Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh

Quyển Trung

trước
tiếp

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

VÔ LƯỢNG TH

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH

BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH.

 

QUYỂN TRUNG

                                

Lúc bấy giờ Đức Phật, bảo tôn giả A Nan, và tất cả đại chúng rằng: Cõi nước Cực Lạc kia, có vô lượng vô biên, công đức thật trang nghiêm, không có những nỗi kh, cũng không có dân ma, và các loại ác ma, không có cả bốn mùa, cũng không có sáng tối, không có sông có biển, không có núi gò đồi, gai góc và hố sâu, núi Thiết Vi, Tu Di, cũng không có hoang mạc, nương rẫy hay ruộng đồng… tất cả cõi nước đó, đều được hợp lại thành, bằng bảy thứ chất báu, trang nghiêm và đẹp đ, đất thuần bằng vàng ròng, rộng lớn không lường được. Cõi đó đẹp khác thường, rất trang nghiêm thanh tịnh, thù thắng hơn tất cả, các cõi nước mười phương, khắp hằng sa thế giới, không nơi nào sánh được.                                                   o                                                       

Ngay trong lúc bấy gi, ngài Tôn giả A Nan, nghe Đức Phật nói rồi, liền đứng dậy chắp tay, mà bạch Đức Phật rằng: Kính bạch đức Thế Tôn! Nếu ở trong cõi đó, không có núi Tu Di, thì cõi Tứ Thiên Vương, và cõi trời Đao Lợi, biết trụ vào chỗ nào?

Đức Phật liền bảo rằng: A Nan ông nên biết! Trời Dạ Ma, Đâu Suất, cho đến Tự Tại Thiên, cõi Sắc cõi Vô Sắc, tất cả các cõi kia, họ nương tựa vào đâu? A Nan liền bạch rằng: Kính bạch đức Thế Tôn! Do nghiệp lực tạo nên, không thể nghĩ bàn được.

       Đức Phật lại hỏi rằng: A Nan ông có biết! Với Bất tư nghì nghiệp, ông và đại chúng đây, có thể biết được chăng? Quả báo của thân ông, là bất khả tư nghì, nghiệp báo của chúng sinh, cũng bất khả tư nghì, căn lành của chúng sinh, cũng bất khả tư nghì, thần lực của chư Phật, cũng bất khả tư nghì, thế giới của chư Phật, cũng bất khả tư nghì. Đất nước và chúng sinh, công đức và thiện lực, tâm hành và nghiệp quả, thần lực của chư Phật, tất cả cũng như vậy, đều bất khả từ nghì.

Ngay khi ấy tôn gi, A Nan lại thưa rằng: Kính bạch đức Thế Tôn! Nghiệp nhân và quả báo, không thể nghĩ bàn được. Con đối với Pháp này, thực tín chẳng hoài nghi, vì muốn phá si ám, nghi ngờ của chúng sinh, ở đời vị lai kế, nên mới hỏi đức Phật.                        o                                                                                                     

Đức Phật lại bảo với, tôn giả A Nan rằng: Thần lực và hào quang, Đức Phật A Di Đà, là tối tôn bậc nhất. Quang minh của chư Phật, đều không thể sánh được. Hoặc có hào quang Phật, chiếu xa một hai cõi, hoặc có hào quang Phật, chiếu xa trăm nghìn cõi… còn hào quang đức Phật, A Di Đà Thế Tôn, thì chiếu khắp vô lượng, vô biên các cõi Phật. Quang minh trên đỉnh đầu, của các đức Phật khác, chiếu xa được bảy thước, hoặc chiếu một do tuần, hai, ba, bốn, một trăm, cho đến một cõi Phật. Hào quang các đức Phật, chiếu gần xa như thế, là do công đức lực, và do bản nguyện riêng. Còn hào quang đức Phật A Di Đà chiếu khắp, các cõi ở phương Đông, phương Nam và phương Tây, phương Bắc bốn phương Bàng, phương Trên cùng phương Dưới, sáng hơn cả mặt trời, sáng hơn cả mặt trăng, không khi nào ngăn dứt, vì thế đức Phật kia, còn có pháp hiệu khác, là Vô Lượng Thọ Phật, là Vô Lượng Quang Phật, là Vô Biên Quang Phật, là Vô Ngại Quang Phật, là Vô Đối Quang Phật, là Diệm Vương Quang Phật, là Thanh Tịnh Quang Phật, là Hoan Hỷ Quang Phật, là Trí Tuệ Quang Phật, là Bất Đoạn Quang Phật, là Nam Tư Quang Phật, là Vô Xứng Quang Phật, Siêu Nhật Nguyệt Quang Phật.                          o                                                   

Quang minh của Đức Phật, thường chiếu ra như thế, nếu có chúng sinh nào, gặp được hào quang đó, thì Ba cấu tiêu diệt, Thân, Ý được hòa vui, khiến tâm lành khai phát. Nếu ở trong Tam đồ, là những nơi cực kh, mà gặp quang minh này, thời liền được dừng ngh, không còn bị khổ não, tâm lành được khai m. Sau khi lúc thọ chung, nhờ đó được giải thoát.                   

Quang minh của đức Phật, A Di Đà Thế Tôn, chiếu sáng khắp mười phương, các cõi nước chư Phật, không nơi nào không  thấy. Chẳng những Ta hôm nay, khen ngợi Quang minh ấy, mà hết thảy chư Phật, Thanh Văn cùng Duyên Giác, Bồ Tát khắp mười phương, cũng khen ngợi như thế.                                         

Nếu có chúng sinh nào, nghe được công đức lớn, và sức uy thần lớn, thấy  được quang minh Phật, A Di Đà Thế Tôn, rồi dốc một lòng thành, ngày đêm luôn trì niệm, tùy theo chỗ mình muốn, được sinh về Cực Lạc. Được các chúng Bồ Tát, Thanh Văn đồng khen ngợi, thường luôn hộ niệm cho, và thầm theo giúp cho, khiến đến rốt ráo sau, đều được thành Phật đạo. Được hết thảy chư Phật, trong khắp mười phương cõi, khen quang minh của mình, cũng như Ta hôm nay, khen ngợi quang minh ấy, giống nhau không có khác. Đối với quang minh Phật, A Di Đà Thế Tôn, dù Ta có nói ra, một kiếp cả ngày đêm, cũng không thể hết được, quang minh đức Phật ấy. Bởi thế này A Nan! các ông nên tin hiểu, tín thọ và phụng hành, nguyện sinh Cực Lạc Quốc.      o                                                                                                                       

       Lại nữa này A Nan! Thọ mệnh của đức Phật, A Di Đà Thế Tôn, là vô lượng vô biên, không thể kể xiết được. Dù các loài chúng sinh, trong khắp mười phương cõi, đều được sinh làm người, tu tập theo chính pháp, thành tựu quả Thanh Văn, hay thành bậc Duyên Giác, cùng nhau hợp trí lại, dốc lòng để tính đếm, dù trải muôn ức năm, hoặc là muôn triệu kiếp, cũng không thể tính được, thọ mệnh Đức Phật kia.

