đức (về) đầy đủ tất cả các cầu mong trang nghiêm” (Hán văn: Nhất thiết sở cầu mãn túc công đức thành tựu trang nghiêm”). Ðọc như bản Ðông Doanh rõ ràng và có nghĩa hơn.

(16)   Ðông Doanh đọc câu này như sau: Lược nói (xong) 17 thành tựu (của) công đức (để) trang nghiêm cõi nước của Phật A Di Ðà kia”.

(17)   Ðông Doanh đọc câu này là “Sự trang nghiêm  cõi nước của Phật Vô Lượng Thọ kia (là) tướng cảnh giới (vi) diệu (thuộc) đệ nhất nghĩa đế”.

(18)   Ðông Doanh đọc là “Thế nào là quán (sự) thành tựu (của) công đức (để) trang nghiêm (thuộc về) Phật?”

(19)   Tám thứ trang nghiêm này, Ðông Doanh đều có bốn chữ “thành tựu công đức” và ba thứ thân, khẩu, tâm, đều có thêm chữ “nghiệp”. Cách xếp đặt chữ cũng trước sau có khác. Ðại khái đọc thành: một là “(sự) thành tựu (của) công đức về tòa trang nghiêm”, hai là “(sự thành tựu (của) công đức (về) nghiệp thân trang nghiêm “, ba là “(sự) thành tựu (của) công đức (về) nghiệp khẩu trang nghiêm”, bốn là “(sự) thành tựu (của) công đức về nghiệp tâm trang nghiêm”. Bốn thứ còn lại chuẩn theo trang nghiêm thứ nhất mà đọc.

Phần 8 thứ trang nghiêm sau đó, các cách đọc câu cú khác biệt của bản Ðông Doanh đều chiếu theo chú thích này mà đọc.

(20)   Bản Ðông Doanh không có các chữ “…không khác, (còn) Bồ Tát tịnh tâm…” nên đọc Bồ Tát chưa chứng tịnh tâm, rốt cuộc sẽ đắc pháp thân bình đẳng. Cùng với Bố Tát tịnh tâm,… cùng với các Bồ tát thượng địa, rốt cuộc đồng được tịch diệt bình đẳng”.

(21)   Ấn Thuận phân câu có khác, xin xem trong phần giảng ký.

(22)   Ðông Doanh đọc là: “ Thế nào là quán sát (sự) thành tựu (của) công đức (để) trang nghiêm (thuộc về) Bồ Tát?”

(23)   Ðông Doanh chấm câu đoạn này có khác, đọc thành như sau: “(các hóa thân Bồ tát) kia trong tất cả các thế giới, chiếu không sót (một) đại chúng (nào) trong các Phật hội; cúng dường, cung kính, tán thán rộng lớn vô lượng không sót (một) công đức (nào) của chư Phật Như Lai”.

(24)   Ðông Doanh đọc là: “Lại (cho) đến đây (là đã) nói về các quán sát sự thành tựu (của) công đức (về) cõi Phật trang nghiêm, sự thành tựu (của) công đức (về) Phật trang nghiêm, (và) sự thành tựu (của) công đức (về) Bồ Tát trang nghiêm. Ba loại trang nghiêm (do) nguyện tâm thành tựu này, cần phải biết. Do nói lược lại (gom) vào một câu pháp.

(26) Ðông Doanh đọc là:”17 loại thành tựu công đức cõi Phật trang nghiêm”.

(27)  Bản Ðông Doanh đọc hai chữ trang nghiêm ra sau cùng: “Thành tựu công đức (về) Phật trang nghiêm”, “thành tựu công đức (về) Bồ Tát trang nghiêm”.

(28)   Ðông Doanh có thêm chữ nghĩa, đọc là “… Nhiếp hai loại nghĩa thanh tịnh…”

(29)   Ðông Doanh có thêm chữ khéo (hán văn: xảo) vào hai chữ phương tiện, đọc là “… hồi hướng (bằng ) phương tiện khéo”.

(30)   Ðông Doanh thêm hai chữ tức năng, nghĩa là liền có thể, đọc thành “…liền có thể lìa xa…”

(31)   Ðông Doanh đọc là: “y theo tướng ánh sánh (của) trí (của) Như Lai.

 

 

HUYỀN LUẬN.

 

1) GIẢI THÍCH TỰA ÐỀ:

 

Bộ luận này tên đủ là :Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Ðề Xá”, hoặc gọi là “Vãng Sinh Tịnh Ðộ Luận”, hoặc nói gọn là “Tịnh Ðộ Luận”. Tịnh Ðộ Tông ở xứ ta y theo “ba kinh một luận” mà lập tông. Về ba kinh thì một là Phật thuyết A Di Ðà kinh [tiểu bổn]; hai là cũng tên A Di Ðà Kinh [đại bổn], gồm nhiều bổn dịch, (bổn do) Vương Long Thư Cư sĩ biên tập lại là một bổn tương đối văn tự dễ hiểu, đó là bộ đại bổn thông dụng; thứ ba là Quán Vô Lượng Thọ Kinh. Còn “một luận” kia chính là bổn Luận này, do căn cứ vào (các) A Di Ðà Kinh mà tạo luận, nên được gọi là “A Di Ðà Kinh Luận”. Người ta có kẻ cho rằng niệm A Di Ðà Phật, chỉ Trung Hoa mới có, còn người Ấn Ðộ không hề có niệm A Di Ðà Phật. Nói như thế không được đúng. Thật ra Ấn Ðộ, nhất lại là cả một miền từ Tây Bắc Ấn cho đến Y Lăng [xưa gọi là An Tức], người niệm A Di Ðà Phật rất đông [nay không còn dấu tích nữa], song không lập tông chuyên niệm như người nước ta mà thôi. Vả lại cả Ðại Thừa Khởi Tín Luận của Mã minh Bồ Tát, Thập Trụ Tỳ Bà Sa luận của Long Thọ Bồ Tát đều có phụ thêm nói về pháp môn này, và bổn luận này của Thế Thân Bố Tát, lại đặc biệt chuyên đề xướng vế pháp môn này. Mới biết niệm Phật tại Ấn Ðộ, xưa đã có rồi, đến Trung Hoa mới là nhiều. Song phương tiện niệm Phật của Hoa và Ấn đại khái có chỗ không đồng vậy thôi. Giờ giải thích tựa đề phân làm hai đoạn:

1- Vô Lượng Thọ Kinh

2- Ưu Bà Ðề Xá

Vô Lượng Thọ kinh: Vô Lượngchính là nghĩa của A Di Ðà. Vô Lượng Thọ phạm văn là Amitayus. Người đời tuổi thọ đều có hạn lượng, nên không được triệt để, không được cứu cánh. Như học Phật đạt đến cảnh giới tối cứu cánh chính là được thường lạc, ngã tịnh. Thường là một trong các đức (tính) của Phật: Phật (tuổi) thọ không giới hạn. Kinh ở đây tức chỉ cho các bổn thuộc hệ A Di Ðà Kinh mà nói (1).