Lại có chúng Thanh Văn, và các hàng Bồ Tát, số lượng không kể xiết, thảy đều được thần thông, uy lực chẳng nghĩ bàn, có thể trong bàn tay, cầm nắm được các cõi. Số chúng kia rất nhiều, dù cho Mục Kiền Liên, đệ tử lớn của Ta, chứng thần thông bậc nhất, dùng trí tuệ quán xem, dẫu trải qua nghìn kiếp, hoặc là A tăng kỳ, nhẫn đến Na do tha, hằng hà sa kiếp số, cho đến khi diệt độ, cùng nhau chung lại đếm, cũng không thể biết hết, thọ mệnh đức Phật đó, số lượng là bao nhiêu.

A Nan ông nên biết! thí như nước biển sâu, rộng lớn chẳng thể lường, giả như có một người, đem sợi tơ chia ra, thành một trăm phần nhỏ, rồi đem một phần đó, nhúng với nước biển sâu, chỗ giọt nước nhúng kia, so với nước biển cả, chỗ nào nước nhiều hơn?                

A Nan bạch Phật rằng: Dạ bạch đức Thế Tôn! Chỗ giọt nước nhúng kia, so với nước biển sâu, chẳng thể đem sánh được. A Nan ông nên biết! các ông Mục Kiền Liên, ở trong nghìn muôn ức, na do tha kiếp s, còn có thể đếm được, Thánh chúng trong hội đầu. Ví như giọt nước nhúng, trên đầu của sợi tơ, đem sánh nước biển sâu, chẳng thể nào sánh được. Còn lại số chúng đông, không thể nào tính được, như là nước biển lớn, khắp cả đại dương kia. Tất cả chúng Trời Người, Thanh Văn và Bồ Tát, số đông không thể đếm, thọ lượng cũng vô biên, đều được như đức Phật, thật không thể đếm được.                   o                                                                                                       

Lại nữa này A Nan! Cõi nước Cực Lạc kia, có nhiều hàng cây báu, có cây thuần bằng Vàng, có cây thuần bằng Bạc, hoặc thuần bằng Lưu Ly,  Pha Lê, và San Hô, Xà Cừ cùng Mã Não, các báu đẹp trang nghiêm. Hoặc lại có các cây, bằng hai ba bốn loại, hoặc đủ bảy thứ báu, chung nhau hợp lại thành. Hoặc có cây bằng Vàng, lá hoa quả bằng Bạc; Hoặc có cây bằng Bạc, lá hoa quả bằng Vàng; Hoặc cây bằng Lưu Ly, lá bằng chất Pha Lê; Hoa quả cũng như vậy; Hoặc cây bằng Thủy Tinh, lá bằng chất Lưu Ly, hoa quả cũng như vậy; Hoặc cây bằng San Hô, lá bằng chất Mã Não, hoa quả cũng như vậy; Hoặc cây bằng Mã Não, lá bằng chất Lưu Ly, hoa quả cũng như vậy; Hoặc cây bằng Xà Cừ, lá bằng các chất báu, hoa quả cũng như vậy; Hoặc có thứ cây báu, gốc bằng chất Vàng tía, thân bằng Bạc trắng tinh, cành lá bằng Lưu Ly, nhánh bằng chất Thủy Tinh, lá bằng chất San Hô, hoa bằng chất Mã Não, quả bằng chất Xà C. Các loại cây báu đó, cây, cành, lá, hoa, qu, cùng đắp đổi cho nhau, tạo thành rừng cây báu. Lại các hàng cây báu, sắp hàng hàng thẳng nhau, các thân xoay vào nhau, các cành đều bằng nhau, các lá hướng vào nhau, các hoa thuận đồng nhau, các quả tương xứng nhau, đẹp đẽ và trang nghiêm. Đặc biệt khi gió thổi, cành lá và hoa qu, khẽ lay động vào nhau, từ đó mà phát ra, tiếng âm thanh vi diệu, chẳng thể diễn tả xiết, khiến cho mọi người nghe, đều phát tâm Bồ Đ.                                            o                                                                                                                                     

Lúc bấy giờ đức Phật, lại bảo với đại chúng, và ngài A Nan rằng: Cây Bồ Đề của Phật, ở ngay nơi đạo tràng, cao bốn trăm vạn dặm, rộng năm nghìn do tuần, cành lá tỏa bốn bên, tới hai mươi vạn dặm, tất cả đều là do, các chất báu hợp thành. Dùng Nguyệt Quang Ma Ni, và Trì Hải Bảo Luân, là loại quý báu nhất, để trang nghiêm cây đó. Quang minh trên thân cây, thường chiếu ra tia sáng, cả trăm nghìn ức muôn, hằng hà sa cõi Phật, nhẫn đến khắp mười phương, không nơi nào không chiếu. Gió lay nhẹ vào cây, phát ra các âm thanh, diễn nói Pháp vi diệu, biến khắp cả mười phương. Nếu có ai nghe được, pháp âm vi diệu đó, liền chứng được Pháp nhẫn, và trụ Bất Thoái Chuyển, cho đến khi thành Phật, mọi khổ chẳng đến thân.

Mắt thấy được cây báu, Tai nghe được âm thanh, Mũi ngửi được mùi hương, Lưỡi được nếm vị cây, Thân chạm được quang minh, tâm sẽ vào chính định, trụ bậc Bất Thoái Chuyển, rốt ráo đến thành Phật, rộng độ khắp chúng sinh.                                         o                                              

Lại nữa này A Nan! chúng Trời Người nước kia, nếu thấy được cây đó, thời liền tu chứng được, đầy đủ ba Pháp nhẫn: Một là Âm Hưởng Nhẫn, hai là Nhu Thuận Nhẫn, ba Vô Sinh Pháp Nhẫn, cả ba sớm chứng được. Bởi  cây đó chính là, uy thần và Nguyện lực, đức Phật A Di Đà, mà sinh ra như thế. Vì thế đức Phật kia, phải phát ra đầy đ: Mãn Nguyện Thần Túc Lực, Minh Liễu Đại Nguyện Lực, Kiên Cố Đại Nguyện Lực, và Cứu Kính Nguyện Lực. Viên mãn những nguyện kia, Phật đó lấy pháp hiệu, là Vô Lượng Thọ Phật, là Vô Biên Quang Phật.                               o                                                    