Ưu Ba Ðề Xá (2): là một trong 12 bộ (kinh) (3), là luận tùy thuận theo nghĩa của Kinh mà giải thích. Luận của Ấn Ðộ có hai loại: Một là, giống như chú sớ của Trung Hoa, theo câu mà giải thích nghĩa của văn, gọi là “thích kinh luận”; hai là “tông kinh luận”, y theo nghĩa của kinh làm tông, theo đó mà phát huy, không coi trọng văn cú. Bổn luận là tông kinh luận.

Ðiều cần chú ý về bổn luận này là bổn luận không hề giảng giải gì về (các) A Di Ðà Kinh, cũng không nói lên nghĩa lý gì của (các) A Di Ðà Kinh, mà (chính) là căn cứ vào (các) kinh này (để)  đề ra một pháp môn tu hành.

Cho nên trọn những gì bộ luận trình bày đều là làm sao niệm Phật, làm sao phát nguyện vãng sinh, thế nên đây là một bộ luận lấy tu hành làm chủ yếu.

2) A Di Ðà Phật và Cực Lạc Quốc Ðộ.

Niệm Phật không phải chỉ là niệm Phật bằng miệng, mà phải niệm niệm không quên Phật và Tịnh Ðộ của Phật, và phải phát nguyện cầu xin về Tịnh Ðộ này. Nay trước tiên xin giảng về A Di Ðà Phật.

A Di Ðà Phật tức là Vô Lượng Thọ Phật. Nói vô lượng thì trước hết cần phải biết gì là lượng. Lượng có nghĩa như là lớn nhỏ, lâu mau, nhẹ nặng, dài ngắn, kia đây, có thể so lường cùng nhau. Vạn vật thuộc thế gian không gì lại không thể lượng, không thể suy, không thể nghĩ, không thể dùng văn cú giải bày được. Song vị Phật mà đã cứu cánh viên mãn Phật quả, ắt cái cảnh giới của Ngài ta không thể so lường được, không thể nào suy nghĩ dược, nên (gọi) là “vô lượng”. Ví như các giòng nước khi vào biển thì mất ngay tên gọi, mà đều chung là một thứ nước, hoàn toàn bình đẳng, không thể phân biệt, không thể giải bày. Như trí huệ và phước báo của chúng sinh, đủ loại sai biệt, song đến (chỗ) thành Phật, ắt là pháp thân hoàn toàn bình đẳng, bằng nhau không khác, tức thành (ra) vô lượng. Tuy dưới mắt của chúng sinh, vẫn có vô số Phật, mà thật ra nơi cảnh giới của Phật, một Phật tức là tất cả Phật, tất cả Phật tức là một Phật, như Kinh Hoa Nghiêm (vẫn thường) nói. Ban Châu Tam Muội Kinh có nói: Tu hành niệm A Di Ðà Phật, khi thành tựu Ban Châu Tam Muội, sẽ được thấy Phật, song Phật được thấy (tuy) là A Di Ðà Phật, mà cũng là thấy tất cả các Phật hiện tiền. Nên A Di Ðà Phật có thể nói chính là đại biểu cho tất cả các Phật. Ðó là ý nghĩa căn bổn của A Di Ðà Phật. Suối nguồn giữa A Di Ðà Phật và Hoa Nghiêm Kinh vô cùng thâm sâu. Như bổn luận có nói, phát nguyện vãng sinh “liên hoa tạng thế giới” của A Di Ðà Phật. Hoa Tạng thế giới này chính là Hoa Nghiêm thế giới của Kinh Hoa Nghiêm. Lại Bát Thập Bát Phật Sám Hối Văn, (vốn) y theo phbẩm cuối cùng Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm của Hoa Nghiêm Kinh mà ra. Các người cùng Tịnh Ðộ tông đều biết “Phổ Hiền thập đại nguyện vương đạo quy cực lạc” (Mười đại nguyện vương của Phổ Hiền là để dẫn đường quay về Cực Lạc), nên sự quan hệ giữa pháp môn A Di Ðà Phật và Hoa Nghiêm Kinh vô cùng sâu xa. Bộ A Di Ðà Kinh do Liên Trì Ðại Sư (4) giải thích, chính là dùng ý nghĩa của Hoa Nghiêm Tông mà giải thích.

Vô Lượng thì dùng (hai nghĩa) Vô Lượng Quang và Vô Lượng Thọ là nổi bật hơn cả. A Di Ðà Bà Gia (5)  là Vô Lượng Quang A Di Ðà Sưu Tư (6) là Vô Lượng Thọ.

Quang có hai loại. Một là Phật thân quang, biểu hiện Phật thân thanh tịnh, hai là trí quang, biểu hiện trí huệ vô biên, (cả hai) đều là đối tượng mong cầu của chúng sinh, và (chỉ) ở Phật mới được cứu cánh. Lại A Di Lợi Ða [Amrta] nghĩa là Cam lồ. Cam lồ theo người Ấn nói, nghĩa thông thường là thuốc bất tử, thật ra [bất sinh] bất tử, chính là nghĩa “thường” của Phật. Chữ A Di Lợi Ða trong Chú Vãng Sinh chính là nghĩa này, nên Cam lồ Vương Phật cũng chính là A Di Ðà Phật. Kinh đề tên Vô Lượng Thọ dường như để thuận theo thế tục; (nếu) y theo luận nghĩa ở dưới thì vốn lấy (nghĩa) Vô Lượng Quang làm chủ yếu.

Trở lên là bốn nghĩa của A Di Ðà. Nhưng A Di Ðà Phật mà ngày nay xưng danh, chính là xưng (vị Phật) tiền thân là Pháp Tạng Tỳ Khưu (7) , nay thành Phật ở phương Tây (và đang còn) thuyết pháp (8). Sau khi Phật (này) nhập diệt, sẽ do Quan Thế Âm Bồ tát kế tục Phật vị (9) . Song Cực Lạc thế giới ở phương Tây, (vậy là) cũng có phương (hướng), vị (trí), cho nên thọ mạng và lãnh vực (của cõi) kia đều không phải là vô lượng. Ðiều này phải làm sao để giải thích đây? Ðó chính bởi tâm lượng của chúng sinh hữu hạn, nên (phải) nói thành như vậy. Như trong Kinh Duy Ma Cật, Xá Lợi Phất đem (việc) Phật cảm uế độ mà nghi, không biết rằng có nhìn thành uế độ, (thì) chính là vì mắt Xá Lợi Phất nhìn ra vậy, chứ không phải cõi Phật vốn tự là như vậy. Nay cõi của A`Di Ðà Phật vốn là vô lượng, (song) vì chúng sinh hữu lượng, (do) phương tiện nên nói là ở phương Tây như thế, như thế… vậy. Ðó chính là trong vô lượng hiện hữu lượng, khiến cho chúng sinh được từ hữu lượng đạt đến vô lượng vậy.

Lại nói về Cực lạc Quốc độ, trước hết bàn về lẽ có hay không có của Tịnh Ðộ. Bởi như không có Tịnh Ðộ, thì làm gì có chuyện vãng sinh? Nay nói về Tịnh Ðộ có hay không, có hai thuyết: một là người thông thường võ đoán cho là mê tín, bởi người mà tin thì chưa từng thấy qua, lại chưa từng đến qua, (nên) không thể chứng nhân là (Tịnh Ðộ) có. Hai là người tin Phật thì cho chắc chắn có, vì tin vào kinh nói (có) như thế. Nay thể theo thường ly mà đoán, không cần phải chính thân mình trải qua, cũng chẳng phải toàn dựa vào kinh mà nói, cũng có thể nhận định thấy là ắt phải có (cõi kia). Ðiều ấy lập luận như sa khác:

1-Như khoa học ngày nay xướng thuyết, đã chứng thật được thế giới này của chúng ta chỉ là một hành tinh trong vô lượng tinh cầu, điều ấy đủ biết ngoài thế giới này ra còn có các thế giới khác.

2- Lại hỏi các thế giới này có hơn kém khác nhau hay không? Cứ xem các chốn ở thế gian đều có hơn kém, có thể suy ra các thế giới cũng phải có hơn thua.

3-Nếu thế giới có hơn thua, ắt thế giới ngày nay của chúng ta có phải là đẹp nhất hay không, thì phải hiểu lả không phải vậy. Vậy thời đủ biết có những thế gìới còn hơn nữa, không có gì là đáng nghi. Cũng như khoa học giới gần đây, vì có vấn đề đĩa bay, cũng cho rằng các tinh cầu khác có thể có các sinh vật có trí huệ cao hơn chúng ta.

Như trên đủ biết Tịnh Ðộ không phải chỉ có , mà còn là rất nhiều, và còn có riêng những thù thắng khác nhau. Trong giới Phật giáo lại có người nói “duy tâm Tịnh Ðộ”, (ý) cho rằng Tịnh Ðộ chỉ có ở trong tâm, ngoài tâm thật không có Tịnh Ðộ.

Nói như thế thật là trái phạm với ý của Phật. Phải hiểu (các) thế giới do tâm hiện ra, nói như thế đã đành, song đã nói như thế, thời phải biết uế độ do tâm hiện ra là thật có trước mặt, sao lại chẳng thừa nhân Tịnh Ðộ do tâm hiện ra là thật có? Cho nên đã tin Tịnh Ðộ, thì phải tin nó thật có, không thể chấp lý bỏ sự được.

Lại về vấn đề Cực Lạc thế giới, vẫn luôn có những tranh luận lặt vặt. Nghĩa là Tịnh Ðộ này rốt là báo độ của Phật, hay là hóa độ [tức thế giới do Phật ứng hóa ra]? Xưa nay cho rằng Phật [nếu chiếu theo thuyết hai thân] có pháp thân và ứng hóa thân.

Cõi của pgáp thân là thật báo độ, cõi của ứng hóa thân là hóa độ. Nay nếu Tịnh Ðộ đây là báo độ, ắt chúng sinh tội ác làm sao đến được? Nếu là hóa độ, thời chúng sinh chưa đoạn phiền não cũng có thể tựa vào Phật nguyện lực và tự nguyện lực mà được vãng sinh. Song cõi này lại dường như không dược cứu cánh cho lắm. Nay vấn đề này tuy không cần phải thâm cứu, song nếu theo các bổn A Di Ðà Kinh mà xét, thì cõi này hình như chuyên vì hóa đạo chúng sinh ở uế độ mà hiện ra để nhiếp dẫn. Nếu y Bam Châu Tam Muội Kinh mà nói, người tu thành sẽ được A Di Ðà Phật hiện thân ra mà nói pháp cho mình, và lúc đó hành giả khởi niệm quán sát: “Phật lại có đến sao? Phật lại có đi sao? (Phật vốn) không đến không đi, song Phật hiện tiền, (mới) biết do tâm biến hiện. Tâm này niệm Phật, tâm này làm Phật. Phật tức là tâm, tâm tức là Phật”. Quán pháp như vậy. Từ đó mà ngộ nhập thật tướng của các pháp, như thế mà vãng sinh Cực lạc thế giới, ắt Cực lạc thế giới không hề phải là ứng hóa độ. (Hành giả) kia ngay lúc hoa nở thấy Phật ngộ vô sinh nhẫn, thì Tịnh Ðộ nọ chẳng tại phương đông, chẳng nơi phương tây, chính là biến khắp mọi nơi và (chính) là báo độ vậy. trong Ðại Tạng kinh, (các kinh) có liên quan về Cực Lạc Tịnh Ðộ rất nhiều, không phải chỉ ba kinh mà ngày nay vẫn thường nói mà thôi. Tịnh Ðộ mà các kinh ấy trình bày, có kinh bảo (đó) là báo độ của Phật, có kinh (cho) là hóa độ, cho nên gây ra biết bao tranh biện cho cổ nhân. Như nói “niệm Phật tức sinh Cực Lạc”, một số người giải thích là niệm Phật chắc chắn được vãng sinh, như thường nói là “đái nghiệp vãng sinh” (mang theo nghiệp mà vãng sinh). Lại một số người khác thì cho rằng đó chỉ là”biệt thời ý thú” (10), nghĩa là khi nói vãng sinh, không phải là vãng sinh tức thời, mà có nghĩa là trải qua bao đời tiến tu, rốt cuộc sẽ vãng sinh, không phải ý nói hiện đời này mà vãng sinh. Như người đời (thường) nói “nhất bổn vạn lợi” (một vốn bốn lời), chính là từ từ buôn bán, chất chứa mà được, chứ không phải bỏ ra một đồng liền có thể được vạn lời. Các giải thích khác nhau này dĩ nhiên đều do sự hiểu biết không đồng nhau về Phật thân độ (11) mà ra. Thật ra Tịnh Ðộ chỉ là một, mà thấy ra báo độ, hóa độ, hoàn toàn nhìn theo trình độ tu hành của chúng sinh mà định. Như tu hành công sâu, vẫn có thể tại hóa độ mà đắc pháp thân, ắt hóa độ này cũng chẳng dời báo độ vậy.

3) Ý HƯỚNG CỦA SỰ VÃNG SINH CỰC LẠC.