Lại nữa này A Nan! Ví như bậc đế vương, có trăm nghìn âm nhạc, từ Chuyển Luân Thánh Vương, đến cõi Trời thứ sáu, những kỹ nhạc âm thanh, dần dần chuyển hơn lên, gấp nghìn muôn ức lần, âm nhạc cõi Dục giới. Vạn thứ tiếng âm nhạc, của cõi trời thứ sáu, chẳng bằng một pháp âm, từ nơi cây thất bảo, gió lay khẽ phát ra, gấp bội muôn ức phần. Cõi nước ấy cũng có, muôn ức thứ nhạc trời, không đánh mà tự kêu, phát ra tiếng nhiệm màu. Lại tiếng nhạc cõi đó, là vi diệu pháp âm, rất trong trẻo thanh cao, nếu ai mà nghe được, liền đắc thanh tịnh tâm, đến trụ Bất Thoái Chuyển, tinh tiến chẳng thoái lui, thành tựu nguyện Bồ Đ. Vì thế các âm thanh, trong mười phương cõi Phật, không nơi nào sánh được, âm thanh nước Phật kia.                                                        

Lại nữa này A Nan! Giảng đường cùng Tinh xá, Lầu các và Lan can, nơi thế giới Cực Lạc, đều do bảy thứ báu, hòa chung quyện vào nhau, tự nhiên hợp lại thành. Thường lấy báu Trân Châu, báu Minh Nguyệt Ma Ni, giao nhau kết lại thành, để che phủ ở trên. Cung điện của Bồ Tát, và các bậc Thanh Văn, đẹp trang nghiêm rộng lớn, hoặc trụ ở trên không, hoặc trụ nơi đất báu, tùy theo tâm nguyện mình. Trong các cung điện kia, có nơi để giảng Kinh, có nơi để Tọa Thiền, và nơi để Kinh Hành, hoặc nơi để tản bộ, nơi đi dạo thảnh thơi. Tất cả những nơi đó, đều dành cho tu đạo; người chưa chứng Thánh quả, thì khiến cho được chứng, người chưa được chính định, thì khiến cho được định, người trí chưa tỏ ngộ, thì khiến cho tỏ ngộ, nhẫn đến cho chứng được, quả vị Bất Thoái Chuyển, và thành tựu Bồ Đề, rộng độ chúng quần sinh.                                         o                                                                                                                                                  

Ngay khi ấy Đức Phật, lại bảo với đại chúng, và ngài A Nan rằng: Phía ngoài của lầu gác, ở hai bên tả hữu, đều có các ao báu, hoặc rộng mười do tuần, hoặc hai đến ba mươi, cho đến trăm do tuần, dài rộng và nông sâu, tùy loại đều giống nhau. Trong ao luôn đầy nước, tám đức thơm mát sạch, giống như nước Cam lộ, màu nhiệm và tinh khiết. Thành ao bằng vàng ròng, đáy ao bằng cát bạc; Thành ao bằng chất bạc, đáy ao cát vàng ròng; Thành ao bằng Thủy Tinh, đáy bằng cát Lưu Ly; Thành ao bằng Lưu Ly, đáy ao cát Thủy Tinh; Thành ao bằng San Hô, đáy ao cát Hổ Phách; Thành ao bằng Hổ Phách, đáy ao cát Xà C; Thành ao bằng Xà Cừ, đáy ao cát Mã Não; Thành ao bằng Mã Não, đáy ao cát Xà C; Thành ao bằng Ngọc trắng, đáy ao cát Vàng tía; Thành ao bằng Vàng tía, đáy ao cát Ngọc trắng. Hoặc lại có ao báu, hai ba đến bảy chất, chung nhau hợp lại thành, rất trang nghiêm đẹp đ. Ở trên bờ ao báu, đều có cây Chiên Đàn, hoa lá đều tỏa hương, thơm ngát khắp mọi nơi. Những thứ hoa cõi trời, Ưu Bát La màu xanh, Bát Đàm La màu vàng, Câu Mật Đầu màu đ, Phân Đà Lợi màu trắng, các loại hoa đẹp trên, mỗi loại một ánh sáng, loại xanh ánh sáng xanh, loại vàng ánh sáng vàng, loại đỏ ánh sáng đ, loại trắng ánh sáng trắng, rải khắp trên mặt nước.     o                                                                                                                                                         

Chúng Bồ Tát cõi kia, và cả hàng Thanh Văn, mỗi khi vào ao báu, muốn nước ngập tới chân, thì nước liền tới chân, muốn nước ngập tới gối, thì nước liền tới gối, muốn nước ngập tới lưng, thì nước ngập tới lưng, muốn nước ngập tới cổ, thì nước liền tới c, muốn nước rót vào mình, thì nước rót vào mình, muốn nước quay trở lại, nước liền trở lại ngay. Sự điều hòa ấm lạnh, tùy ý muốn tự nhiên, làm sáng tỏ tinh thần, thân căn được sáng đẹp, sạch bóng cả trong ngoài, nước nhiệm màu thanh tịnh, không thể diễn tả hết, thật nhiệm màu bậc nhất. Lại cát báu chiếu sáng, không chướng ngại chỗ nào, làn nước nhỏ chảy quanh, xoay vần rót vào nhau, êm đềm từ từ chảy, chẳng mau cũng chẳng chậm. Sóng nước như trỗi nhạc, phát ra tiếng nhiệm màu, tùy theo chỗ cảm ứng, không ai không được nghe, hoặc nghe tiếng của Phật, hoặc nghe tiếng của Pháp, hoặc nghe tiếng của Tăng, hoặc nghe tiếng Tịch Tĩnh, hoặc tiếng Không, Vô Ngã, tiếng Đại Từ Đại Bi, hoặc tiếng Ba La Mật, hoặc là tiếng Thập Lực, Vô Úy, Bất Cộng Pháp, và các tiếng Thông Tuệ, cùng tiếng Vô Sở Tác, nghe tiếng Bất Khởi Diệt, và tiếng Vô Sinh Nhẫn, tiếng Cam Lộ Quán Đỉnh, cho đến Diệu Pháp Âm, đều hướng đến giải thoát. Các thứ tiếng như thế, tùy theo chỗ người nghe, khiến được Niết Bàn tâm, cùng vô lượng công đức. Tùy thuận nghĩa nhiệm màu, nghĩa ly dục tịch tịnh, cùng là nghĩa chân thực, nghĩa vi diệu pháp môn. Lại thuận theo Tam Bảo, Thập Lực, Vô Sở Úy, và các Pháp Bất Cộng, Pháp nhiệm màu của Phật. Tùy theo chỗ hành đạo, của các bậc Bồ Tát, chúng Thanh Văn thông tuệ, và các chúng mười phương, nghe hiểu và tin nhận, một lòng nguyện được sinh, về cõi tịnh nước kia, tới khi thọ chung thời, thần thức của người đó, gá vào hoa sen báu, mà được thân pháp tính, bất sinh cùng bất diệt. Không bị khổ ba đường, cái tên khổ cũng không, chỉ toàn những niềm vui, tự nhiên theo nguyện khởi, bởi thế cõi nước kia, gọi tên là Cực Lạc.                                  o                                                                           

Lại nữa này A Nan! những người được  vãng sinh, về cõi nước Phật kia, đều đầy đủ sắc thân, cùng âm thanh vi diệu, thần thông và công đức, rất thanh tịnh trang nghiêm. Trụ cảnh giới Vô Vi, và cảnh tịnh Niết Bàn. Chúng Bồ Tát, Thanh Văn, Trời, Người trong cõi đó, trí tuệ rất cao sâu, thần thông được tự tại, thảy đều chung một loại, chẳng có tướng khác nhau. Chỉ vì thuận phương khác, nên có tên Trời, Người. Dung nhan đẹp tuyệt vời, siêu vượt cõi thế gian, tất cả các cõi trời, cùng không thế sánh được. A Nan ông nên biết! ví như kẻ bần cùng, ăn xin ở thế gian, đứng bên cạnh ông Vua, thời dung mạo trong ngoài, sánh ví cùng được chăng?

        A Nan bạch Phật rằng: Dạ bạch đức Thế Tôn! Không thể nào sánh được, vì kẻ nghèo cùng kia, thân gầy còm xấu xí, y phục lại hám dơ, nếu mà đem sánh ví, chẳng thể nào sánh được, vì hai hạng người kia, chỉ có thể nói là, kém rất xa mà thôi. A Nan ông nên biết! Vì sao lại như thế? Vì kẻ nghèo cùng kia, nhân sống ở đời trước, ham tích trữ tiền của, bỏn xẻn chẳng biết cho, tham cầu không biết chán, chẳng tin tu phúc lành, tạo tội nghiệp chướng sâu, đến khi mệnh chung thời, thần thức rất hoang mang, thấy cảnh dữ hiện ra, liền đọa vào ác thú, chịu thống khổ lâu dài. Tội kia vừa được hết, sinh làm kẻ nghèo hèn, cơm ăn chẳng đủ no, áo mặc không đủ ấm, bao sự khổ như thế, do nhân ác tạo thành. Còn với bậc Đế Vương, do ở nhiều kiếp trước, sống nhân từ đức hạnh, thường làm việc giúp đời, tích trữ các thiện căn, chuyên tu các việc lành. Vì thế lúc thọ chung, tinh thần được an vui, cảnh giới lành hiện ra, sinh  vào nhà tôn quý, tự nhiên được đầy đủ, chẳng túng thiếu vật chi.                              

Lại nữa này A Nan! Nếu đem một ông Vua, bậc nhất của thế gian, so sánh với một vị, Đại Chuyển Luân Thánh Vương, thì ông Vua trước kia, cũng như kẻ ăn mày, đứng cạnh Chuyển Luân Vương, không thể đem sánh ví. Vị Chuyển Luân Thánh Vương, uy đức rất tự tại, bậc nhất của thế gian, nếu mà sánh với vua, của cung trời Đao Lợi, thì kém muôn ức phần; Vị Thiên Đế Thích kia, nếu mà sánh với vua, của cõi trời thứ sáu, lại kém muôn ức phần; Vua cõi trời thứ sáu, nếu sánh chúng Thanh Văn, và các hàng Bồ Tát, ở cõi nước Phật kia, thì trăm nghìn muôn ức, vô lượng vô số phần, cũng chẳng bằng một phần, bậc thượng nhân cõi kia.     o                                                                                                              

       Lúc bấy giờ đức Phật, lại bảo với đại chúng, và tôn giả A Nan rằng: Tất cả chúng Trời Người, Thanh Văn và Bồ Tát, đều nương uy thần Phật, được vô lượng công đức, và phúc báo trang nghiêm, bởi thế này A Nan! Đại chúng ở cõi kia, những nơi cung điện , thức ăn uống áo mặc, đồ dùng rất đẹp đ, cùng các thứ hoa hương, các vật dụng tự nhiên, theo tâm liền hiện đến, vượt cõi trời thứ sáu. Nếu đến giờ muốn ăn, thời bát bằng thất bảo, tự nhiên hiện ra trước, hoặc Vàng, Bạc, Lưu ly, hoặc Xà cừ, Mã não, hoặc San hô, Hổ phách, hoặc Minh nguyệt, Trân châu, những thứ báu như thế, tùy ý mình hiện ra, theo tâm nguyện người đến. Các món ăn đồ uống, thanh tịnh và thơm ngon, nếu người muốn được ăn, tự nhiên được đầy đ. Tuy có thức ăn đó, kỳ thực chẳng phải ăn, chỉ lấy sắc nếm hương, trong lòng tự no đ. Thân tâm được nhu nhuyễn, không tham luyến điều gì, xong việc tự biến đi, tới giờ lại hiện đến.

Tất cả những vật dụng, đều xứng người cõi đó, cao thấp hay lớn nh, một hai loại châu báu, nhẫn đến vô lượng báu, chung nhau hợp lại thành, tùy theo ý niệm mình, vừa khởi liền tự đến, xong lại biến mất ngay. Lại đem áo tốt đẹp, bằng các loại châu báu, trải khắp trên mặt đất, để lót làm đường đi. Có vô lượng lưới báu, giăng phủ ở bên trên. Các sợi tơ vàng ròng, buộc với ngọc Chân châu, cùng trăm nghìn báu khác, trang sức rất đẹp đ, chuông linh thòng rủ xuống, gió lay động phát ra, tiếng pháp âm vi diệu, thất nhiệm màu bất nhất. Tất cả những vật đó, đều phóng ánh hào quang, chạm tới thân đại chúng, tâm liền được hòa vui, trụ yên trong chính định, tới ngôi Bất Thoái Chuyển.

A Nan ông nên biết! Cõi nước Cực Lạc kia, gió đức tự nhiên thổi, làm lay động hàng cây, và các mặt lưới giăng, cùng mặt nước hồ sen, mà phát ra tiếng Pháp. Gió đức tỏa mùi hương, màu nhiệm và tinh khiết, nếu ai mà ngửi được, thì tập cấu trần lao, tự diệt chẳng còn sinh, an vui trong chính đạo. Gió chạm đến thân mình, thì tâm được an vui, ví như vị Tỷ Khiêu, chứng được Diệt tận định. Lại gió thổi hoa rơi, đầy khắp cõi Phật kia, tùy theo từng chủng loại, chẳng chung lẫn lộn nhau. Màu sắc các loại hoa, mềm mại và sáng bóng, từ trên cao thả xuống, thật đẹp đẽ vô cùng. Hương thơm các loài hoa, hoặc chung nhau hợp thành, hoặc mỗi thứ một hương, theo gió đức thoảng qua, ngát xông đi các nẻo, khắp cùng cõi nước Phật. Các loại hoa rơi xuống, chân người giẫm đạp lên, lún sâu xuống bốn tấc, khi chân vừa nhấc lên, hoa trở về như cũ, chẳng hư nát chút nào. Hoa cũ vừa dùng xong, đất liền hé mở ra, dần dần tiêu đi mất, không còn dấu vết chi. Tùy theo thời cõi đó, mỗi ngày sáu lần rơi, hoa cũ chưa kịp tàn, hoa mới lại xuống thay. Mỗi ngày thường như thế, trang nghiêm chẳng nghĩ bàn, vì vậy cõi nước kia, gọi tên là Cực Lạc.                                                                                       