Tại sao lại muốn vãng sinh Cực Lạc? Tại sao lại phát nguyện ấy? Phải biết pháp môn Tịnh Ðộ chính là pháp môn Ðại thừa Tiểu thừa không có Tịnh Ðộ mười phương, nên  cầu vãng sinh Tịnh Ðộ là đặc sắc của Ðại thừa. Mà yếu nghĩa của của Ðại thừa là ở chỗ “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh” (trên cầu Phật đạo, dưới giáo hóa chúng sinh). Nếu niệm Phật không lìa khỏi tâm cảnh Ðại thừa này thì sẽ phù hợp với ý nghĩa sinh về Cực Lạc. Nếu chỉ vì lìa khổ được lạc, ắt là căn tính Tiểu thừa rồi. Song phát tâm Ðại thừa , tại sao lại phải cầu sinh Tịnh Ðộ? Bởi uế độ nhân duyên không đầy đủ, học Phật không dễ, tuy phát tâm Bồ Ðề, song chướng ngại hết sức nhiều, sinh, lão, bệnh, tử không nắm chắc được chút gì (12), nên cần phải vãng sinh Cực Lạc. “Chư thượng thiện nhân, câu hội nhất xứ” (cùng ở một chỗ với các bậc toàn thiện), quyết không thối mất đại tâm. Mã Minh Bồ Tát (13) trong Ðại Thừa Khởi Tín Luận có nói: : “Như Lai có thắng phương tiện, không để thối chuyển [thối mất tâm Bồ Ðề]”(14), tức nói về ý nghĩa (vãng sinh) này vậy. Ðủ thấy ý hướng cứu cánh của sự vãng sinh chính ở chỗ không nhất tâm Bồ Ðề. Ðến như việc sinh Tịnh Ðộ của bát địa Bồ Tát Mã Minh và sơ địa Bồ Tát Long Thụ (15),  cùng với phàm phu cầu sinh, cũng không hề giống nhau. Bậc đã ngộ vô sinh nhẫn (16) thuộc đăng địa Bồ Tát (17), thì tùy nguyện (mà) vãng sinh Tịnh Ðộ, như nước đổ vào chỗ trũng, chính là cái thế ắt sẽ phải đến (18), (so) với người phát tâm cầu sinh thời không giống (nhau) vậy. Cho nên chúng sinh không (kể) cao thấp, trọn đều sinh được, duy có người không phát tâm Bồ Ðề (là) không (được) dự vào đó (19).

4) TÁC GIẢ VÀ DỊCH GIẢ.

“Luân”, tại Ấn Ðộ là do Ðại thừa Bồ Tát hoặc Tiểu thừa A La Hán làm, “tạo” có nghĩa là trước tác. Bồ Tát là (người) phát tâm Bồ Ðề, trên cầu Phật đạo, dưới hóa chúng sinh, (một) hữu tình giác (cùng) cực (chính) là Bồ Tát. Bà Tẩu Bàn Ðầu (20), xưa dịch Thiên Thân, pháp sư Huyền Trang dịch sửa lại là Thế Thân. Thật ra, cả hai cách dịch đều không ổn lắm. Bởi (chữ) “Thiên” theo Ấn ngữ là Ðề Bà (21) , “Bà Tẩu” là tên (một vị) thần, mà lại không hề có nghĩa là “Thế”(22). Nguyên thần là chỗ “thân” của người đời, người mong có con nếu cầu sẽ được con, nên gọi là Thế Thân [thiên](23), vị đại Bồ Tát này rất là nổi danh. (Ngài) là một trong hai vị đại Bồ Tát của Duy Thức Pháp Tướng Tông. Tại Ấn Ðộ (ngài) có danh tiếng lớn, được gọi là “Thiên Bộ Luận sư”(24). Bộ Luận Thông Minh [Câu Xá Luận] chính là do ngài tạo ra.. Bộ Tam Thập Duy Thức Luận [người sau chú giải thêm vào thành Thành Duy Thức Luận], trong các luận của Ðại thừa, là chỗ y cứ của Duy Thức Tông, bộ luận này cũng do ngài làm nên. Do vì ngài có một nhận thức hết sức thâm sâu đối với toàn thể Phật pháp, cho nên cách nhìn, cách tu (của ngài) đối với pháp môn niệm Phật này, cũng có những kiến giải (rất) độc đáo. Ðây là nói qua về sinh bình của Bồ Tát. Bồ Tát sinh tại tây bắc Ấn vào khoảng 900 năm sau Phật nhập diệt [ thuộc thời đại Tây Tấn (25) bên Trung Hoa]. Anh em ba người, anh là Vô Trước (26), em là Sư Tử Giác, đều là đệ tử xuất gia Phật (giáo). Người Ấn thời đó xuất gia, đều xuất gia nơi giáo đoàn tiểu thừa. Ngài xuất gia nơi Hữu Bộ (27), trước học Tiểu thừa (làm) thành bộ Câu Xá Luận. Anh ngài là Vô Trước, gặp Di Lặc tận mặt, đắc Duy Thức Quán. Biết em mình mê nơi Tiểu thừa, coi như bệnh (nên) kêu lại gặp, nói cho nghe nghĩa Ðại thừa. Thế Thân giác ngộ, định tự cắt lưỡi. Vô Trước khuyên hãy “hồi tiểu hướng đại” (bỏ Tiểu thừa quay về Ðại thừa), dùng lưỡi ấy mà hoằng dương Ðại thừa, (ngài) bèn vâng nối nghiệp (anh). Các bộ luận ngài trước tác không thiếu một thứ gì, hễ Ðại thừa kinh là không (thứ) nào không xiển dương. Bộ luận này là một trước tác danh tiếng vốn dựa vào yếu nghĩa của toàn thể kinh điển Ðại thừa để giải thích A Di Ðà Kinh.

Dịch giả là Thiên Trúc Tam Tạng Pháp Sư Bồ Ðề Lưu Chi (28) thời Nguyên Ngụy (29). Nguyên Ngụy tức THác Bạt Ngụy, Thiên Trúc tức Ấn Ðộ, Tam Tạng là tinh thông Kinh, Luật, Luận.

Bồ Ðề Lưu Chi: Bồ Ðề nghĩa là giác; Lưu Chi là người mong cầu, yêu thích; có nghĩa là vui cầu giác ngộ. Ngài này trong lịch sử Phật giáo (Trung Hoa) địa vị rất cao, (có những) quan hệ rất là lớn. Ngài vào thời Nguyên Ngụy từ Ấn Ðộ đến kinh đô của Ngụy, kinh luận ngài dịch ra rất nhiều, chủ yếu đều là các luận trước của Vô Trước và Thế Thân, như Kim Cương Kinh, Pháp Hoa Kinh, Thập Ðịa Kinh này nọ đều có luận, trọng yếu nhất trong số là Thập Ðịa Kinh Luận. Bổn dịch của bộ luận này một thời thịnh hành, (lập) thành Ðịa Luận Tông (30). Sau lại diễn biến thành Hoa Nghiêm Tông (31). Ảnh hưởng của Luận (này) đối với Phật giáo Trung Hoa rất sâu. Song “duy thức” mà ngài dịch (so) với những gì mà Pháp sư Huyền Trang giải minh  sau này hơi có chỗ không đồng. (Thuyết) chân tâm do ngài đề xướng rất hợp với cá tính của người bổn quốc. Bổn luận này do ngài dịch đối với việc niệm Phật của người nước ta cũng là một sự khai mở to tát. Người ngày nay chỉ biết Pháp Sư Huệ Viễn ở Lô Sơn (32), là thủy tổ của Tịnh Ðộ tông (chứ) không biết pháp môn Tịnh Ðộ (từ lúc) ban đầu chưa thành tông (mà) hoằng dương, thì người mà chân chính chuyên môn hoằng dương, thật ra là Ðàm Loan Pháp Sư (33).  Song việc Ðàm Loan hoằng (hóa) Tịnh Ðộ cũng là một nhân duyên thật đặc biệt. Nguyên vì Ðàm Loan thể chất yếu đuối, sợ không kịp hoằng pháp thì đã yếu tử, nên xuống phương nam, theo đạo sĩ Ðào Hoằng Cảnh học phương pháp luyện thuốc, đến khi quay về bắc Ngụy cùng Bồ Ðề Lưu Chi tương ngộ, đem chuyện phỏng đạo ra kể lại. Bồ Ðề Lưu Chi bác, cho là cọng (tưởng). Ðàm Loan xin chỉ cho thuật trường sinh của Phật giáo, Bồ Ðề Lưu Chi đưa ra cho bổn luận này. Ðàm Loan tập theo đại ngộ, bèn nỗ lực hoằng dương, có làm ra bộ Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Ðề Xá Nguyện Sinh Kệ Chú. Sau này Ðạo Xước (34) tiếp nối, lại truyền đến Thiện Ðạo (35) đời Ðường thì thịnh hành. Cho nên Tịnh Ðộ một thời phong thịnh, công lớn là do bộ luận này của Bồ Ðề Lưu Chi vậy.