A Nan ông nên biết! Cõi nước đức Phật kia, lại có hoa sen báu, đầy khắp cả cõi nước, mỗi hoa sen báu đó, có trăm nghìn ức cánh, trang nghiêm và đẹp đ. Ánh sáng từ cánh hoa, có vô lượng thứ màu: Màu xanh ánh sáng xanh, màu vàng ánh sáng vàng, màu trắng, hồng, đỏ, tía, màu nào ánh sáng ấy. Ánh sáng của hoa sen, sáng hơn cả mặt trời, sáng hơn cả mặt trăng, trong mỗi một cánh hoa, phát ra ba mươi sáu, trăm nghìn ức tia sáng. Trong mỗi một tia sáng, hiện ra ba mươi sáu, trăm nghìn ức hóa Phật, mỗi một đức hóa Phật, thường phóng ánh hào quang, chiếu khắp mười phương cõi, diễn nói Pháp nhiệm màu, mọi người đều thích nghe. Các đức hóa Phật kia, đồng khuyến dụ hải chúng, ở khắp chốn mười phương, trở về nơi chính đạo.     o                                                                                                                                                          

Ngay khi ấy Đức Phật, lại bảo với đại chúng, và ngài A Nan rằng: Cõi nước Cực Lạc của, đức Phật A Di Đà, không có những nỗi khổ, chỉ toàn những niềm vui, không có cảnh sáng tối, hay năm, tháng, ngày gi. Nếu có chúng sinh nào, được sinh về cõi đó, thảy đều được trụ vào, nơi pháp Chính Định Tụ. Vì sao lại như thế? Vì ở trong cõi nước, đức Phật A Di Đà, không có kẻ tà kiến cùng kẻ tâm bất định, tâm si mê tăm tối. Mười phương các đức Phật, nhiều như cát sông Hằng, tất cả đều khen ngợi, uy thần và công đức, của Đức Phật Di Đà, chẳng thể nghĩ bàn được. Nếu có chúng sinh nào, nghe được danh hiệu Ngài, hoan hỷ dốc lòng tin, cho đến trong một niệm, chuyên tu và hồi hướng, nguyện sinh về nước kia, thời liền được vãng sinh, trụ bậc Bất Thoái Chuyển, cho đến khi thành Phật, không bị lay động nữa. Trừ những kẻ tàn ác, gây tạo tội ngũ nghịch, cùng phỉ báng Chính Pháp, mới chẳng được sinh v.                                                      o         

Lại nữa này A Nan! có hằng hà sa số, thế giới ở phương Đông, trong mỗi một thế giới, đều có các đức Phật, mỗi mỗi các đức Phật, phóng vô lượng hào quang, và hiện ra tướng lưỡi, dài rộng khắp đại thiên, mà đồng khen ngợi rằng: Đức Phật Vô Lượng Thọ, thành tựu công đức lớn, siêu vượt cả mười phương, chẳng thể nghĩ bàn được, thật thù thắng bậc nhất. Lại có hằng hà sa, các đức Phật phương Nam, phương Tây cùng phương Bắc, bốn phương bàng, phương trên, và ở phương bên dưới, cũng đều hiện tướng lưỡi, dài rộng khắp đại thiên, đồng khen ngợi như thế.

A Nan ông có biết! vì sao lại như thế? Vì các Đức Phật kia, muốn cho hết thảy chúng, ở khắp cả mười phương, được thấy nghe danh hiệu, Đức Phật A Di Đà, để phát khởi tín tâm, xưng Danh và khen ngợi, thụ trì được mười câu, nhẫn đến trong một niệm, người ấy khi lâm chung, được đức Phật Di Đà, và các hàng Thánh chúng, hiện ra ngay trước mắt, phóng kim quang tiếp dẫn, người đó theo sau Phật, tùy nguyện được vãng sinh, xa lìa mọi thống kh.                   o                                                                                                                      

Lúc bấy giờ Đức Phật, lại bảo với đại chúng, và ngài A Nan rằng: Chúng nhân thiên ở khắp, trong mười phương thế giới, nếu ai muốn phát nguyện, sinh về cõi nước kia, thời gồm có ba phẩm, đều là nơi tốt đẹp.

Phẩm thượng cõi đó là: những người lìa tham dục, xuất gia làm Sa Môn, phát đại Bồ Đề tâm, một lòng chuyên nhớ nghĩ, đức Phật Vô Lượng Thọ, tu mọi công đức lành, nguyện sinh về nước kia, được công đức vô lượng. Những hạng người như thế, đến lúc thọ chung thời, được đức A Di Đà, cùng với hàng Thánh chúng, hiện thân ra ở trước, phóng vô lượng hào quang, thần thức của người kia, liền theo sau đức Phật, vãng sinh về Cực Lạc, ở trong hoa Sen báu, tự nhiên hóa sinh ra, trụ bậc Bất Thoái Chuyển. Trí tuệ và thần thông, của những người phẩm ấy, thật bất khả tư nghì, tự tại trong các pháp. Vì thế này A Nan ! Nếu có chúng sinh nào, trong một đời muốn thấy, đức Phật Vô Lượng Thọ, thời phải nên phát tâm, Vô thượng đại Bồ Đ, nguyện sinh về nước kia, sẽ sớm được thành tựu.    o                                                                                   

        Lại nữa này A Nan! Bậc trung cõi đó là: Chư Thiên và nhân dân, trong mười phương thế giới, nếu có ai dốc lòng, nguyện sinh về nước kia, dù chưa làm Sa Môn, nhưng làm nhiều công đức, phát đại Bồ Đề tâm, một lòng chuyên nhớ nghĩ, đức Phật Vô Lượng Thọ, tu trì trai giữ giới, khởi lập Chùa Tháp Tượng, in ấn ba Tạng Pháp, cúng dàng bậc Sa Môn, treo phan phướn đốt đèn, rải hoa và thiêu hương, đem những công đức đó, nguyện sinh về nước kia. Người đó lúc lâm chung, được đức Vô Lượng Thọ, hóa hiện ra thân Phật, tướng hảo và quang minh, cũng giống như chân Phật, cùng với các đại chúng, hiện ra trước người đó, phóng vô lượng hào quang. Thần thức của người đó, liền theo sau hóa Phật, vãng sinh về nước kia, trụ vào hoa Sen báu, hoa nở liền thấy Phật, tâm được đại an vui, lại được nghe chính pháp, liền trụ ngôi Bất Thoái. Trí tuệ và công đức, thần thông và biện tài, gần giống bậc Sa Môn, được sinh về phẩm thượng.                                                o                                                                               

Lại nữa này A Nan! Bậc hạ cõi đó là: Chư Thiên và nhân dân, trong mười phương thế giới, nếu có ai dốc lòng, nguyện sinh về nước kia, nhưng nhân duyên chưa đ, để làm công đức lành, thì phải mau phát tâm, tùy hỷ và gần gũi, các bậc đại Sa Môn, bậc trí tuệ biện tài, tu lâu trong chính pháp, bảo cho cách phát tâm, quy y và giữ giới, làm trọn mười điều lành, và các pháp thiện khác, phát tâm nguyện trì danh, đức Phật Vô Lượng Thọ, nhẫn đến trong mười niệm, đem những công đức ấy, cầu sinh về Cực Lạc, thảy đều được như nguyện. Người đó lúc lâm chung, được thấy Phật Di Đà, và Quán Âm, Thế Chí, cùng Thánh chúng cõi kia, hóa hiện ra trước mắt, tiếp dẫn cho người đó, được sinh về Cực Lạc, chỉ trong thời gian ngắn. Công đức và trí tuệ, của những hạng người này, gần bằng với bậc trung, công đức thật vô lượng.                                            o    

Lúc bấy giờ Đức Phật, lại bảo với đại chúng, và ngài A Nan rằng: Đức Phật A Di Đà, có sức uy thần lớn, công đức và trí tuệ, thật chẳng thể nghĩ bàn. Có vô lượng vô biên, vô số các Đức Phật, ở khắp trong mười phương, thế giới đều khen ngợi. Lại có các Bồ Tát, Thanh Văn nhiều vô s, ở khắp các cõi Phật, từ phương Đông đi đến, chỗ đức Vô Lượng Thọ, mà cung kính cúng dàng. Các hàng đại Bồ Tát, và chúng Thanh Văn đó, khéo lãnh nhận các pháp, khéo truyền bá chính pháp, phân thân ra vô số, để giáo hóa chúng sinh. A Nan ông nên biết ! Chư Phật và  Thánh chúng, ở khắp phía phương Nam, phương Tây và phương Bắc, bốn phương bàng, phương trên, phương dưới cũng như thế. Khi ấy đức Thế Tôn, liền nói bài tụng rằng:                o                                                

Các cõi Phật phương Đông,

Nhiều như cát sông Hằng.

Đồng thuyết diệu pháp âm,

Xưng tán Vô Lượng Thọ.

Nam, Tây, Bắc bốn phương,

Thượng, Hạ cũng như vậy.

Lại có chúng Bồ Tát,

Và các hàng Thanh Văn.

Ở khắp mười phương cõi,

Đến lễ Phật Di Đà.

Tất cả chúng Bồ Tát,

Đều đem hoa Trời đẹp.

Áo báu, hương vô giá,

Cúng Phật Vô Lượng Thọ.

Khắp nơi nổi nhạc trời,

Tiếng hòa nhã thanh thoát.

Khen ngợi bậc Tối Thắng,

Cúng dàng đấng Túc Tôn.

Cứu kính thần thông tuệ,

Chứng nhập sâu pháp môn.

Đầy đủ tạng công đức,

Cõi thế chẳng ai bằng.

Trí tuệ tựa mặt trời,     

Phá tan mây sinh t.

Công đức tựa biển sâu,

Chẳng ai đo lường được.

Vì thế nhiễu ba vòng,

Cúi đầu đỉnh lễ Phật.

Thấy cõi nghiêm tịnh kia,

Nhiệm màu không tả xiết.

Liền phát Vô thượng tâm,

Nguyện cõi con cũng vậy.

Khi ấy Đức Di Đà,

Kim dung hiện mỉm cười.

Hào quang từ miệng ra,

Chiếu khắp cả mười phương.

Rồi xoay chiếu thân Ngài,

Ba vòng vào đỉnh Phật.

Tất cả chúng Trời, Người,

Nhìn thấy ánh quang kia.

Trong lòng đều hoan hỷ,

Chứng ngôi Bất Thoái Chuyển.

Lời Phật như sấm vang,

Dùng tám tiếng nhiệm màu.

Thụ ký hàng Bồ Tát,

Hãy lắng nghe cho khéo.

Chính sĩ mười phương tới,

Phật đều biết nguyện họ.

Chí cầu cõi nghiêm tịnh,

Thụ ký cho thành Phật.

Biết rõ tất cả pháp,

Như mộng huyễn tiếng vang.

Như sương, như điện chớp,

Liền phát thệ nguyện lớn.

Đầy đủ mọi công đức,

Quyết thành như Cực Lạc.

Thông suốt mọi Pháp tính,

Hết thảy không, vô ngã.

Chuyên cầu tịnh cõi Phật,

Quyết thành như Cực Lạc.

Phật dạy các Bồ Tát,

Gần đức Vô Lượng Thọ.

Nghe pháp vâng tu hành,

Sẽ được cõi thanh tịnh.

Đến cõi thanh tịnh kia,

Sớm được các thần thông.

Và đức Vô Lượng Thọ,

Thụ ký cho thành Phật.

Sức bản nguyện Phật đó,

Nghe Danh nguyện vãng sinh.

Thảy đều đến cõi kia,

Chứng quả vị Bất Thoái.

Bồ Tát lập thệ nguyện,

Mong cõi mình không khác.

Nguyện độ khắp chúng sinh,

Tiếng vang khắp mười phương.

Vâng thờ ức đức Phật,

Thường cung kính cúng dàng.

Biến hóa đi các cõi,

Lại trở về nước mình.

Nếu người kém thiện tâm,

Chẳng được nghe Kinh này.

Người trai giới thanh tịnh,

Mới được nghe Kinh này.

Người từng thấy Thế Tôn,

Mới tin được Kinh này,

Khiêm, kính, nghe, vâng làm,

Được tâm đại hoan h.

Kẻ kiêu, mạn, biếng lười,

Khó tin được Kinh này.

Đời trước thấy chư Phật,

Mới tin được Kinh này.

Bồ Tát và Thanh Văn,

Chẳng biết được tâm Phật.

Ví như kẻ mù lòa,

Chẳng thể dẫn đường được.

Biển trí của Như Lai,

Rộng sâu không bờ bến.

Nhị thừa chẳng lường được,

Duy Phật mới biết rõ.

Giả như hết thế gian,

Đều tu hành đắc đạo.

Tuệ sạch biết vốn không,

Trải nghìn muôn ức năm.