 

CHÚ THÍCH:

(1)Nói “ A Di Ðà Phật Kinh” hay “Vô Lượng Thọ Kinh” ở đây chỉ là một, chính yếu là nói chung cho các kinh nói về Phật A Di Ðà và cảnh giới Cực Lạc. Chữ kinh ở đây là số nhiều vậy.

(2) Phạn ngữ Upadesa thường được phiên âm là Ưu Bà Ðề Xá, hoặc Ưu Ba Ðề Xá, Ô Ba Ðề Xá, Ô Ba Ðệ Thước… Hán dịch là luận nghị.

(3) Mười hai bộ tức mười hai bộ kinh. Kinh Phật được biên tập lại bằng các cách theo đó đức Phật nói pháp, với nhiều thể thức, dưới các đề tài khác nhau.

Hoặc bằng văn xuôi (1. Trường hàng), bằng kệ tụng (2. Trùng tụng, 3. Phúng tụng), hoặc dưới các đề t2i như các nhân duyên cho Phật nói pháp (4. Nhân duyên), sự tích các chư Phật (. Bổn sinh), và sự tích các đệ tử (6. Bổn sự) hoặc theo các cách Phật nói pháp như dùng thí dụ (7. Thí dụ), dùng biện luận (8. Luận nghị, tức Ưu Bà Ðề Xá), dùng thần thông (9. Vị tằng hữu), Phật tự ứng khẩu nói (10. Vô vấn tự thuyết), dùng nghĩa thâm sâu (11. Phương quảng), và nhân hứa nhận sự thành tựu đạo hay Phật quả của các đệ tử mà nói (12. Thọ ký). Mười hai vấn đề trên được gọi là mười hai bộ kinh.

(4) Liên trì Ðại sư: Pháp danh là Chu Hoằng, tự Phật Huệ, hiệu Liên Trì, trụ ở núi Vân Thê, nên còn xưng là Vân Thê. Ngài sinh vào đời nhà Minh (Trung Hoa) vào khoảng 1534 tây lịch. Ngài giác ngộ cơ thiền, song sau này vào núi Vân Thê chuyên tu Tịnh Ðộ. Ngài chủ trương Thiền, Tịnh đồng quy về một mối. Tuy thế song chuyên đề xướng Tịnh Ðộ, tạo sớ giải thích A Di Ðà Kinh, trách mắng kẻ thiền đồ cao tâm ngạo mạn. Ðó cũng là noi theo tác phong của các Thiền Sư Vĩnh Minh Diên Thọ, Cao Phong Nguyên Diệu v.v…Ngài tịch năm 1615 Tây lịch.

(5) Amitabla: phiên âm là A Di Ðà Bà Già, có nghĩa là Vô (A), Lượng (Mita), Quang (Abla).

(6) Amitàyus: phiên âm là A Di Ðà Sưu Tư, dịch nghĩa là Vô (A), Lượng (Mita), Thọ (Âyus).

(7) Xem A Di Ðà Kinh (đại bổn).

(8) Theo như Phật Thuyết A Di Ðà Kinh (tiểu bổn), tức kinh A Di Ðà thường tụng hằng ngày, Phật cho Xá Lợi Phất hay rằng: “Tùng thị tây phương quá thập vạn ức Phật độ, hữu thế giới danh viết Cực Lạc, kỳ độ hữu Phật hiệu A Di Ðà kim hiện tại thuyết pháp”, nghĩa là Từ đây đi về phương tây qua khỏi mười vạn ức cõi Phật, có thế giới tên gọi Cực Lạc, cõi đó có vị Phật hiệu là A Di Ðà, hiện tại đây còn nói pháp”.

(9) Theo kinh Quán Thế Âm Bồ Tát thọ ký, thời sau khi thọ mệnh vô lượng trăm ngàn ức kiếp, A Di Ðà Phật sẽ nhập Niết Bàn, Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ tục vị thành Phật. Kinh ghi: “Tương lai bao la không thể tính toán, A Di Ðà Phật sẽ nhập Niết Bàn…, sau khi chính pháp của A Di Ðà diệt mất, vào lúc quá nửa đêm, tướng (ánh) sáng rõ ràng xuất hiện, Quán Thế Âm Bồ Tát, dưới gốc cây Bồ Ðề bằng bẩy báu, ngồi kết già phu, thành đẳng chính giác, hiệu Phổ Quang Công Ðức Sơn Vương Như Lai…”. (Quán Thế Âm Bồ Tát Thọ Ký Kinh, Ðại Chính XII, trang 372, Phần trên). Tham khảo thêm Bi Hoa Kinh (quyển 3. Ðại Chính III, trang 186-187).

(10) Biệt thời ý thú: :Biệt thời” là lúc khác, (trong) một thời gian khác (chứ không phải là lúc này. “Ý thú” là ý nghĩa, ý hướng, có ý nói cho, có ý chỉ cho… Ý nói vấn đề niệm Phật vãng sinh không hề có nghĩa là niệm Phật được vãng sinh Tịnh Ðộ ngay (trong đời sống này), mà sẽ vãng sinh vào một thời điểm rất lâu sau đó (tức một “lúc khác”), sau khi đã tích tập đầy đủ các công đức và trí huệ cần thiết để vãng sinh. Xem “Trung Quốc Tịnh Ðộ Giáo Lý sử”, chương 13, tiết 3, trang 108, của Vọng Nguyệt Tín Ðình. Huệ Nhật Giảng Ðường ấn hành.

(11) Phật thân độ: nghĩa là các cõi tương ưng với các thân Phật, như tương ưng với pháp thân là pháp thân độ, với báo thân là báo thân độ, với hóa thân là hóa thân độ.

(12) Nguyên văn: “Sinh lão bệnh tử, hào vô bả ác”, nghĩa là do bản chất vô thường (sinh, lão, bệnh, tử) của bản thân này, nên chúng ta không tích tụ được công đức và trí huệ gì xứng đáng hơn.

(13) Tức Asvaghosa. Niên đại không chính xác, được coi là đồng thời với Kaniska (một vị vua vào thời đại Kusana ở Tây Bắc Ấn Ðộ, hoằng dương Phật pháp rất mạnh), nghĩa là vào khoảng thế kỷ thứ hai trước công nguyên. Một đại Bồ Tát của Phật giáo Ðại thừa, ngài vừa là một nhà truyền giáo, vừa là một biện luận giả, vừa là một văn hào, một nhà thơ, và vừa là một nhạc sư. Tác phẩm nổi tiếng của ngài đối với giới học Phật Trung Hoa là “Ðại Thừa khởi tín luận” (Mahāyāna Śraddhotpada Śāstra). Tham khảo: Mã Minh Bồ Tát truyện, Ðại Chính quyển 50, trang 183.

(14) Ðoạn văn đó như sau: “Phải biết Như Lai có thắng phương tiện bảo vệ tín tâm. Nghĩa là dùng nhân duyên chuyên niệm Phật tùy nguyện được sinh cõi Phật ở phương khác… Như Tu Ða La có nói: Nếu người chuyên niệm Phật A Di Ðà ở thế giới Cực lạc về phương Tây… tức được vãng sinh. (Nhờ đó) thường thấy được Phật nên rốt cuộc không có thối thất”. Ðại Thừa Khởi tín luận – Ðại Chính quyển 32, trang 583, phần trên. Thật ra không thối tâm ở đây là tâm tín. Nhưng tín ở đây lại chính là tin vào Ðại thừa, tức là Bồ Ðề tâm vậy.

(15) Long Thụ (Nāgärjuna): Niên đại về tiểu sử bất xác. Có thể khỏng đầu thế kỷ thứ nhất thuộc công nguyên. Một Bồ Tát vĩ đại nhất trong việc hoằng hóa Ðại thừa (Mahäyäna) bắt đầu từ Ấn Ðộ và sau đó ảnh hưởng khắp Trung hoa và Tây Tạng. Ðặc biệt nhất là về tính KHÔNG (Śünyatä), ngài tạo các bộ luận nổi tiếng như Trung Luận (Ma dhyamakaśästra) v.v… để hiển minh tính KHÔNG. Truyền thuyết cho rằng các kinh điển Ðại thừa thuộc hệ Bát Nhã là đều do Bồ Tát Long Thụ từ thất bảo tạng (Śaptaratnakośa) trong cung rồng dưới đáy biển đem trở về thế gian để truyền bá. Tham khảo Long Thụ Bồ Tát truyện – Ðại Chính quyển 50, trang 184.

(16) Vô sinh nhẫn hoặc vô sinh pháp nhẫn (Anutpattika-dharmakşänti): Thấy được thật tính vô sinh vô diệt của các pháp và an trụ vào pháp vô sinh diệt ấy một cách vững chắc không thối chuyển. Như thế gọi là nhẫn vào pháp vô sinh diệt, tức vô sinh pháp nhẫn. Theo Ðại Trí Ðộ Luận (quyển 73) của Long Thụ Bồ Tát: “Vô sinh nhẫn là cho đến các pháp vi tế còn không thể có được, huống gì pháp to lớn. Như thế gọi là vô sinh. Ðắc dược pháp vô sinh này, không làm không khởi các nghiệp hành. Như thế gọi là đắc vô sinh pháp nhẫn. Bồ Tát đắc vô sinh pháp nhẫn, thì gọi là A Tỳ Bạt Chí (Avaivartika, tức bất thối chuyển)”.

(17) Ðăng Ðịa Bồ Tát tức các Bồ Tát đà vào trong thập địa (Daśabhümi), tức giai đoạn cuối cùng của một Bồ Tát trước khi đi đến thành quả viên mãn, tức Phật quả. Giai đoạn này phân thành 10 tầng bậc nên gọi là thập địa. Các Bồ Tát chưa đến giai đoạn này thường được gọi là “địa tiền Bồ Tát”, nghĩa là các Bồ Tát ở vào các giai đoạn trước khi vào đến thập địa, như thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng.

(18) Nguyên Văn: “Nãi thế chi sở tất chí”, nghĩa là (nước mà gặp chỗ trũng thì) chắc chắn sẽ đổ vào đó.

(19) Ấn Thuận xác nhận rằng pháp môn Tịnh Ðộ là pháp môn Ðại thừa, thế nên ý hướng của sự vãng sinh Cực Lạc dĩ nhiên phải lấy Bồ Ðề tâm làm trung tâm điểm, vì Bồ Ðề tâm là trọng tâm và là nền tảng của Ðại thừa. Một cách công thức, Bồ Ðề tâm được định nghĩa là “thượng cầu Phật đạo (tức cầu trí huệ), hạ hóa chúng sinh (tức khởi đại bi)”. Nhưng các ý nghĩa (tức Bồ Ðề tâm) này, trên phương diện hiện thực của một hữu tình, luôn luôn lấy căn bổn tham sân si làm suối nguồn kích phát, và lại bị hạn cuộc trong một môi trường hoàn toàn mâu thuẫn (tức ngũ trược ác thế), thế nên ý nghĩa đó không thể thực hiện được đối với bất cứ hữu tình nào trong cõi thế gian này. Nghĩa là không có một chúng sinh nào thật sự phát được Bồ Ðề tâm hết. Do đó kết luận như Ấn Thuận kết luận trong đoạn này, không thỏa mãn chút nào đối với ý nghĩa vãng sinh Tịnh Ðộ theo Tịnh Ðộ Tông.

Thật ra theo các kinh như Quán Vô Lượng Thọ Kinh, cũng như Ðại bổn và Tiểu bổn, vấn đề vãng sinh Tịnh Ðộ hoàn toàn thuộc trách nhiệm của Phật A Di Ðà, tức bổn nguyện lực của Ngài (điều này đúng với chủ trương của Ðàm Loan). Việc phải làm của hành giả Tịnh Ðộ chỉ là tín, niệm mà thôi. Tin và niệm Phật sở dĩ được đề cao, vì Phật mới chính là hiện thân đích thực và là nền tảng thỏa đáng nhất của Bồ Ðề tâm. Và Tịnh Ðộ cần phải được sinh về vì đó là môi trường tương ưng và khế hợp nhất cho sự phát triển Bồ Ðề tâm đúng nghĩa vậy.

(20) Âm phạm là Vasubandhu.

(21) Deva, chỉ chung cho các hữu tình thuộc thiên giới.

(22) Bà Tẩu (Vasu), theo nghĩa trong Vệ Ðà là sự thiện và thịnh vượng. Nó lại chỉ chung cho một hạng, một giới các vị thần. Rồi nó lại được dùng để chi cho các thần Ấn Ðộ như Siva, Agni.. Chính theo nghĩa này mà nó được dịch là ‘Thiên’. Ngoài ra nó còn có nghĩa là đất, mặt đất. Có lẽ do nghĩa này mà Huyền Trang dịch là ‘Thế chăng

Ngoài ra Bandhu  (tức Bàn Ðầu)  có nghĩa là người thân, họ hàng… nên được dịch là ‘Thân’ vậy.

(23) Ấn Thuận cho rằng như vậy là Huyền Trang chỉ dịch chữ Bandhu  Bàn Ðầu  là “Thế Thân”, chứ không dịch chữ Vasu  Bà Tẩu, có nghĩa là “Thiên”.