Muốn xét về trí Phật,

Cũng không thể biết được.

Phật tuệ không ngằn mé,

Rất thanh tịnh như thế.

Thọ mệnh rất khó được,

Gặp Phật càng khó hơn.

Người có tín tuệ khó,

Nghe pháp mừng chẳng quên.

Luôn nhớ niệm tinh tiến,

Được vô lượng công đức.

Cùng Phật làm bạn hiền,

Bởi thế nên phát tâm.

Cõi đời đầy đau khổ,

Phải mau cầu chính pháp.

Quyết chứng thành Phật đạo,

Rộng độ các chúng sinh.               o                                         

Đức Phật lại bảo với tôn giả A Nan rằng: Chúng Bồ Tát cõi kia, đều là bậc rốt ráo, một đời sẽ thành Phật, độ vô lượng chúng sinh. Chỉ trừ những người có, bản nguyện riêng của mình, siêng tu mọi công đức, lập đại thệ nguyện sâu, muốn thành tựu viên mãn, độ khắp cả chúng sinh.

A Nan ông nên biết! Chúng Thanh Văn cõi kia, ánh sáng nơi thân mình, thường phát ra trên thân, chiếu xa một do tuần, còn hào quang Bồ Tát, chiếu xa trăm do tuần. Có hai vị Bồ Tát, đứng đầu trong Thánh chúng, uy thần và quang minh, chiếu soi khắp tất c, mười phương vô lượng ức, cõi đại thiên thế giới.                   

A Nan bạch Phật rằng: Dạ bạch đức Thế Tôn! Hai vị Bồ Tát kia, danh hiệu Ngài là gì, tu tập pháp lành gì, mà được đại thần thông, công đức nhiều như thế?                                                   

Đức Phật liền bảo rằng: Một là Quán Thế Âm, hai là Đại Thế Chí, hai vị Bồ Tát đó, khi còn ở cõi này, tu các hạnh Bồ Tát, tới khi mệnh chung thời, được sinh về Cực Lạc, được công đức như thế.

A Nan ông nên biết! Nếu có chúng sinh nào, được sinh về cõi kia, thảy đều được đầy đủ, ba mươi hai tướng tốt, và vô lượng tướng hảo, để trang nghiêm thân mình. Trí tuệ được viên mãn, khéo thâm nhập pháp môn, thấu suốt chỗ nhiệm màu, được thần thông tự tại, mọi căn lành sinh khởi, không bị thoái chuyển nữa. Người nào căn lành kém, thời được hai pháp nhẫn: một là Âm Hưởng Nhẫn, hai là Nhu Thuận Nhẫn; còn những người lợi căn, sớm được Vô Sinh Nhẫn, số đó nhiều vô số, vô lượng chẳng thể tính.                                    

A Nan ông nên biết! Những vị Bồ Tát đó, cho đến khi thành Phật, chẳng bị đọa ác thú, sức thần thông tự tại, biết rõ đời trước mình, và đời trước chúng sinh. Trừ người sinh phương khác, cõi đời ác ngũ trược, thị hiện cùng chúng sinh, ở trong những cõi ấy, tùy duyên mà hóa độ, giống như cõi Ta đây.                                         o                                                                         

Lại nữa này A Nan! Bồ Tát cõi nước kia, vâng uy thần của Phật, trong khoảng một bữa ăn, đi khắp mười phương cõi, để cung kính cúng dàng, các đức Phật Thế Tôn. Tùy theo tâm niệm mình, vô số vật cúng dàng, liền đó mà hiện ra, như hoa hương kỹ nhạc, lọng, lụa, cờ, phan, phướn và các loại châu báu, tốt đẹp lạ uy nghiêm, cúng dàng vô số Phật. Những vật cúng dàng kia, ở giữa trên hư không, liền hóa thành lọng hoa, đẹp sáng trưng rực r. Hoa đó có chu vi, lớn đến bốn trăm dặm, dần dần chuyển gấp lên, che khắp cả đại thiên, khi hoa sau vừa tới, hoa trước tự hóa đi. Những vị Bồ Tát đó, nét mặt đầy hoan h, trụ giữa khoảng hư không, dùng âm thanh nhiệm màu, cùng với nhạc cõi trời, khen ngợi công đức Phật. Sau khi cúng dàng rồi, liền được nghe kinh pháp, từ nơi các đức Phật, sinh tâm đại hoan h. Được pháp hoan hỷ rồi, liền trở về nước mình, trong khoảng thời gian ngắn, chỉ chừng thời bữa ăn, được vô lượng công đức, thật chẳng thể nghĩ bàn.                    o                                                                                                        

Lúc bấy giờ đức Phật, lại bảo với đại chúng và ngài A Nan rằng: Đức Phật Vô Lượng Thọ, vì các hàng đại chúng, Bồ Tát và Thanh Văn, ở giảng đường Thất bảo, rộng tuyên bày chính đạo, diễn xướng pháp bậc nhất, khiến cho hết tất cả, hiểu được lý nhiệm màu. Tức thời ở bốn phương, tự nhiên gió khởi lên, thổi qua hàng cây báu, phát ra năm thứ tiếng, nghe an vui bậc nhất, siêu thắng hơn tất c. Lại từ trên không trung, có vô lượng hoa đẹp, theo gió tản khắp nơi, tự nhiên cúng dàng Phật. Tất cả hàng chư Thiên, đều đem trăm nghìn th, hoa hương và âm nhạc, bậc nhất của cõi trời, để cúng dàng đức Phật, A Di Đà Thế Tôn, cùng các hàng Bồ Tát, và Thanh Văn Thánh chúng. Mọi người đi qua lại, lần lượt có trước sau, tuần tự cúng dàng rồi, đều được tâm hoan h. A Nan ông nên biết, chúng Bồ Tát mười phương, được sinh về cõi đó, ai cũng giảng thuyết được, thường tuyên dương chính pháp, tùy theo trí tuệ mình, không trái cũng không lỗi, với chính pháp của Phật. Ở cõi đức Phật kia, đối với muôn sự vật, không có tâm ngã sở, không có lòng đắm nhiễm. Muốn khởi thân qua lại, nhẹ nhàng tự bay đi, theo tâm được tự tại, không có chướng ngại chi. Không một chỗ ràng buộc, không thấy có đây kia, không cạnh tranh tạo tác, không nhân ngã bỉ th. Đối với các chúng sinh, luôn khởi tâm đại bi, thường thường đi giáo hóa, lợi ích cho tất c. Nhẹ nhàng và lân mẫn, không một chút giận hờn, tâm thanh tịnh che chở, không một chút biếng lười. Tâm Bình Đẳng bao dung, Tâm Thắng Giải siêu vượt, Tâm Thiền Định kiên cố và Thâm Tâm chính trực, Tâm mến ưa nghe pháp, Tâm an vui cùng pháp, nên diệt hết ưu phiền, xa lìa mọi đường ác. Chỗ tu hành rốt ráo, của các hàng Bồ Tát, được vô lượng công đức, và thành tựu tất c, thường vào thiền định sâu, trí tuệ luôn sáng t, được thần thông tự tại, chẳng thể suy lường được. Tâm nương theo Chính pháp, dốc lòng để chuyên tu, được Nhục nhãn sáng tỏ, thấu suốt vô biên cõi. Thiên nhãn lại hơn kia, chẳng thể suy lường được. Pháp nhãn quán thấu hết, tận cùng các lý đạo. Tuệ nhãn thấy tất cả, dẫn dắt tới bờ kia. Phật nhãn thì thanh tịnh, thấu hiểu mọi Pháp tính. Dùng vô ngại biện tài, vì người mà diễn thuyết. Quán tam giới như nhau, rỗng không không chướng ngại. Chí mong cầu Phật Pháp, đầy đủ mọi công đức, diệt trừ hết ách nạn, phiền não của chúng sinh.          o   

Lại nữa này A Nan! Từ Như Lai sinh ra, nên hiểu đúng như Pháp, khéo biết các phương tiện, ý nghĩa Tập, Diệt đế. Chẳng ưa tiếng thế gian, vui nơi lời chân thật. Siêng tu mọi căn lành, chí sùng tin Phật đạo. Biết rõ tất cả pháp, đều vẳng lặng nhất như. Đối với cả hai loại, phiền não và sinh thân, đều diệt hết không còn, có chút chướng ngại chi. Nghe pháp sâu thâm diệu, chẳng khởi một chút nghi. Thường hay phát đại tâm, từ bi để tu hành. Lấy pháp sâu màu nhiệm, che chở cho các cõi, rốt ráo đạo Nhất thừa, đưa tới nơi bờ kia. Quyết dứt mọi lưới nghi, cho tuệ tâm phát khởi. Đối với Pháp của Phật, bao dung được tất c. Trí tuệ như biển lớn, Tam muội tựa Sơn vương. Tuệ quang được trong sạch, thường phóng ánh sáng lớn, sáng hơn cả mặt trời, sáng hơn cả mặt trăng. Những vị Bồ Tát đó, được pháp tịnh của Phật, trọn đủ không khuyết thiếu, ví như đại Tuyết Sơn, chiếu soi các công đức, đều một màu trắng sạch.

Lại nữa cõi đại địa, không phân biệt sạch nhơ, tốt đẹp hay xấu xí. Cũng giống như nước sạch, gột rửa các bụi trần, không còn chút nhuốn nhơ, luôn thanh tịnh bậc nhất. Lại ví như lửa thần, đốt tiêu tan hết thảy, mọi củi phiền não ác, đốt cháy không còn chi. Lại như trận gió lớn, thổi khắp cõi đại thiên, không nơi nào ngăn được, quét sạch đi tất c. Cũng giống như hư không, đối với tất cả vật, không đắm chấp chỗ nào, tùy đến đi tự tại. Ví như các loài Sen, ở trong vũng bùn nhơ, mà chẳng bị nhiễm ô, cho hương hoa thơm đẹp. Lại ví như Xe lớn, chuyên chở được nhiều người, thoát khỏi nơi tầng mây, tiếng Sấm Pháp vang rền, giác ngộ kẻ còn mê, được quay về bờ giác. Lại như trận mưa lớn, rưới nước Pháp cam lộ, thấm nhuần các chúng sinh, khiến cho được tự tại. Lại như núi Kim Cương, chúng ma và ngoại đạo, cùng nhau hợp sức lại, không thể phá hoại được. Lại như vua Phạm Thiên, đối với các Pháp lành, thường hành và làm theo, là điều tôn quý nhất. Như cây Ni Câu Luật, bóng che trùm khắp c, vượt hẳn các loài cây, chẳng cây nào sánh được. Lại như hoa Ưu Đàm, hiếm có ở trên đời, rất lâu mới được gặp, nếu gặp được an vui. Như loài Kim Xí Điểu, bay cao hơn tất c. Lại như loài Trâu chúa, có sức mạnh phi thường. Lại như loài Tượng Vương, điều phục được tất c. Như loài chúa Sư Tử, không sợ loài vật nào.

Đức đại từ lồng lộng, trống rỗng như hư không, diệt hết mọi thắng thua, chẳng sợ kẻ hơn mình, thường cầu nơi chính Pháp, chưa từng thấy ngừng nghỉ, thường ưa giảng thuyết rộng, không sinh tâm mỏi mệt, thường giáo hóa chúng sinh. Lại thường đánh trống Pháp, và hay dựng cờ Pháp, rọi đuốc sáng Trí tuệ, phá tan lưới Vô minh. Ham tu Lục Hòa kính, thí pháp chẳng biếng lười, chí dũng mãnh tinh tiến, tâm không hề thoái nhược. Là ruộng phúc tối thắng, thường làm thầy dẫn đường, bình đẳng không ghét yêu, không có tâm bỉ th. Lòng vui nơi chính đạo, không nhàn rỗi mừng lo, nhổ sạch gai ái dục, để an ổn chúng sinh. Công đức rất thù thắng, tất cả đều tôn vinh. Diệt hết ba nghiệp chướng, được du hí thần thông. Nhân lực và Duyên lực, Ý lực và Nguyện lực, cùng với Phương tiện lực, Thường lực và Thiện lực, Định lực và Tuệ lực, cùng với Đa văn lực, Thí, Giới, Nhẫn nhục lực, Tinh tiến, Thiền định lực, cùng với Trí tuệ lực, Chính niệm Chỉ Quán lực. Mọi Thần lực thông tỏ, đúng như pháp điều phục, mọi nghiệp lực chúng sinh, hết sạch chẳng còn chi. Những thần lực như thế, tất cả đều đầy đ. Thân tướng được tốt đẹp, đủ công đức biện tài, trang nghiêm không khuyết thiếu, cõi thế chẳng ai bằng. Thường cung kính cúng dàng, vô lượng các đức Phật, và được các đức Phật, đều cùng nhau khen ngợi, rốt ráo đủ muôn hạnh, lục độ của Bồ Tát. Tu các pháp Tam muội, Không, Vô tướng, Vô nguyện, các môn Tam muội đó, chẳng sinh cũng chẳng diệt, xa lìa mọi địa vị, Thanh Văn và Duyên Giác.

A Nan ông nên biết! Các vị Bồ Tát kia, thành tựu được vô lượng, vô biên các công đức, như Ta vừa nói trên, đó mới chỉ lược qua, nếu mà nói rộng ra, thời trải qua trăm nghìn, muôn kiếp không cùng tận.                               o

  

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

VÔ LƯỢNG TH

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH

BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH.

 

                  Hết Quyển Trung       O O O

 


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.