(24) Nghĩa là vị luận sư đã tạo ra cả ngàn bộ luận.

(25) Triều đại này được sáng lập vào năm 265 công nguyên bởi Tư Mã Viêm trải qua bốn đời vua, kéo dài 52 năm, đến năm 316 thì chấm dứt, lập đô tại Lạc Dương, một trung tâm văn hóa của Phật giáo, một thời hết sức thịnh hành. Như vậy Thế Thân sinh bình là khoảng cuối thế kỷ thứ ba, đầu thế kỷ thứ tư.      

(26) Tức Asanga, vị thủy tổ của Duy Thức học, người khai sáng một phong trào hoàn toàn mới mẻ, tạo nên một khúc quanh đặc biệt mới trong lịch sử Phật giáo Ðại thừa. Ngài đã dùng “duy thức” để giải nghĩa về Ðại thừa thay vì dùng “tính KHÔNG” như giai đoạn đầu (của Long Thụ Bồ Tát). Với lập trường duy thức làm căn bản, Ðại thừa được hiểu rõ nghĩa của chính mình, tách biệt hẳn ra khỏi Tiểu thừa, đồng thời cũng khác hẳn các loại Ðại thừa khác, mà đại biểu là tính KHÔNG, ở chỗ kéo Ðại thừa trở về với thế gian. Sự trở về này không hề bị ô nhiễm mà chỉ là để hiểu rõ nghĩa viên dung viên mãn của Ðại thừa. Nghĩa là Ðại thừa vừa một lúc là thế gian, vừa là xuất thế gian (tức tiểu thừa), vừa là trung đạo (tức tính KHÔNG).

Ấn Thuận Ðại sư không hài lòng mấy về quan điểm “viên dung” trong Ðại thừa, mà ngài cho đó là tính chất của Trung Hoa (xin xem “Trung Quán Luận Tụng giảng ký” của Ấn Thuận). Thật ra quan điểm viên dung này không hề có tính chất Trung Hoa chút nào. Trái lại nó đã đầy dẫy sẵn trong các kinh điển Ðại thừa hệ Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, cũng như Tịnh Ðộ… Và chính các lối giải thích duy thức về Ðại thừa đã mở ra một lối thoát khoảng khoát cho sự thông hiểu và giải thích về ý nghĩa viên dung ấy vậy. Và chính các nhà Ðại thừa Trung Hoa đã đảm trách công tác này.

Cuối cùng hết, ý nghĩa viên dung thiết lập nên tự quan điểm Duy thức này, sẽ thật sự mở ra một con đường Bồ Tát đạo đúng nghĩa (nghĩa là một sự nối kết bất phân từ chúng sinh đến Phật) cho hành giả Ðại thừa thực hiện, cũng đồng thời làm sáng tỏ lên hoàn toàn cái lý do tại sao là một hữu tình hiện hữu thì phải là đạo Phật. Nghĩa là đạo Phật là sự thật của toàn thể vũ trụ từ hữu tình đến vô tình, và đây mới đúng là đạo Phật, mà chỉ có Ðại thừa mới nhìn ra, mới làm đúng mà thôi.

(27) Hữu bộ tức thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvästiväda), một trong các bộ phái của Phật giáo Tiểu thừa, rất tinh tế và hoàn hảo trong sự trình bày về quan điểm của mình. Hữu bộ chủ trương pháp ba đời (quá khứ, hiện tại và vị lai) đều thật có. Thế Thân do học được bộ đại luận nổi tiếng của phái này là Ðại Tỳ Bà Sa (Mahavibhaşä-śästra), rồi đúc kết lại mới thành bộ luận Câu Xá (Abhidharmakoşa) của Ngài.

(28) Bodhiruci: chuyên dịch và hoằng hóa Ðại thừa của Vô Trước và Thế Thân trên một bình diện khác hẳn với Huyền Trang sau này. Trong khi Huyền Trang giới thiệu về Vô Trước và Thế Thân như những “luận sư” lỗi lạc qua các dịch phẩm hầu hết thuộc luận trước, thì Bồ Ðề Lưu Chi lại giới thiệu Vô Trước và Thế Thân như những “kinh sư” trác tuyệt qua các dịch phẩm chuyên giải thích về Ðại thừa kinh của hai ngài kia. Như thế qua Bồ Ðề Lưu Chi thì Vô Trước và Thế Thân thuần túy là những tín đồ của Ðại thừa, và giáo pháp chính yếu của Ðại thừa chính là Kinh tạng. Trong khi truyền thống kia của Ấn Ðộ qua Huyền Trang và còn được lưu giữ đến ngày nay tại Tây Tạng lại coi tư tưởng của hai ngài như là đại biểu chính đáng của giáo pháp Phật giáo, nghĩa là hoàn toàn thiên nặng về các bộ luận do hai ngài tạo, và cho luận tạng mới thật sự là thắng nghĩa của Ðại thừa. Truyền thống này đề cao luận tạng trên hết, và tách rời các luận sư ra khỏi hệ thống kinh tạng, tôn kinh các ngài và tư tưởng của các ngài như là những hiện thân của trí huệ tối cao, đôi khi đến mức còn ngang hàng với cả đức Phật.

(29) Nguyên Ngụy tức triều đại Bắc Ngụy. Trước là Ðại Quốc do dòng tộc Tiễn Ti thuộc bộ lạc Thác Bạt dựng nên, sau khi Phù Kiên của triều Tiền Tần diệt. Ðến năm 386 công nguyên Thác Bạt Khuê gầy dựng lại Ðại Quốc, rồi xưng vương, đổi tên nước là Ngụy. Ở địa vực bắc bộ tỉnh Sơn Tây, nên gọi là Bắc Ngụy, hoặc còn gọi là Hậu Ngụy, Thác Bạt Ngụy, hay Nguyên Ngụy do vì Hiếu Văn Ðế, sau khi dời đô từ Bình Thành (nay là Ðại Ðồng) sang Lạc Dương vào năm 493, đã đổi họ lại là Nguyên. Ðến năm 534 phân thành Ðông Ngụy và Tây Ngụy, rồi sau đó diệt vong vào năm 557. Tổng cộng 17 đời hoàng đế, 171 năm.

(30) Ðịa Luận Tông chỉ cho các vị chuyên hoằng hóa Thập Ðịa Kinh Luận. Bắt nguồn từ Bồ Ðề Lưu Chi hợp tác với Lặc Na Ma Ðề (Ratnamati) và Phật Ðà Phiến Ða (Buddhaśänta) dịch ra Thập Ðịa Kinh Luận vào năm 508 tại Lạc Dương trào Bắc Ngụy Tuyên Vũ Ðế. Sau hết sức thịnh hành vào thời Lương (502-557). Ðến thời Trung Ðường, Hoa Nghiêm Tông hưng thịnh thì Ðịa Luận Tông bị pấn át dần và mất hẳn.

(31) Hoa Nghiêm Tông do Pháp Thuận hay Ðỗ Thuận (557-640) xướng thuyết, và cho đến Pháp Tạng (643-742) mới thật sự hình thành và đãi thịnh. Tông này mới thật sự là chủ trương viên dung vô ngại. Tất cả các giáo pháp mà đức Phật nói ra đều không phải là thật tế cứu cánh mà chỉ là những khai mở (đối trị bệnh của chúng sinh) để chuẩn bị một thứ huệ nhãn viên mãn có thể thấy được trọn vẹn cảnh giới siêu tuyệt thù thắng và cứu cánh viên mãn. Ðó chính là cảnh giới “sự sự vô ngại pháp giới”. Ðó là một cảnh giới hoàn toàn viên dung, nên là tất cả những gì hiện hữu trong mọi nơi và mọi thời. Ði từ vô ngã qua tính không đến Duy thức rồi đốn giáo, Hoa Nghiêm Tông cho rằng viên giáo của “sự sự vô ngại pháp giới” mới hoàn toàn là phàp chân thật, là chỗ trụ, chỗ thấy và là chỗ hành của mười phương chư Phật. Viên giáo của Hoa Nghiêm Tông không trở lại với thật tế qua sự đốn dứt tất cả các pháp (như chỉ là suy tưởng và ngôn từ) của đốn giáo, mà trở về với một thật tế hoàn toàn viên dung “một là tất cả, tất cả là một”. Như vậy chân lý đối với Hoa Nghiêm Tông không hề phải là cái gì đặc biệt, mà chân lý là ngay tại đây và tức thời, và chỉ trong một vấn bụi thôi cũng hoàn toàn viên mãn và cứu cánh. Ý nghĩa này mở ra cảnh giới viên dung của chư Phật và con đường viên dung vô ngại đi đến cảnh giới ấy, chính là con đường hạnh nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát vậy. Bồ Ðề tâm ở đây là tất cả, và Bồ Tát đạo thâm nhập vào mọi nơi và mọi thời. Hành giả cần phải phát hạnh nguyện tất cả viên dung vô ngại viên mãn của Phổ Hiền thì mới tương ưng với Phật đạo chân thật này mà chỉ có Hoa Nghiêm Tông mới phát kiến ra được và khai triển mà thôi.

(32) Huệ Viễn (336-416), tức Lô Sơn Huệ Viễn, được tôn là sơ tổ của Tịnh Ðộ tông Trung Hoa. Năm 20 tuổi lên núi Hằng Sơn nghe Ðạo An giảng kinh Bát Nhã, bỗng nhiên lĩnh hội, bèn theo Ðạo An xuất gia. Vào năm 379, quân của Tần Phù Kiên công hãm Tương Dương, thầy trò dẫn nhau chạy loạn. Sau đó Ðạo An phái Huệ Viễn dẫn mấy chục đồ đệ đến Kinh Châu trụ Thượng Minh Tự. Năm 381 mới lên núi Lô Sơn ở tại Long Tuyền tinh xá. Từ đó suất chúng chuyên tu Bát chu tam muội (Pratyupanna-Samädhi) nhằm gặp Phật hiện tiền và được vãng sinh về Cực Lạc. Trung Hoa có nhiều cao tăng đồng tên Huệ Viễn, để phân biệt, ngài thường được đề cập đến là Lô Sơn Huệ Viễn (thuộc đời Ðông Tấn).

(33) Ðàm Loan (476-542): xem sự tích nơi phần sau. Theo Vọng Nguyệt tín Ðình (Trung quốc Tịnh Ðộ Giáo Lý sử, trang 51), Tịnh Ðộ tông Trung Hoa có thể phân làm ba hệ lớn:

  1. Hệ Lô Sơn huệ viễn
  2. Hệ Từ mẫn tam Tạng (680-748)
  3. Hệ Ðạo xước và Thiện Ðạo.

Theo tư tưởng về Tịnh Ðộ mà Ðạo Xước và Thiện Ðạo hoằng truyền thì phải nói thủy tổ chính là Ðàm Loan vậy.

(34) Ðạo Xước (562-645): Ðầu tiên xuất gia theo Huệ Toản Thiền sư tu thiền định, nghiên cứu Không lý. Lại chuyên tinh về Niết Bàn kinh, nên chuyên giảng về kinh này. Sau ở nơi chùa Thạch Bích Huyền Trung, vốn do Ðàm Loan sáng lập nên trong chùa có bia của ngài, Ðạo Xước mỗi phen nhìn thấy bia này đều có cảm ngộ. Ðến năm 48 tuổi bèn bỏ giảng Niết Bàn kinh, quy tâm về Tịnh Ðộ, chuyên niệm A Di Ðà Phật, mỗi ngày bẩy vạn biến, và thường tu lễ bái cúng dường. Phương pháp lần hạt đếm số niệm phật chính do Ðạo Xước mà ra. Ngài khơi lên tư tưởng “mạt pháp” và chủ trương “thời giáo tương ưng” (nghĩa là giáo pháp tu hành phải đúng với thời, như thời nay là mạt pháp nên tu Tịnh Ðộ là đúng hơn hết). Ngài lại phân ra hai môn Thánh Ðạo và Tịnh Ðộ, cho rằng, theo Ðại Tập Nguyệt Tạng Kinh, thời nay là thời tu phúc và sám hối (chứ không phải thời đa văn quảng huệ, hay thiền định kiên cố, hay giải thoát kiên cố, tức thuộc thời Thánh Ðạo). Và không có tu phúc và sám hối cách nào vi diệu cho bằng niệm Phật, và dùng việc vãng sinh về Tịnh Ðộ là để nhập tam muội, chứng đạo lý vậy, nên Tịnh Ðộ môn cũng gồm cả Thánh Ðạo môn.

Ngoài ra ngài còn xác nhận Tịnh Ðộ Cực Lạc là báo độ, A Di Ðà Phật là báo thân, chứ không phải là hóa thân như các tổ Huệ Viễn và trí Khải chủ trương. Và căn bản vãng sinh phải là Bồ Ðề tâm. Tóm lại niệm Phật và vãng sinh chính là phương tiện vi diệu để hành Ðại thừa vào thời mạt pháp và đời ác trược vậy.

(35) Thiện Ðạo (613-681): cao đồ của Ðạo Xước. Ngài hoằng dương Tịnh Ðộ rất mạnh mẽ, và rất mực tinh cần khổ tu. Ðạo tục sĩ nữ theo ngài tu vãng sinh Tịnh Ðộ rất đông và tha thiết, đến mức sẵn sàng xả thân để vãng sinh Tịnh Ðộ. Truyền thừa lại tinh thần Tịnh Ðộ rộng mở và dành cho tất cả bắt nguồn từ Ðàm Loan và phát huy tại Ðạo Xước, Thiện Ðạo hoằng dương một Tịnh Ðộ hoàn toàn dành cho phàm phu. Và xưng danh niệm Phật cũng từ ngài mà trở nên pháp môn chính thức để tu Tịnh Ðộ. Có thể nói đến ngài thì Tịnh Ðộ đã trở nên một tông phái hoàn toàn phổ thông và vững chắc, cho nên ngài đã được xưng tụng là “hóa thân của Di Ðà”.

 —o0o—

 

 


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.